Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: tàu (Page 1 of 3)

Ấn Độ: thân Nga, cần Mỹ, ghét Hồi và sợ Trung Cộng

Ngay sau khi Nga xâm lăng Ukraine, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã có ba cuộc bỏ phiếu:

  1. Ngày 25/2/2022, Hội Đồng Bảo An LHQ (United Nations Security Council) với 15 thành viên1, họp để thông qua nghị quyết nhằm chấm dứt khủng hoảng tại Ukraine.

    Nga bỏ phiếu phủ quyết (veto) nghị quyết này2. Ngoài ra còn có 11 phiếu thuận và 3 phiếu khiếm diện (abstained: không thuận mà cũng không chống) của Ấn Độ, Tàu và the United Arab Emirates (UAE). 

  2. Ngày 04/3/2022, Hội Đồng Nhân Quyền (Human Rights Council), với 47 thành viên, họp để thông qua nghị quyết thành lập ủy ban điều tra những vi phạm nhân quyền của Nga trong chiến tranh tại Ukraine.

    Nghị quyết này được thông qua với 32 phiếu thuận, 2 phiếu chống (của Nga và Eritrea) và 13 phiếu khiếm diện3.

  3. Ngày 07/4/2022, Đại Hội Đồng (General Assembly) bỏ phiếu quyết định ngưng không cho Nga có mặt trong Hội Đồng Nhân Quyền (to suspend Russia from the Human Rights Council).

    Kết quả:  93 phiếu thuận, 24 phiếu chống, và 58 phiếu khiếm diện4.

    • Trong 24 phiếu chống có Bắc Hàn, Cuba, Iran, Nga, Syria, Tàu và Việt Nam.
    • Trong 58 phiếu khiếm diện có Ai Cập, Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Ba Tây, Cambodia, Hồi Quốc, Iraq, Jordan, Kuwait, Mã Lai, Mễ, Nam Dương, Nam Phi,  Qatar, Singapore, Thái Lan và UAE.

Continue reading

Điều gì sẽ đẩy Trung Hoa đến chỗ động binh khởi chiến?

Cuộc chiến tranh lạnh đã đang diễn ra. Câu hỏi được đặt ra là liệu Washington có thể làm Bắc Kinh chùn bước để không khởi động cuộc chiến tranh nóng hay không.

Bên trên là phần được trích dẫn trong bài báo What Will Drive China to War? đăng trên The Atlantic ngày 01/11/2021. Xin được giới thiệu bài phân tích này của hai tác giả Michael Beckley và Hal Brands.

Michael Beckley là Jeane Kirkpatrick Visiting Fellow tại American Enterprise Institute (AEI). Nghiên cứu của ông tập trung vào sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, và ông là associate professor tại Đại học Tufts.

Hal Brands là senior fellow tại AEI. Ông nghiên cứu về chính sách đối ngoại và chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ, và ông là Henry A. Kissinger Distinguished Professor của Global Affairs tại Johns Hopkins School of Advanced International Studies.


Continue reading

Có thể nào cứu vãn được tuần trăng mật ngắn ngủi của Biden với Âu châu?

Đối với Âu châu, lễ nhậm chức của ông Biden báo hiệu một khởi đầu mới mẻ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Họ công khai hoan nghênh ông Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump. Tổng thống Biden đã nói với các nhà lãnh đạo Âu châu: “Hãy để tôi xóa bỏ bất cứ nghi ngờ nào còn sót lại: Hoa Kỳ sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Liên minh Âu châu và các thủ đô trên khắp lục địa, từ Rome đến Riga, để đáp ứng với những thách thức chung mà chúng ta phải đối diện.”1

Nhưng với cuộc rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021, phản ứng của Âu châu có thể được tóm tắt qua tựa đề của bài báo đăng trên politico.eu: “Mất tin tưởng và phản bội: Âu châu phản ứng trước sự ‘tính toán sai lầm’ của Biden ở Afghanistan”2.

Và vừa qua, với hiệp ước quân sự AUKUS, được ký kết giữa Úc, Anh và Mỹ, đã tạo ra sự phẫn nộ từ Pháp và một số đồng minh EU. Trong cuộc phỏng vấn với radio France Info, Ngoại trưởng Pháp Le Drian đã nói: “Đây không phải là điều mà các đồng minh đối xử với nhau. Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể tiên liệu được này nhắc tôi nhớ rất nhiều đến những gì ông Trump thường làm.”3

Qua “tuần trăng mật” ngắn ngủi với chính quyền Biden, Âu châu đã nhận ra có nhiều “tương đồng” giữa “America First” của Trump và “America is back” của Biden. Và nhất là đã có dấu hiệu Mỹ “chuyển trục” sang Á châu Thái Bình Dương. Xin mời quý vị đọc phần chuyển ngữ của bài báo Can Biden’s short-lived honeymoon with Europe be salvaged? của Melissa Rossi, đăng trên Yahoo!News ngày 24/9/2021.


Continue reading

Hiệp ước AUKUS: Âm hưởng chiến lược to lớn và lâu dài


Ngày 15/9/2021, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã công bố sự ra đời của hiệp ước an ninh AUKUS.

Ngày 16/9/2021, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Hoa Zhao Lijian chỉ trích AUKUS có “não trạng kẻ thắng người bại (zero-sum mentality) lỗi thời của Chiến tranh Lạnh và nhận thức hẹp hòi về địa lý chính trị” đã “làm thêm căng thẳng” cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và gây nguy hại cho nỗ lực ngăn ngừa việc gia tăng vũ khí hạt nhân.

Ngày 17/9/2021, Pháp triệu hồi đại sứ tại Mỹ và Úc về để “tham khảo.” Pháp tố cáo Tổng Thống Biden đã đâm sau lưng họ và xử sự giống như người tiền nhiệm Donald Trump sau khi Paris bị đẩy ra khỏi hợp đồng cung ứng tàu ngầm cho Úc.

Xin mời đọc phần chuyển ngữ “Hiệp ước AUKUS: Âm hưởng chiến lược to lớn và lâu dài” của bài báo The strategic reverberations of the AUKUS deal will be big and lasting đăng trên The Economist, London ngày 19/9/2021.


Continue reading

Âu châu trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan

Thứ Hai, 30/8/2021, Đại Tướng Kenneth F. McKenzie, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung ương Hoa Kỳ (U.S. Central Command) tại Tampa, Florida, loan báo chiếc máy bay cuối cùng của Hoa Kỳ đã rời Afghanistan lúc 3:29 giờ chiều ET, hoặc 11:59 giờ đêm giờ của Kabul, vào ngày 30/8/2021. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt việc Hoa Kỳ trực tiếp can thiệp quân sự vào Afghanistan từ sau biến cố Sept. 11, 2001. Sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan cũng kéo theo một loạt những phản ứng dây chuyền khác.

Xin giới thiệu bài viết The fall of the Afghan government and what it means for Europe đăng trên website của Hội đồng Âu châu về Đối ngoại (European Council on Foreign Relations, ECFR) o ngày 25/8/2021. Bài viết này là đóng góp cúa nhiều chuyên gia trong ECFR về việc Taliban chiếm quyền tại Afghanistan sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với các quốc gia và khu vực trên thế giới: Âu châu, Hoa Kỳ, Trung Đông, Nga, Tàu, Iran, Thổ Nhĩ Kỹ và the Sahel.


Continue reading

Afghanistan: Một bẫy sập cho Trung Cộng?

Theo nhận định của nhiều giới chức của Tàu, thì Hoa Kỳ đang trên đà suy thoái (decline) sau nhiều biến động thế giới cũng như những lỗi lầm hay mâu thuẫn nội tại không giải quyết được. Và người Tàu tận dụng mọi cơ hội, phương tiện, và thủ đoạn để “tranh thủ” vượt qua và thay thế Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo thế giới.

Sau khi Hoa Kỳ rút lui khỏi Afghanistan trong tháng 8/2021, thì ứng viên sáng giá nhất để thay thế Hoa Kỳ tại đây không còn ai khác ngoài Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Xem ra, Trung Cộng đã “lấy” được Afghanistan mà không cần bắn một phát súng – một Victory Without War. Và rồi, dù muốn hay không, quả “bóng lửa” Afghanistan cũng sẽ lăn qua đến sân bóng của Trung Cộng.

Để tìm hiểu thêm về suy nghĩ của Trung Cộng đối với Afghanistan, xin mời đọc bài tường trình ‘Do not fall into this trap’: Taliban takeover leaves China uncertain about Afghanistan (‘Đừng rơi vào bẫy này’: Sự chiếm hữu của Taliban khiến Trung Hoa cảm thấy bất định về Afghanistan) của Alice Su – Chánh văn phòng tại Bắc Kinh (Beijing Bureau Chief) của Los Angeles Times, phát hành ngày 18/8/2021.


Continue reading

Trường Trận: Chiến lược Quy mô của Tàu để Thay thế Trật tự của Mỹ

Ngày 02/8/2021 vừa qua, Brookings Institution, một think tank của Hoa Kỳ, thành lập năm 1916, đã có bài tiểu luận giới thiệu quyển sách The Long Game: China’s Grand Strategy To Displace American Order, tác giả Rush Doshi.

Theo Kevin Rudd, Chủ tịch Asia Society và cựu Thủ tướng Úc: “The Long Game đem đến phần lớn những gì thiếu vắng trong cuộc tranh luận về quan hệ Mỹ-Hoa: Cái nhìn sâu sắc về bản chất của hệ thống và chiến lược theo Lenin của Trung Hoa.

Theo Graham Allison, Professor of Government, Harvard Kennedy School: “Quyển sách cần phải đọc đối với bất cứ ai đang đánh vật với China Challenge. Việc Doshi phân tích cẩn thận các tài liệu bằng Hoa ngữ cho thấy rằng Trung Hoa đang theo đuổi một chiến lược quy mô chặt chẽ nhằm đảo lộn trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu.

Graham Alliso còn là tác giả của quyển sách nổi tiếng Destined for War: America, China, and Thucydides’s Trap (2017). Theo đó Thucydides’s Trap được dùng để mô tả khuynh hướng đi đến chiến tranh khi cường quốc đang nổi lên đe dọa sẽ thay thế cường quốc đang hiện hữu để giành lấy quyền bá chủ khu vực hay toàn cầu.


Continue reading

Úc Đại Lợi trước viễn ảnh chiến tranh với Trung Cộng

Ngay giữa thời điểm hỏa tiễn và bom đạn đang nổ bùng giữa Hamas và Do Thái, vào tháng 5, 2021, thì tại Washington DC đã diễn ra cuộc họp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, và Ngoại trưởng Úc Đại Lợi, Marise Payne.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Úc đến Hoa Kỳ không phải như là một đặc sứ con thoi để giúp tái lập hòa bình, hay ngưng bắn giữa Hamas và Do Thái.

Mà Ngoại trưởng Úc Marise Payne đến Washington để tham khảo với đồng minh Hoa Kỳ để đối phó với sự cưỡng chế càng ngày càng gia tăng của Trung Cộng nhắm vào nước Úc – một đồng minh lâu đời và đáng tin cậy của Hoa Kỳ.

Continue reading

BỨC ĐIỆN DÀI HƠN – Nhìn Về Một Chiến Lược Mới Của Mỹ Đối Với Trung Hoa

Ngày 22/2/1946, ông George Kennan, charge d’affaires của Tòa Đại sứ Mỹ tại Moscow, đã gửi về Ngoại Trưởng Hoa Kỳ một điện tín, khoảng 5,000 chữ (~9 trang). Bức điện tín lịch sử này, nổi danh với tên gọi “long telegram,” là ý tưởng nồng cốt của học thuyết bao vây ngăn chặn (doctrine of containment) mà Hoa Kỳ áp dụng trong Chiến Tranh Lạnh để đánh bại Liên Xô.

Ngày 28/1/2021, Atlantic Council, một think tank của Hoa Kỳ, thành lập năm 1961, chuyên về international affairs, công bố THE LONGER TELEGRAM – Toward a new American China strategy. Bài phân tích với tựa đề “The Longer Telegram” có ước vọng được như là một “khung sườn” vững chãi cho chiến lược của Hoa Kỳ để đánh bại Trung Hoa, như “long telegram” đã giúp đánh bại Liên Xô.

Theo Atlantic Council, tác giả của bài phân tích dài hơn 50 trang (double spaced), là một cựu giới chức cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ, đã yêu cầu được giữ kín tên họ. Tôn trọng lời yêu cầu với lý do chính đáng, Atlantic Council ghi tên tác giả là “Anonymous.”


Continue reading

Người Bạn Tàu

Trần Thi

Hôm 26 tháng 11, 2018 vừa qua, các đài truyền hình xôn xao nói đến việc NASA đã đưa phi thuyền đáp xuống được Hỏa Tinh (Mars) sau bảy tháng du hành trên không gian, qua hơn 301 triệu dặm (cỡ hơn 484 triệu km).

Tuy vậy, thành tựu đáng phục đó dường như chỉ để mọi người ngưỡng mộ khen thưởng và không có gì để phải bàn cãi thêm.

Cho nên, sang hôm sau thì các đài TV lại trở lại với các bình luận sốt dẻo về các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa vào cuối tháng 11 tại hội nghị thượng đỉnh G20.

Nhưng cũng nhờ thế mà Hùng lại được dịp nhớ đến anh bạn người Tàu với câu chuyện khá lâu trước đây về việc Trung Hoa phóng phi thuyền lên không trung.

Continue reading
« Older posts