Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: trí thức

Đôi Mắt Oedipus

Cuộc đời giống như ván bài. Lá bài chia cho bạn thì thuộc về số mạng; còn cách bạn chơi lá bài đó như thế nào thì thuộc về ý chí tự do.

Life is like a game of cards. The hand you are dealt is determinism; the way you play it is free will.

Jawaharlal Nehru (1889–1964)

Trần Thi

Theo thần thoại cổ Hy Lạp, thành phố Thebes khi xưa được trị vì bởi King Laius và Queen Jocasta. Và con trai của hai vị này là Oedipus.

Tuy nhiên, ngay từ lúc Oedipus đang còn trong bụng mẹ, Vua Laius đã được lời tiên tri cho biết là đứa con trai sắp ra đời sẽ giết Vua trong mai hậu.

Vì vậy, khi Hoàng hậu Jocasta hạ sinh Oedipus, Vua Laius ra lệnh cho một người thuộc hạ chăn cừu đem Oedipus bỏ trên một vùng rừng núi xa xôi và để mặc cho chết ở đó.

Động lòng trắc ẩn thương cho đứa bé sơ sinh vô tội, người thuộc hạ của Vua Laius đã đem Oedipus đưa cho một người chăn cừu khác.

Và người chăn cừu này đem Oedipus dâng lên cho King Polybus và Queen Merope của thành phố Corinth làm con nuôi.

Continue reading

Khinh Trí Thức 2.0

Vừa rồi, do một người bạn chuyển đến qua email, tôi có cơ hội đọc được bài nhận định của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc với tựa đề: Khinh Trí Thức1.

Ngay từ nhận xét đầu tiên trong bài, phải nói rằng tôi hoàn toàn đồng ý với những điều nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc viết:

Ở giới lãnh đạo Việt Nam, có một nghịch lý: một mặt, họ có vẻ chuộng bằng cấp, ai cũng có vẻ muốn có bằng cấp thật cao và tạo cơ hội cho các cán bộ dưới quyền có bằng cấp thật cao, kể cả bằng giả hoặc bằng dỏm; nhưng mặt khác, họ lại không che giấu được sự khinh bỉ cố hữu đối với trí thức.

Về điều trích dẫn từ nhà văn Nguyễn Thành Long được ghi phía dưới, thì dù đã đọc qua rồi, cũng là điều vẫn cần nên phải được lập lại:

“Khi đọc tài liệu Văn nghệ Diên An của Mao Trạch Đông, tôi còn nhớ nguyên văn một câu gây ấn tượng dai dẳng trong tôi: ‘Trí thức là cục phân’. Chúng tôi phải tin theo điều này và tự phủ nhận bản thân mình.” (Phong Lê (chủ biên) (1995), Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học 1945-1854 [sic], Hà Nội: nxb Khoa học xã hội, tr. 527)

Và một đoạn khác trích từ phát biểu của nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh:

Lần khác nữa, trong buổi họp mặt giữa Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng bí thư đảng, với khoảng 100 văn nghệ sĩ Hà Nội, vào tháng 10 năm 1987, Nguyễn Đăng Mạnh phát biểu: “Lãnh đạo khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ.”

Continue reading

Trật Đường Rầy

3T

Ở trại tị nạn tới gần hết năm 1982, thì tui đi định cư. Trước khi lên đường, đã có “kế hoạch” tới Mỹ là đi làm liền. Lên máy bay, nghe pilot nói tùm lum trên phi cơ. Ráng hết sức, tui mới nghe được một câu duy nhứt: “Fasten your seat belts.” Nghe được có nhiêu đó thôi là thấy “kế hoạch” đi làm bị “trật đường rầy” mất tiêu rồi!

Bởi vậy, xuống tới đất Mỹ phải tính lại. Lẹ lẹ lo kiếm đường đi học. Hồi đó tui cũng gần ba bó chớ đâu có ít. Ở Mỹ đụng cái gì, cũng gặp tiếng Anh. Mà tiếng Anh của tui quá “giỏi,” có hai lớp ESL (English as a Second Language), thì tui học lớp chót.

Trong lớp ESL, tui ngán nhứt là màn viết essays (luận văn). Nói dóc bằng tiếng Việt, chắc tui cũng thuộc loại có hạng. Nhưng tới hồi viết, bứt tóc tới sói đầu mà kiếm hoài cũng không ra chữ. Huống hồ qua tới tiếng Anh, thì còn thua đẹp nữa!

Continue reading

Người Bạn Tàu

Trần Thi

Hôm 26 tháng 11, 2018 vừa qua, các đài truyền hình xôn xao nói đến việc NASA đã đưa phi thuyền đáp xuống được Hỏa Tinh (Mars) sau bảy tháng du hành trên không gian, qua hơn 301 triệu dặm (cỡ hơn 484 triệu km).

Tuy vậy, thành tựu đáng phục đó dường như chỉ để mọi người ngưỡng mộ khen thưởng và không có gì để phải bàn cãi thêm.

Cho nên, sang hôm sau thì các đài TV lại trở lại với các bình luận sốt dẻo về các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa vào cuối tháng 11 tại hội nghị thượng đỉnh G20.

Nhưng cũng nhờ thế mà Hùng lại được dịp nhớ đến anh bạn người Tàu với câu chuyện khá lâu trước đây về việc Trung Hoa phóng phi thuyền lên không trung.

Continue reading

Hai Con Giáp

Trần Thi

Email trong nhóm ở sở của Hùng năm nào cũng rôm rả lời chúc tụng khi năm mới đang đến.

Nhóm của Hùng cũng độ hơn 60 người.  Tính theo màu da thì trong nhóm có 3 sắc dân chính: da trắng, Ấn Độ và Á Châu (nghĩa là Trung Hoa và Việt Nam).

Năm Tây thì chúc Happy New Year. Năm ta thì chúc Happy New Lunar Year.  Cứ thế thì chẳng có gì để phải nói.

Có lần vào dịp năm ta, có người bạn đồng nghiệp da trắng gửi ra lời chúc “Happy Tet” đến mọi người trong nhóm.

Thế là emails bắt đầu “xẹc” qua, “xẹc” lại.

Continue reading

Chuyện Tu Hành

Trần Thi

Vào những năm đầu tiên của thời hậu “giải phóng,” khoảng 1979-80, khi chiến trường Tây Nam với Kampuchea lên cao điểm và quân Trung Cộng tràn qua biên giới phía Bắc Việt Nam, thì giới trai tráng trong Nam như lên cơn sốt.

Trong miền Nam, được “vinh hạnh trúng tuyển” nghĩa vụ quân sự, có muốn hay không thì cũng bị đẩy sang Kampuchea để “giải phóng” nước bạn, hoặc để chết như “bộ đội cách mạng” cuồng nhiệt muốn lấy thân mình “lấp lỗ châu mai” để xây dựng thành trì xã hội chủ nghĩa.

Còn từ phương Bắc, thì mối họa truyền kiếp “bá quyền sô vanh nước lớn (chauvinism)” thuộc nhà Đại Hán và người anh em cộng sản Việt Nam “môi hở răng lạnh” “núi liền núi, sông liền sông” đang xâu xé tàn sát lẫn nhau.

Bên nào thắng thì người dân Việt Nam cũng đều chết dở, sống dở!

Continue reading

Về một số điều trong bài báo của Ông Thế Uyên

Trần Trung Tín1

Trong tháng 6/89 vừa qua, tôi có đọc được một bài phân tích công phu của ông Vương Hữu Bột mang tựa đề: “Cởi trói ở Việt Nam. Bế tắc trong khoa học xã hội hay bế tắc của chủ nghĩa xã hội” (tạp chí Thế Kỷ 21, số 2, 6/89). Với tương đối đầy đủ các chú thích cần thiết, bài viết nói trên có đề cập đến ông Lý Chánh Trung bên cạnh các tên tuối kỳ cựu ở mặt lý thuyết của Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Khắc Viện, Trần Văn Giàu, hoặc trẻ trung hơn như Trần Độ.

Continue reading