Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: Trump (Page 1 of 2)

Hoa Kỳ Đã Thay Đổi Suy Nghĩ Về Âu Châu

Thứ Hai ngày 24/3/2025, truyền thông Hoa Kỳ đã sôi nổi với tin bị “leaked” qua tạp chí The Atlantic, liên quan đến hệ thống chat Signal của các viên chức cao cấp trong chính quyền Trump bàn việc không tập Yemen để triệt hạ nhóm Houthis.

Về mặt quân sự, cuộc không tập đã thành công. Về mặt chính trị, xem ra các bàn luận về Âu châu bị leaked ra đã truyền cảm hứng cho bài báo The U.S. Has Changed Its Mind About Europe cũng đăng trên The Atlantic, ngày 29/3/2025.

Tác giả bài báo là Phillips Payson O’Brien, một giáo sư về nghiên cứu chiến lược (a professor of strategic studies) của University of St Andrews, tại Scotland. Ông còn là tác giả của quyển sách: The Strategists: Churchill, Stalin, Roosevelt, Mussolini, and Hitler—How War Made Them, and How They Made War.

Xin mời quý vị bạn đọc theo dõi phần chuyển ngữ. Để bạn đọc dễ đối chiếu, tại những phần “nhạy cảm,” xin được ghi thêm phần nguyên văn Anh ngữ.


Continue reading

Zelenskyy: Một tổng thống tài ba hay nhà ngoại giao tập sự?

I am doing everything I can to end the war with dignity for Ukraine this year

Volodymyr Zelenskyy, President of Ukraine – Ukrainian News, Jan. 2025

Trần Trung Tín

Ngày 24 tháng Hai, 2022: Nga đã đem 200.000 quân mở cuộc tấn công xâm lăng Ukraine. Bắt đầu cho Chiến tranh Nga-Ukraine.

Ngày 26 tháng Hai, 2022, theo tin của toà đại sứ Ukraine tại Anh: Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, từ chối lời đề nghị của Hoa Kỳ đưa ông ra khỏi Kyiv, thủ đô của Ukraine.

Cũng theo tin này, Zelenskyy nói với Hoa Kỳ: “Cuộc chiến đang ở đây; Tôi cần đạn dược, không cần chuyến đi.” (“The fight is here; I need ammunition, not a ride.”)

Continue reading

Âu Châu không thể thay thế Mỹ tại Ukraine – Ngay cả nếu họ muốn

Thứ Hai vừa qua, ngày 24/02/2025—là ba năm kể từ ngày Nga xâm lăng Ukraine 22/02/2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến White House. Mang theo đề nghị Âu châu đưa 30.000 quân sang Ukraine sau khi có ngưng bắn với Nga. Lực lượng này của Âu châu sẽ có Hoa Kỳ làm “hậu vệ” (backstop) án ngữ ở phía sau.

Trở về Pháp, ông Macron không nhận được hứa hẹn nào của ông Trump về việc trên.

Hôm nay, ngày 27/02/2025, Thủ tướng Anh, Sir Keir Starmer họp với Tổng thống Donald Trump tại White House. Cũng về việc ngưng bắn tại Ukraine.

Tại cuộc họp báo ở White House, Thủ tướng Anh trả lời câu hỏi về “backstop for Europe” là: “The President says the deal has to come first …”. Và không nói đến “backstop.” [White House Joint Press Conference – Feb 27, 2025 phút 21:01-21:31]

Về sáng kiến của Pháp và Anh với 30.000 quân Âu châu, tờ The Telegraph (Anh) vào ngày 25/02/2025, đăng bài Europe couldn’t replace the US in Ukraine, even if it wanted to. Tác giả là Daniel DePetris, Fellow at Defense Priorities.

Xin mời quý vị bạn đọc theo dõi phần chuyển ngữ.

Ghi chú: Ngày mai, 28/02/2025, Tổng thống Ukraine Zelensky sẽ gặp Tổng thống Trump tại White House “to finalize a critical minerals deal“.


Continue reading

Trump 2.0: Khả thể của một Nguy cơ cho Âu Châu và Đức

Mùa bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2024 đang đến giai đoạn kết thúc. Cuộc bầu cử này đã và đang làm nhiều nơi trên thế giới bị “xao động.” Và cũng có thể nói Âu Châu là một trong những nơi bị – hay ít ra cũng là đã thể hiện – nhiều xao động nhất.

Như vào ngày 31 tháng 10, 2024, trên website của Global Europe đã đăng bài nhận định về Trump, Âu Châu và Đức: Trump 2.0: What is at Stake for Europe and Germany.

Đồng tác giả của bài nhận định trên là:

  • Brandon Bohrn, Project Manager – Program Europe’s Future;  E-Mail: brandon.bohrn@bertelsmann-stiftung.de
  • Dr. Peter Walkenhorst, Senior Project Manager – Program Europe’s Future; E-Mail: peter.walkenhorst@bertelsmann-stiftung.de

Xin mời quý vi, quý bạn xem phần chuyển ngữ của bài nhận định có nội dung rất giá trị, theo nhận xét riêng của người chuyển ngữ.


Continue reading

Lần này thế giới không phạm lỗi: Chưa sẵn sàng với Trump—như thời 2016

Cuộc Cách mạng Pháp (1789-99) đã làm thay đổi cả lục địa Âu châu. Thời hậu Cách mạng Pháp, Hoàng tử Metternich (1773–1859), một nhà chính khách và ngoại giao lỗi lạc của Áo, đã để lại câu nói thời danh: “When France sneezes, Europe catches a cold.” 

Nhưng kể từ Great Depression 1929, câu nói trên đã được cải đổi thành: “When the U.S. sneezes, the world catches a cold.”  (“Khi Hoa Kỳ hắt hơi, thì thế giới bị cảm lạnh.”)  Cho đến nay, câu nói này vẫn được dùng đến mỗi khi Hoa Kỳ có biến động lớn.

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11/2024 không phải là một biến động. Tuy nhiên, khi đảng Cộng Hoà đề cử cựu tổng thống Donald Trump ra tranh cử tổng thống, thì khả thể trở lại nắm chính quyền của ông Trump đã là một “biến động” cho các trung tâm quyền lực trên thế giới.

Về “biến động” này, ngày  POLITICO đã ấn hành bản phúc trình: The world wasn’t ready for Trump in 2016. It’s not making that mistake this time.  Đồng tác giả là: Paul McCleary, Christoph Schiltz, Stefanie Bolzen, Jacopo  Barigazzi, và Philipp Fritz

Bản phúc trình được viết khi tổng thống Joe Biden còn tranh cử.  Hiện nay bà phó tổng thống Kamala Harris, đảng Dân Chủ, đã thay thế ông Biden ra tranh cử tổng thống.  Dù vậy, thế giới, nói chung, và Âu châu, nói riêng, hẳn vẫn cần đến “kế hoạch dự phòng” như POLITICO đã phúc trình.  Xin mời quý vị đọc bản phúc trình bằng Việt ngữ.


Continue reading

Có thể nào cứu vãn được tuần trăng mật ngắn ngủi của Biden với Âu châu?

Đối với Âu châu, lễ nhậm chức của ông Biden báo hiệu một khởi đầu mới mẻ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Họ công khai hoan nghênh ông Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump. Tổng thống Biden đã nói với các nhà lãnh đạo Âu châu: “Hãy để tôi xóa bỏ bất cứ nghi ngờ nào còn sót lại: Hoa Kỳ sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Liên minh Âu châu và các thủ đô trên khắp lục địa, từ Rome đến Riga, để đáp ứng với những thách thức chung mà chúng ta phải đối diện.”1

Nhưng với cuộc rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021, phản ứng của Âu châu có thể được tóm tắt qua tựa đề của bài báo đăng trên politico.eu: “Mất tin tưởng và phản bội: Âu châu phản ứng trước sự ‘tính toán sai lầm’ của Biden ở Afghanistan”2.

Và vừa qua, với hiệp ước quân sự AUKUS, được ký kết giữa Úc, Anh và Mỹ, đã tạo ra sự phẫn nộ từ Pháp và một số đồng minh EU. Trong cuộc phỏng vấn với radio France Info, Ngoại trưởng Pháp Le Drian đã nói: “Đây không phải là điều mà các đồng minh đối xử với nhau. Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể tiên liệu được này nhắc tôi nhớ rất nhiều đến những gì ông Trump thường làm.”3

Qua “tuần trăng mật” ngắn ngủi với chính quyền Biden, Âu châu đã nhận ra có nhiều “tương đồng” giữa “America First” của Trump và “America is back” của Biden. Và nhất là đã có dấu hiệu Mỹ “chuyển trục” sang Á châu Thái Bình Dương. Xin mời quý vị đọc phần chuyển ngữ của bài báo Can Biden’s short-lived honeymoon with Europe be salvaged? của Melissa Rossi, đăng trên Yahoo!News ngày 24/9/2021.


Continue reading

Tại sao thất bại của Hoa Kỳ ở Afghanistan không phá vỡ NATO

Việc rút quân thảm hại ở Afghanistan đã tạo ra một số “bất bình” tại Âu châu. Điển hình như Tony Blair đã viết trênTony Blair Institute for Global Change vào ngày 21/8/2021: “The world is now uncertain of where the West stands” (Thế giới ngày nay không còn chắc chắn là Tây phương đứng ở chỗ nào). Và “in obedience to an imbecilic political slogan about ending ‘the forever wars.’” (“để vâng theo một khẩu hiệu chính trị ngu xuẩn về việc chấm dứt ‘những cuộc chiến tranh bất tận.'”) Tony Blair là thủ tướng Anh trong thời gian xâm lăng Afghanistan năm 2001.

Tuy nhiên, qua bài báo đăng ngày 25/8/2021 trên website của Atlantic Council, một think tank của Hoa Kỳ, thì thất bại của Hoa Kỳ ở Afghanistan không phá vỡ NATO. Xin giới thiệu phần chuyển ngữ của bài báo Why the US failure in Afghanistan won’t break NATO. Tác giả bài báo Michael John Williams — một nonresident senior fellow với “the Scowcroft Center’s Transatlantic Security Initiative” và là associate professor về bang giao quốc tế tại Đại học Syracuse, New York.


Continue reading

NATO Và Nỗi Ám Ảnh Bởi Donald Trump

Đã được một năm sau khi ông Trump nhậm chức, các đồng minh châu Âu (NATO) cảm thấy nhẹ nhõm khi NATO vẫn còn đứng vững. Nhưng sự nghi ngờ Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo vẫn còn đó, như được tường trình qua bài báo Trump’s Shadow Hangs Over NATO đăng trên Foreign Policy ngày 29/01/2018. Đồng tác giả: Dan De Luce; Robbie Gramer; Emily Tamkin.

Continue reading

NATO và Tối Hậu Thư của Donald Trump

Trần Trung Tín

Tháng Hai, 2017, ông James Mattis, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, đã sang Brussels, Bỉ để tham dự buổi họp đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump với tổ chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trong buổi họp ngày 15 tháng Hai, 2017, ông Mattis đã chính thức thông báo lời yêu cầu của chính quyền Trump về việc NATO phải thực sự gia tăng chi tiêu quốc phòng để đạt đến mức tối thiểu là 2% tổng sản lượng quốc gia (GDP) như đã được cả liên minh đồng ý trong năm 2014.

Continue reading
« Older posts