Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: truyện thật ngắn

Đôi Mắt

Vào thập niên 1960s, có anh du học sinh người Việt được gia đình gửi sang Pháp học kiến trúc. Sau năm đầu miệt mài với trường ốc, anh mới khám phá ra bộ môn anh đích thực đam mê chính là hội hoạ.

Anh cũng hiểu, muốn học một ngành mà ông thân sinh không đồng ý, thì phải tự lực cánh sinh. Lúc bấy giờ, cách tốt nhất cho anh là theo học tại trường có cấp học bổng toàn phần cho sinh viên.

Mà muốn vào học tại một trường đại học mỹ thuật như thế, anh phải nộp đơn và phải lọt qua kỳ thi tuyển vào trường.

Đề thi tuyển của trường năm đó là vẽ khoả thân, với cô người mẫu trẻ đẹp, “posé” ở một tư thế rất “artistique” nơi vườn hoa phía sau trường.

Continue reading

Ngược Xuôi Nguồn

Thương tặng Em và Con – TTT

Lớn lên tại Mỹ, đi học ở trường dùng toàn tiếng Anh, nhưng về nhà con bé lại nói toàn tiếng Việt. 

Hết năm cuối bậc trung học, con bé cùng bố mẹ đi nghỉ hè xa tại một vùng rừng núi Nam Mỹ. Dọc đường mòn, ngang khe suối, giữa đất trời rộng mở, tha hồ sảng khoái cười nói bằng tiếng Việt.

Tạt vào bìa rừng tìm bóng mát, con bé và gia đình gặp hai mẹ con người da trắng đang nghỉ chân.

Bà mẹ da trắng vui vẻ bắt chuyện, hỏi cả gia đình con bé: “Are you from Vietnam?” (Quý bạn người Việt Nam?)

Con bé nhanh nhẹn cười trả lời: “No, I am not.”

Continue reading

Ba Cha Con

3T

Hồi 1982, tui còn ở trong trại tị nạn, bên đảo Galang, Indonesia. Gần barrack chỗ tui ở, có gia đình ba cha con: người đờn ông và hai đứa con trai còn nhỏ téo.

Ngó mặt mày hai đứa nhỏ coi cũng sáng láng nhưng thấy cũng ít nói như người đờn ông. Ba cha con tối ngày sống như mấy cái bóng.

Dân tị nạn ở đảo, tới hồi đi định cư có ai mà hổng mừng? Ngó dzậy mà nhiều khi hổng phải dzậy.

Nhớ tới sáng bữa đó, ba cha con lết bết dẫn nhau ra cầu tàu để rời đảo.

Thấy người đờn ông mắt đỏ ngầu, miệng méo méo. Hổng dám khóc, chắc bởi sợ hai đứa nhỏ khóc theo. Bị trong chuyến vượt biên của ổng, má bầy trẻ bị hải tặc Thái Lan bắt mất tiêu.

Continue reading

Chuyện Tu Hành

Trần Thi

Vào những năm đầu tiên của thời hậu “giải phóng,” khoảng 1979-80, khi chiến trường Tây Nam với Kampuchea lên cao điểm và quân Trung Cộng tràn qua biên giới phía Bắc Việt Nam, thì giới trai tráng trong Nam như lên cơn sốt.

Trong miền Nam, được “vinh hạnh trúng tuyển” nghĩa vụ quân sự, có muốn hay không thì cũng bị đẩy sang Kampuchea để “giải phóng” nước bạn, hoặc để chết như “bộ đội cách mạng” cuồng nhiệt muốn lấy thân mình “lấp lỗ châu mai” để xây dựng thành trì xã hội chủ nghĩa.

Còn từ phương Bắc, thì mối họa truyền kiếp “bá quyền sô vanh nước lớn (chauvinism)” thuộc nhà Đại Hán và người anh em cộng sản Việt Nam “môi hở răng lạnh” “núi liền núi, sông liền sông” đang xâu xé tàn sát lẫn nhau.

Bên nào thắng thì người dân Việt Nam cũng đều chết dở, sống dở!

Continue reading

Anh Bộ Đội

Trần Thi

Sau tháng Tư 1975, chính quyền “cách mạng” hay đặt tên các phương tiện giao thông vận tải xuyên Việt với hai chữ Thống Nhất đi kèm. Chẳng hạn như tuyến đường sắt Thống Nhất, rồi từ đoàn tàu (hỏa) Thống Nhất, đến tàu (thủy) Thống Nhất…

Thời đó, “phó thường dân Nam bộ” hiểu hai chữ “Thống Nhất” này một cách rất “giản đơn:” Từ ngoài Bắc, người thì đua nhau kéo vào Nam; Còn từ trong Nam, hàng thì lũ lượt chở ra Bắc.

Có lần vào cảng Sài Gòn để tiễn người cậu về Bắc, Hùng thấy con tàu Thống Nhất khệ nệ chồng chất đủ mọi thứ “phồn vinh giả tạo” để đem về đất Bắc Hà.

Khi đó, Bắc Hà là một xứ sở mà trong Nam có ai hỏi đến thì đều được trả lời là “ngoài ấy cái gì cũng có.” Nhưng thực sự thì trong Nam “có cái gì,” “ngoài ấy” đều muốn lấy hết cả.

Continue reading