Góp Nhặt Cát Đá

Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Truyền Thông Thiên Tả Tại Mỹ

If you tell the truth, you don’t have to remember anything.

Mark Twain

Vào ngày 09/4/2024, bài báo I’ve Been at NPR for 25 Years. Here’s How We Lost America’s Trust.1 của Uri Berliner, một senior bussiness editor cho NPR, đăng trên The Free Press đã làm nhiều giới truyền thông Hoa Kỳ kinh ngạc.

NPR = National Public Radio là một tổ chức truyền thông (media organization), được thành lập bởi một đạo luật năm 1967 của Quốc hội Hoa Kỳ.  NPR có một hệ thống với hơn 1,000 đài phát thanh công cộng phát sóng trên toàn nước Mỹ. 

Có thể nói, từ thời Tổng thống Obama đến nay, Hoa Kỳ đã bị khuấy động mạnh qua nhiều hình thái của một Culture War2—Chiến tranh Văn hóa.

Qua bài báo của Uri Berliner, được chuyển sang Việt ngữ dưới đây, quý bạn đọc có thể hiểu được phần nào suy nghĩ và hành động của giới truyền thông thiên tả, liên quan đến cuộc “Chiến tranh Văn hóa” nói trên.

Trong bài chuyển ngữ, ở những nơi mà nội dung có tính cách “nhạy cảm,” thì bên cạnh phần Việt ngữ sẽ có phần tương ứng trong Anh ngữ.  Như vậy, quý vị có thể dễ dàng đối chiếu và lượng định sự xác thực của phần chuyển ngữ.

Ngoài ra, người dịch xin được cung cấp thêm phần Phụ Chú, sơ lược về một vài điều như: Liberal và Progressive, Equality và Equity, DEI…  Tương tự, phần Chú Thích được cung cấp bởi người dịch – không phải của tác giả Uri Berliner. 

Riêng về NPR, ngày 16/4/2024, NPR thông báo quyết định ngưng chức Uri Berliner trong 5 ngày không trả lương (five-day suspension without pay)3.
Continue reading

Câu Chuyện Văn Học: Truyện Ngắn Sáu Chữ

 Brevity is the soul of wit!  ☞ Vắn tắt là mấu chốt của sự mẫn tiệp!

Polonius, kịch bản Hamlet; William Shakespeare

Một truyện ngắn – ngắn nhất – sẽ có thể “dài nhất” là bao nhiêu chữ?

Ở mặt sáng tạo trong văn chương, câu hỏi trên hàm chứa một thách đố to lớn cho một tác giả:  Chữ dùng phải thật ít –  ít đến độ không thể ít hơn nữa – và phải hình thành được một truyện ngắn thật nhiều giá trị.

Xin giới thiệu câu chuyện văn học về một truyện ngắn chỉ có sáu (06) chữ, mà có giai thoại ghi rằng tác giả của truyện này là Ernest Hemingway (1899-1961).

Continue reading

Quan ‘thoại’

Tự thoại của vị quan đã hết thời “oanh liệt”, nhưng vẫn ưng tạo “nhiễu” nhằm chứng tỏ sự “hiện hữu” của quan vẫn còn giá trị – hệt như một anh hề giễu dở bị khán giả la ó phản đối mà vẫn gân cổ ‘trổ tài’ trên sân khấu.

Chiến công hiển hách ta hề có.
Võ mồm chinh chiến, nhất ta đây!

Chiến Hữu trên ta, đà khuất núi
Mặc ta tự vẽ, tự huênh hoang 

Continue reading

Hiểm Hoạ Putin: Tuyệt Vọng Và Lảng Tránh Tại Âu Châu

Hội nghị An Ninh Munich (Munich Security Conference) đã được tổ chức vào các ngày 16-18 tháng 02, 2024. Từ Munich, Đức, hai phóng viên David E. Sanger and Steven Erlanger tường trình về hội nghị qua bài báo As Putin Threatens, Despair and Hedging in Europe đăng trên The New York Times vào ngày 18/02/2024.

Thiết tưởng cũng nên ghi lại một vài thời điểm có liên hệ và rất đáng được lưu ý:

Continue reading

         NỔ

Tết Giáp Thìn 2024 vừa đến với chúng ta.  Nơi nào có đông người Việt ăn Tết là đều dễ có pháo. Mà có pháo là có… Nổ!  Và khi “đốt pháo, tiễn Xuân” hẳn nên có thêm vài dòng “luận” chuyện Nổ! 😃

Nổ ráng nổ, sao cho giựt mắt

Nổ cho ngon, khổ dữ lắm đa

Nổ “cô liêu” ngó coi thấy:  Cáy!

Nổ “đại trà” mới thiệt là:  Hay!

Continue reading

Ngày N + … Của Hoàng Khởi Phong @ 35 Năm Sau Đọc Lại

 I have never strived to make myself out to be a hero, and I have never been one. I’ve done nothing important, either good enough to boast about or bad enough to write a book to justify.

Tôi không bao giờ gắng sức để làm cho cá nhân tôi trở thành anh hùng, và tôi không bao giờ là anh hùng. Tôi không làm điều gì quan trọng, đủ tốt đẹp để khoe khoang hoặc đủ tệ hại để phải viết một quyển sách để biện minh.

Nguyễn Công Luận, Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier

Khoảng cuối tháng 7, 2023, tình cờ tôi đọc được bài phỏng vấn Cao Xuân Huy, tác giả quyển hồi ký Tháng Ba Gẫy Súng, xuất bản năm 1985. Bài phỏng vấn này được trích ra từ quyển Nếu đi hết biển… của tác giả Trần Văn Thủy, xuất bản năm 2004.

Trong bài phỏng vấn trên có chỗ nhắc đến nhà văn Hoàng Khởi Phong.

Và nói đến Hoàng Khởi Phong là phải nói đến quyển hồi ký Ngày N + … 1 của ông, xuất bản tại California, năm 1988.

Có thể nói, vào cuối thập niên 1980s sang thập niên 90s, quyển Ngày N + … được xem là một “hiện tượng” nổi bật của văn học Việt Nam hải ngoại lúc bấy giờ.

Continue reading

… Dễ Xa Nhau!

3T

Hồi còn ở Việt Nam, 3T tui là đứa khá nhặm lẹ. Qua Mỹ, tổ sư lờ quờ là có tui.

Thời 1980s, mới sống ở Mỹ, nghe phone reng là tui hồn bay phách lạc. Khúc đó mần chi mà có phone ID, bởi vậy đâu biết ai kêu tới. Hổng dám bốc phone vì rủi đầu dây bên kia nghe có tiếng Mỹ nói là tui hổng kịp… quăng phone!

Tiếng Mỹ học bên VN, trả thầy ráo trọi. Qua Mỹ, xa quê hương nhớ mẹ hiền, nên nói rặt tiếng Việt không hà! Bởi vậy đụng tới tiếng Mỹ là trớt quớt. Gồng mình dữ lắm mới lặp bặp được ít chút. Gặp hồi nói chuyện với Mỹ thiệt, trắng cũng như đen, ai nấy đều banh mắt ra ngó miệng tui. Tội nghiệp! Mấy người đó dòm miệng tui cỡ nào cũng đoán hổng nổi tui nói chi. Riết hồi, guê xệ quá, tui tắt tiếng luôn.

Continue reading

Đôi Mắt

Vào thập niên 1960s, có anh du học sinh người Việt được gia đình gửi sang Pháp học kiến trúc. Sau năm đầu miệt mài với trường ốc, anh mới khám phá ra bộ môn anh đích thực đam mê chính là hội hoạ.

Anh cũng hiểu, muốn học một ngành mà ông thân sinh không đồng ý, thì phải tự lực cánh sinh. Lúc bấy giờ, cách tốt nhất cho anh là theo học tại trường có cấp học bổng toàn phần cho sinh viên.

Mà muốn vào học tại một trường đại học mỹ thuật như thế, anh phải nộp đơn và phải lọt qua kỳ thi tuyển vào trường.

Đề thi tuyển của trường năm đó là vẽ khoả thân, với cô người mẫu trẻ đẹp, “posé” ở một tư thế rất “artistique” nơi vườn hoa phía sau trường.

Continue reading

Eveline

‘Eveline’ (1904) là một truyện ngắn trong tuyển tập Dubliners (1914) của nhà văn Ái Nhĩ Lan James Joyce (1882-1941).

Trong năm phát hành đầu tiên, tuyển tập không thành công trong lãnh vực thương mại, chỉ bán được 379 quyển và James Joyce đã mua đến 120 quyển. Tuy vậy ngày nay, tuyển tập Dubliners được xem là tác phẩm tiêu biểu của tiểu thuyết hiện đại.

‘Eveline’ là một truyện khá ngắn, tập trung vào những giằng xé khốc liệt nơi một thiếu nữ, 19 tuổi, đứng trước một lựa chọn khó khăn: Hoặc tiếp tục đời sống không lối thoát của một người con gái giữ đúng lời hứa với mẹ chu toàn trách nhiệm lo cho gia đình. Hoặc thoát ly với người yêu để bắt đầu một cuộc đời mới, khởi sắc hơn, sinh khí hơn, ở một chân trời mới tại Buenos Aires, Argentina.

Trách nhiệm quá khổ, xung đột nội tâm, quyết định xung khắc, thoát ly trốn chạy, mặc cảm phạm tội, và sau cùng là buông bỏ (hoặc đúng hơn thì đó là sự bất lực không thể buông bỏ) vốn là những vấn đề điển hình luôn luôn hiện hữu trong ‘Cõi Người Ta’. Và những vấn đề đó đã được James Joyce ‘đóng khung’ trong ‘Eveline’.

Continue reading

Dị Biệt Nơi Phan Nhật Nam Và John Duffy Về Trận Charlie, 1972

Đầu tháng 7, 2022, Tổng Thống Biden trao  thưởng Medal of Honor cho Thiếu Tá John J. Duffy, vị Sĩ quan Cố vấn của Tiểu Đoàn 11 Dù, vì ông đã có những hành động anh hùng và nghĩa cử cao đẹp đối với các chiến hữu của ông trong Tiểu Đoàn 11 Dù nơi Trận chiến tại Căn cứ Hỏa lực Charlie, Nam Việt Nam, 1972.

Dù 50 năm đã qua, sự việc trên vẫn đem lại cho tôi những hình ảnh về chiến sự và hy sinh xương máu của quân dân Miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.  

Với tâm trạng đó, tôi đã đọc tập thơ The Battle for “Charlie” của John J. Duffy.

Nơi tập thơ này, sự chiến đấu dũng cảm và hy sinh kinh hoàng của những người lính Tiểu Đoàn 11 Dù được ghi lại bằng những giản dị và sắc nét đến lạnh người.

Là một sĩ quan cố vấn, Duffy có thể “thấy” trước được số phận của đơn vị. Nhưng là một chiến binh của Tiểu Đoàn 11 Dù, ông đã sát cánh lăn xả cùng đồng đội chiến đấu cho đến giây phút cuối.

Dù vậy, ở vào những lúc nguy ngập nhất, Duffy vẫn giữ được “bình thản” để có thể “nhìn” sâu vào những hỗn mang, chết chóc đang vật vã ngay trước mắt.

Trong những phút giây đó, Duffy đã mở ra quyển sổ tay cảm nhận của ông để ghi nhanh những hào hùng cao ngất và những nỗi đau tận cùng của đồng đội khi cả tiểu đoàn bị đè bẹp, chết cứng ngay tại tâm điểm của những giao lộ tử thần.

Qua The Battle for “Charlie,” Duffy như “vẽ” lại được những thảm khốc và bi hùng mà cả binh sĩ và sĩ quan Tiểu Đoàn 11 Dù phải đương đầu và nhận chịu.

Sau khi đọc hết tập thơ này, tôi đã cố gắng ghi lại một số cảm nghĩ trong bài viết Người Khinh Binh Cuối Cùng Tại Căn Cứ Hỏa Lực Charlie, đăng ngày 30/7/2022.

Rồi ít lâu sau, tình cờ được anh bạn gửi đến một link cho bài viết Mặt sau tấm huy chương gắn trễ! 1 của nhà văn Phan Nhật Nam, đề ngày 15/7/2022. 

Continue reading
« Older posts