Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Author: editor (Page 1 of 12)

Trump 2.0: Khả thể của một Nguy cơ cho Âu Châu và Đức

Mùa bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2024 đang đến giai đoạn kết thúc. Cuộc bầu cử này đã và đang làm nhiều nơi trên thế giới bị “xao động.” Và cũng có thể nói Âu Châu là một trong những nơi bị – hay ít ra cũng là đã thể hiện – nhiều xao động nhất.

Như vào ngày 31 tháng 10, 2024, trên website của Global Europe đã đăng bài nhận định về Trump, Âu Châu và Đức: Trump 2.0: What is at Stake for Europe and Germany.

Đồng tác giả của bài nhận định trên là:

  • Brandon Bohrn, Project Manager – Program Europe’s Future;  E-Mail: brandon.bohrn@bertelsmann-stiftung.de
  • Dr. Peter Walkenhorst, Senior Project Manager – Program Europe’s Future; E-Mail: peter.walkenhorst@bertelsmann-stiftung.de

Xin mời quý vi, quý bạn xem phần chuyển ngữ của bài nhận định có nội dung rất giá trị, theo nhận xét riêng của người chuyển ngữ.


Continue reading

Nước Mỹ là Mối Lo của Âu Châu

▸  Ngày 04/ 4/1949: Thành lập North Atlantic Treaty Organization  (NATO). Đầu tiên có 12 quốc gia thành viên.  Tổng hành dinh: Brussels, Bỉ

▸  Ngày 31/12/1991: Liên Xô sụp đổ.  Vỡ ra thành 15 nước: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Russia (Nga), Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine và Uzbekistan.

▸  Ngày 01/11/1993: European Union (EU) được thành lập với 6 quốc gia sáng lập:  Đức, Pháp, Ý, Hoà Lan, Bỉ, và Luxembourg.

Hiện nay 2024, NATO và EU đều lớn mạnh. NATO: 32 quốc gia; EU: 27 quốc gia.

Tuy nhiên, từ 2022 đến nay, chiến tranh Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn. Và tình hình chính trị không ổn định của Mỹ―nổi bật nhất là cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11/2024―đã làm cho Âu Châu càng trở nên quan tâm lo ngại.

Như được ghi nhận trong bài báo Europe’s America Problem đăng trên Foreign Affairs ngày 23/8/2024. Tác giả là hai vị nữ lưu chuyên gia về Ngoại giao Thế giới và Quan hệ Hoa Kỳ và Âu Châu:  Giovana De Maio  (Ý) và Célia Belin (Pháp).

Xin mời đọc phần chuyển ngữ với tựa đề: Nước Mỹ là Mối Lo của Âu Châu.


Continue reading

Lần này thế giới không phạm lỗi: Chưa sẵn sàng với Trump—như thời 2016

Cuộc Cách mạng Pháp (1789-99) đã làm thay đổi cả lục địa Âu châu. Thời hậu Cách mạng Pháp, Hoàng tử Metternich (1773–1859), một nhà chính khách và ngoại giao lỗi lạc của Áo, đã để lại câu nói thời danh: “When France sneezes, Europe catches a cold.” 

Nhưng kể từ Great Depression 1929, câu nói trên đã được cải đổi thành: “When the U.S. sneezes, the world catches a cold.”  (“Khi Hoa Kỳ hắt hơi, thì thế giới bị cảm lạnh.”)  Cho đến nay, câu nói này vẫn được dùng đến mỗi khi Hoa Kỳ có biến động lớn.

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11/2024 không phải là một biến động. Tuy nhiên, khi đảng Cộng Hoà đề cử cựu tổng thống Donald Trump ra tranh cử tổng thống, thì khả thể trở lại nắm chính quyền của ông Trump đã là một “biến động” cho các trung tâm quyền lực trên thế giới.

Về “biến động” này, ngày  POLITICO đã ấn hành bản phúc trình: The world wasn’t ready for Trump in 2016. It’s not making that mistake this time.  Đồng tác giả là: Paul McCleary, Christoph Schiltz, Stefanie Bolzen, Jacopo  Barigazzi, và Philipp Fritz

Bản phúc trình được viết khi tổng thống Joe Biden còn tranh cử.  Hiện nay bà phó tổng thống Kamala Harris, đảng Dân Chủ, đã thay thế ông Biden ra tranh cử tổng thống.  Dù vậy, thế giới, nói chung, và Âu châu, nói riêng, hẳn vẫn cần đến “kế hoạch dự phòng” như POLITICO đã phúc trình.  Xin mời quý vị đọc bản phúc trình bằng Việt ngữ.


Continue reading

Nhân đọc Đỗ Trường–từ Leipzig–viết về Duyên Anh

Tháng 5/2024, qua email, tôi có nhận được một bài viết khá thú vị về Duyên Anh. Đáng tiếc là bài viết lại mất phần đuôi và không có tên tác giả.

Tìm qua Google, tôi đã đọc được DUYÊN ANH – TỪ CẢM XÚC CHO ĐẾN TẬN CÙNG CỦA CON CHỮ trên Việt Luận online tại Úc, tác giả là Đỗ Trường, viết tại Leipzig ngày 9- 8-2021.

Rất cảm tạ tác giả họ Đỗ và Việt Luận đã bắc “nhịp cầu Internet” và nhờ đó tôi có dịp về qua chốn xưa ôn lại chút kỷ niệm thời năm cũ.

Continue reading

Truyền Thông Thiên Tả Tại Mỹ

Vào ngày 09/4/2024, bài báo I’ve Been at NPR for 25 Years. Here’s How We Lost America’s Trust.1 của Uri Berliner, một senior bussiness editor cho NPR, đăng trên The Free Press đã làm nhiều giới truyền thông Hoa Kỳ kinh ngạc.

NPR = National Public Radio là một tổ chức truyền thông (media organization), được thành lập bởi một đạo luật năm 1967 của Quốc hội Hoa Kỳ.  NPR có một hệ thống với hơn 1,000 đài phát thanh công cộng phát sóng trên toàn nước Mỹ. 

Có thể nói, từ thời Tổng thống Obama đến nay, Hoa Kỳ đã bị khuấy động mạnh qua nhiều hình thái của một Culture War2—Chiến tranh Văn hóa.

Qua bài báo của Uri Berliner, được chuyển sang Việt ngữ dưới đây, quý bạn đọc có thể hiểu được phần nào suy nghĩ và hành động của giới truyền thông thiên tả, liên quan đến cuộc “Chiến tranh Văn hóa” nói trên.

Trong bài chuyển ngữ, ở những nơi mà nội dung có tính cách “nhạy cảm,” thì bên cạnh phần Việt ngữ sẽ có phần tương ứng trong Anh ngữ.  Như vậy, quý vị có thể dễ dàng đối chiếu và lượng định sự xác thực của phần chuyển ngữ.

Ngoài ra, người dịch xin được cung cấp thêm phần Phụ Chú, sơ lược về một vài điều như: Liberal và Progressive, Equality và Equity, DEI…  Tương tự, phần Chú Thích được cung cấp bởi người dịch – không phải của tác giả Uri Berliner. 

Riêng về NPR, ngày 16/4/2024, NPR thông báo quyết định ngưng chức Uri Berliner trong 5 ngày không trả lương (five-day suspension without pay). Ngày 17/4/2024, Uri Berliner từ chức3.
 

Ngày 8 tháng 5, 2024: Tiểu Ban Subcommittee on Oversight and Investigations của Hạ Viện Hoa Kỳ mở cuộc điều trần với chủ đề “Examining Accusations of Ideological Bias at NPR, a Taxpayer Funded News Entity”4 (Updated May 11, 24). 


Continue reading

Câu Chuyện Văn Học: Truyện Ngắn Sáu Chữ

 Brevity is the soul of wit!  ☞ Vắn tắt là linh hồn của sự mẫn tiệp!

Polonius, kịch bản Hamlet; William Shakespeare

Một truyện ngắn – ngắn nhất – sẽ có thể “dài nhất” là bao nhiêu chữ?

Ở mặt sáng tạo trong văn chương, câu hỏi trên hàm chứa một thách đố to lớn cho một tác giả:  Chữ dùng phải thật ít –  ít đến độ không thể ít hơn nữa – và phải hình thành được một truyện ngắn thật nhiều giá trị.

Xin giới thiệu câu chuyện văn học về một truyện ngắn chỉ có sáu (06) chữ, mà có giai thoại ghi rằng tác giả của truyện này là Ernest Hemingway (1899-1961).

Continue reading

Quan ‘thoại’

Tự thoại của vị quan đã hết thời “oanh liệt”, nhưng vẫn ưng tạo “nhiễu” nhằm chứng tỏ sự “hiện hữu” của quan vẫn còn giá trị – hệt như một anh hề giễu dở bị khán giả la ó phản đối mà vẫn gân cổ ‘trổ tài’ trên sân khấu.

Chiến công hiển hách ta hề có.
Võ mồm chinh chiến, nhất ta đây!

Chiến Hữu trên ta, đà khuất núi
Mặc ta tự vẽ, tự huênh hoang 

Continue reading

Hiểm Hoạ Putin: Tuyệt Vọng Và Lảng Tránh Tại Âu Châu

Hội nghị An Ninh Munich (Munich Security Conference) đã được tổ chức vào các ngày 16-18 tháng 02, 2024. Từ Munich, Đức, hai phóng viên David E. Sanger and Steven Erlanger tường trình về hội nghị qua bài báo As Putin Threatens, Despair and Hedging in Europe đăng trên The New York Times vào ngày 18/02/2024.

Thiết tưởng cũng nên ghi lại một vài thời điểm có liên hệ và rất đáng được lưu ý:


Continue reading

         NỔ

Tết Giáp Thìn 2024 vừa đến với chúng ta.  Nơi nào có đông người Việt ăn Tết là đều dễ có pháo. Mà có pháo là có… Nổ! Và khi “đốt pháo, tiễn Xuân” hẳn nên có thêm vài dòng “luận” chuyện Nổ! 😃

Nổ ráng nổ, sao cho giựt mắt
Nổ cho ngon, khổ dữ lắm đa
Nổ “cô liêu” ngó coi thấy:  Cáy!
Nổ “đại trà” mới thiệt là:  Hay!

Continue reading

Giếng Không Đáy

Từ lâu, châm biếm (satire) đã được xem là vũ khí của người yếu chống lại kẻ mạnh. Dần dà, châm biếm cũng biến thiên theo thời gian.

Ngày nay, giữa một thế giới phức tạp và thay đổi vô chừng, có đầy rẫy những lố bịch và hài hước.

Và thế giới―cũng từ lâu―trở thành một diễn trường của nhố nhăng náo nhiệt.

Chẳng cần ngụ ngôn, hay ẩn dụ, mà chỉ cần sắc nét ghi lại được những sôi bỏng, cuồng mê trong “cơn đồng thiếp” là đã “trình làng” được đầy đủ những mỉa mai và châm biếm.

Continue reading
« Older posts