Nhìn về vấn đề an ninh của đất nước, người Việt chúng ta khá quen thuộc với lời căn dặn: “Cư an tư nguy” và tại Hoa Kỳ thì “Peace through strength” được xem là ý tưởng nền tảng cho chính sách ngoại giao của tổng thống Reagan, còn được biết đến là Reagan Doctrine (Chủ thuyết Reagan) trong thập niên 1980s.
Tại Âu châu từ khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt vào năm 1991 cho đến tháng 2/2022, Âu châu đã rất hòa bình và thịnh vượng. Căn cứ trên những diễn tiến chính trị tại đó, xem ra Âu châu đã rất hài lòng với ý tưởng “Peace through… Politics!” Ở đây, chữ Politics muốn nói là “nhượng bộ,” là “thỏa ước,” là “ngoại giao,” là “kinh tế” và không chú trọng đến quân sự. Và thực ra, sức mạnh quân sự của Âu châu, cho đến nay, xem ra chỉ đáp ứng được vai trò phụ trợ trước những biến cố quân sự lớn của thế giới.
Tất cả những quan điểm và phong cách lịch thiệp “yêu hòa bình, chuộng thương thảo” theo cách thế nói trên của Âu châu đã bị, có thể nói là, tan tác trước việc Nga xua quân xâm lăng Ukraine vào tháng Hai 2022. Trước biến cố lịch sử này và trước nguy cơ của một sự xâm lăng quân sự có thực, Âu châu đã tỉnh người thức dậy!
Xin mời quý vị đọc bài tiểu luận L’Europe dans l’interrègne : notre réveil géopolitique après l’Ukraine (Âu châu trong Giai đoạn Chuyển mình: Sự bừng tỉnh về địa lý chính trị của chúng ta sau Ukraine) đăng trên website của Groupe d’études géopolitiques (Nhóm nghiên cứu địa lý chính trị) ngày 24/3/2022. Phần chuyển sang Việt ngữ căn cứ theo bản Anh ngữ Europe in the Interregnum: our geopolitical awakening after Ukraine.
Tác giả bài viết, ông Josep Borrell Fontelles, hiện đang là EU High Representative for Foreign Affairs and Security Policy (Đại diện Cao cấp của EU đặc trách Ngoại giao và Chính sách An ninh) và ông còn là Vice-President của European Commission. Trước đây, ông đã là President of the European Parliament từ 2004-2007.
Continue reading