Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Category: Thơ (Page 1 of 2)

“Poetry is when an emotion has found its thought and the thought has found its words.” ― Robert Frost (1874-1963)

         NỔ

Tết Giáp Thìn 2024 vừa đến với chúng ta.  Nơi nào có đông người Việt ăn Tết là đều dễ có pháo. Mà có pháo là có… Nổ!  Và khi “đốt pháo, tiễn Xuân” hẳn nên có thêm vài dòng “luận” chuyện Nổ! 😃

Nổ ráng nổ, sao cho giựt mắt

Nổ cho ngon, khổ dữ lắm đa

Nổ “cô liêu” ngó coi thấy:  Cáy!

Nổ “đại trà” mới thiệt là:  Hay!

Continue reading

Hạ Chí

Trưa ngày Hè. Mùa Cô Vít.
Ngồi nơi hàng hiên bên vỉa hè ngoài cửa tiệm
Ăn tô phở. Nóng. Nghi ngút
Bốc hơi… “Tỉnh” người!
Thấy bàn bên cạnh, cô thiếu nữ trẻ
Cởi thêm cúc áo ngực cho…
Thoáng mát!

Continue reading

Bài Thơ Đã Viết

Thời gian có thể làm lành vết thương. Nhưng thời gian không làm sống lại được người đã bị chết, bị tàn hại bởi sự thù hận của cộng sản Việt Nam sau ngày 30/4/1975. Thời gian cũng không cứu được những gia đình, những con em đã bỏ thây hay bị hải tặc làm nhục trên biển cả vì phải trốn chạy cộng sản Việt Nam… Ở giây phút hình ảnh những ngày đau buồn nhất của miền Nam quay trở lại:

Tôi đã viết bài thơ
Kể những chuyện trần gian
Những chuyện khắc trong tim
Những chuyện in trong óc.

Continue reading

Dậy đi em!

Từ giữa tháng 3 đến 30/4/1975, từ Đà Nẵng đến Khánh Dương; Kontum sang Ban Mê Thuột; rồi Long Khánh, Biên Hòa… và Sài Gòn, đã có biết bao người chồng, người anh, người chị, trong đêm đen mờ mịt đã vội vã đánh thức người vợ, lay mạnh những đứa em nhỏ, bằng những kinh hoàng hốt hoảng: Dậy đi em! …

Rồi trên đường trốn chạy cộng sản, những người di tản như đang đi vào chỗ chết. Người già, phụ nữ, trẻ em, còn biết làm gì hơn là phó mặc cho số kiếp mong manh của những nạn nhân đang lần tìm cõi sống?

Dậy đi em! chỉ là một bài thơ không đoạn kết và chỉ ghi được một chút nhỏ nhoi của nỗi thống khổ thương đau của người dân miền Nam trong biến cố 30/4/75.

Dậy đi em! cũng chỉ quẩn quanh nhìn được và “bắt nắm” được một vài góc cạnh “tân thời” của một xứ sở đã “hồi phục,” đã “vươn lên” thành “hiện tượng.”

Xin mời quý vị và các bạn cùng đọc bài thơ không đoạn kết …  -thơ Tín

Continue reading

Đi – Đứng – Ngồi – Nằm

Đi

Đường đêm thêm nặng bước

Lẻ bóng. Theo. Lộ mòn

Cẳng rêm khiêng gối mỏi

Lết bết. Tới. Chân như?

Quơ tay chụp thời khắc

Hỏi giờ. Về. Được chưa?

Đứng

Vểnh tai nghiêng mặt nghệt

Ngu ngơ. Trông. Lớ ngớ

Thắc thỏm đôi chân rạc

Ngẩn ngơ. Tìm. Hư ảo

Say mê hoài ngày tháng

Đến giờ. Đợi. Chờ ai?

Continue reading
« Older posts