Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: mỹ (Page 1 of 3)

Người Khinh Binh Cuối Cùng Tại Căn Cứ Hỏa Lực Charlie

Đầu tháng 7, 2022, thêm một lần nữa, Chiến tranh Việt Nam lại trở về với truyền thông, báo chí Mỹ qua việc Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden trao thưởng Medal Of Honor cho Thiếu Tá John Duffy, sĩ quan cố vấn cho Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù trong trận chiến tại Căn cứ Hỏa lực Charlie trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Qua Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam, người đọc có thể tìm hiểu về cuộc tử chiến giữa Tiểu đoàn 11 Dù chống trả lại một địch quân được ước tính là đông gấp 10 lần. Và Thiếu Tá John Duffy đã “có mặt” trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 này.

Nhưng phải đợi đến The Battle for “Charlie” của nhà thơ John Duffy, độc giả nói tiếng Anh mới biết được cuộc tử chiến tại căn cứ Charlie, mà trong đó Amazon giới thiệu Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù là: “Một tiểu đoàn nhẩy dù của Nam Việt Nam đã giữ vững một vị trí làm nhắc nhớ đến các dũng sĩ Spartans tại Thermopylae vào năm 480 trước Công nguyên.” – “A battalion of South Vietnamese paratroopers made a stand reminiscent of the Spartans at Thermopylae in 480 BC.

Theo sử Tây phưong, năm 480 trước Công nguyên, Vua Leonidas, đem 7,000 quân Hy Lạp, trong đó có 300 dũng sĩ Spartans, ra bảo vệ Thermopylae trước khoảng từ 120,000 đến 300,000 quân xâm lăng của Ba Tư. Trong trận đánh này, ngoài các thương vong khác, Vua Leonidas và 300 dũng sĩ Spartans đều tử trận.


Continue reading

Originalism: Trường Phái Nguyên Thủy Tại Tối Cao Pháp Viện Mỹ

Cuối tháng 6/2022, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ công bố nhiều phán quyết quan trọng ảnh hưởng đến nền tảng của luật pháp và thay đổi sâu rộng đến xã hội, chẳng hạn như phán quyết chấm dứt quyền phá thai của phụ nữ được luật pháp của chính quyền liên bang Hoa Kỳ bảo vệ trong gần 50 năm qua (để cho tiểu bang quyền quyết định), thu hẹp lại những giới hạn về quyền sở hữu súng...

Trong cố gắng tìm hiểu những thay đổi quan trọng này, xin giới thiệu đến quý vị phần chuyển ngữ của bài nhận định về một số phán quyết nói trên: Why Liberal Justices Need to Start Thinking Like Conservatives, đã đăng trên tạp chí Time ngày 30/6/2022.

Ông Akhil Reed Amar, tác giả bài nhận định, là một học giả Hoa Kỳ nổi tiếng về luật hiến pháp. Ông là Sterling Professor của Law and Political Science at Yale University.

Học trò của ông có nhiều người đã thành danh, trong đó có: John Yoo (Cộng Hòa, Deputy Assistant Attorney General, thời TT Bush 43), Chris Coons (Dân Chủ, Thượng Nghị Sĩ của Delaware từ 2010), Jake Sullivan (Dân Chủ, Cố vấn An ninh Quốc gia, thời TT Biden), Cory Booker (Dân Chủ, Thượng Nghị Sĩ của New Jersey từ 2013), Josh Hawley (Cộng Hòa, Thượng Nghị Sĩ của Missouri từ 2019), Alex Azar (Cộng Hòa, Bộ Trưởng của Health and Human Services thời TT Trump, 2018-2021).


Continue reading

Ấn Độ: thân Nga, cần Mỹ, ghét Hồi và sợ Trung Cộng

Ngay sau khi Nga xâm lăng Ukraine, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã có ba cuộc bỏ phiếu:

  1. Ngày 25/2/2022, Hội Đồng Bảo An LHQ (United Nations Security Council) với 15 thành viên1, họp để thông qua nghị quyết nhằm chấm dứt khủng hoảng tại Ukraine.

    Nga bỏ phiếu phủ quyết (veto) nghị quyết này2. Ngoài ra còn có 11 phiếu thuận và 3 phiếu khiếm diện (abstained: không thuận mà cũng không chống) của Ấn Độ, Tàu và the United Arab Emirates (UAE). 

  2. Ngày 04/3/2022, Hội Đồng Nhân Quyền (Human Rights Council), với 47 thành viên, họp để thông qua nghị quyết thành lập ủy ban điều tra những vi phạm nhân quyền của Nga trong chiến tranh tại Ukraine.

    Nghị quyết này được thông qua với 32 phiếu thuận, 2 phiếu chống (của Nga và Eritrea) và 13 phiếu khiếm diện3.

  3. Ngày 07/4/2022, Đại Hội Đồng (General Assembly) bỏ phiếu quyết định ngưng không cho Nga có mặt trong Hội Đồng Nhân Quyền (to suspend Russia from the Human Rights Council).

    Kết quả:  93 phiếu thuận, 24 phiếu chống, và 58 phiếu khiếm diện4.

    • Trong 24 phiếu chống có Bắc Hàn, Cuba, Iran, Nga, Syria, Tàu và Việt Nam.
    • Trong 58 phiếu khiếm diện có Ai Cập, Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Ba Tây, Cambodia, Hồi Quốc, Iraq, Jordan, Kuwait, Mã Lai, Mễ, Nam Dương, Nam Phi,  Qatar, Singapore, Thái Lan và UAE.

Continue reading

Vladimir Putin – 22 Năm từ Chính Khách đến Bạo Chúa

Ngày 24 tháng 02, 2022, Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã xua quân xâm lăng Ukraine. Tính cho đến cuối tháng 3, 2022, thì Nga đã thất bại trong toan tính tốc chiến tốc thắng để chiếm Ukraine. Tổn thất nặng nề nhất vẫn là người dân Ukraine. Chịu trách nhiệm lớn nhất trong vụ xâm lăng này phải là ông Vladimir Putin.

Nếu mượn lời của cựu Tổng thống Pháp Charles de Gaulle để hỏi: Qui est Putin? Thì có lẽ không ai có thể đưa ra được câu trả lời chính xác.

Dù vậy, bài báo The Making of Vladimir Putin đăng trên tờ The New York Times ngày 26/3/2022 đã cô đọng được quá trình 22 năm hình thành ông Putin từ chính khách đến bạo chúa. Xin giới thiệu đến quý vị bạn đọc phần chuyển ngữ của bài báo này.

Tác giả bài báo là Roger Cohen – trưởng phòng báo chí (bureau chief) tại Paris của tờ The New York Times. Ông đã làm cho tờ The New York Times hơn 30 năm, từng là phóng viên nước ngoài và biên tập viên nước ngoài. Roger Cohen lớn lên ở Nam Phi và Anh, sau này ông ta trở thành công dân Mỹ (naturalized American).


Continue reading

Chính sách “Mơ hồ Chiến lược” của Mỹ tại Eo biển Đài Loan

Trong thời gian gần đây, Đài Loan liên tục lên tiếng báo động về những hoạt động quân sự khiêu khích của Trung Hoa gia tăng đến mức phải lo ngại. Thể hiện rõ nhất là sự xâm nhập của máy bay quân sự Trung Hoa tiến vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo này lên cao đến mức kỷ lục trong 4 thập niên vừa qua.

Ngày 10 tháng 10 năm 2021, trong dịp quốc khánh của Đài Loan, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan, Chiu Kuo-cheng, lên tiếng cảnh cáo rằng Trung Hoa lục địa (Hoa lục) sẽ có khả năng toàn diện tấn công hòn đảo này vào năm 20255.

Trước những gây hấn như vậy, Hoa Kỳ vẫn luôn đáp ứng bằng cách tái xác định sẽ tiếp tục giúp Đài Loan tự bảo vệ như Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Lloyd Austin, đã tuyên bố tại Tổng Hành Dinh của NATO tại Bỉ, ngày 22/10/2021 (US Defense Secretary: US Will Continue to Help Taiwan Defend Itself6).

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không cam kết là sẽ bảo vệ Đài Loan khi bị tấn công.

Chính sách này của Hoa Kỳ đặt trọng tâm trên “sự mơ hồ chiến lược” (strategic ambiguity) đã được áp dụng từ 1979 sau khi Hoa Kỳ công nhận Trung Hoa.

Continue reading

Truyền thông xử án Rittenhouse

Từ ngày 1/11/2021 đến 19/11/2021, đã phiên xử Kyle Rittenhouse, bị buộc tội cố ý bắn người trong vụ bạo loạn tại Kenosha, Wisconsin. Trước đó, giới truyền thông đã cung cấp nhiều tường thuật và phân tích. Tuy nhiên, những thông tin mang nhiều thành kiến, như kỳ thị màu da, không chính xác và có khi đi đến mức sai lc.

Jonathan Turley đã có ý kiến đăng trên USA TODAY, ngày 19/11/2021, qua bài báo From Kenosha riots to Kyle Rittenhouse trial, biased media coverage makes everyone angrier (Từ những bạo loạn tại Kenosha đến phiên tòa xử Kyle Rittenhouse, sự tường thuật nặng thành kiến của giới truyền thông làm mọi người thêm tức giận).

Tác giả Jonathan Turley, thành viên của Hội đồng Cộng tác viên (Board of Contributors) của USA TODAY, là Shapiro Professor of Public Interest Law tại George Washington University. Ông còn là nhà phân tích pháp lý (a legal analyst) cho đài Fox News. Xin mời quý vị, quý bạn đọc phần chuyển ngữ của bài báo.


Continue reading

Quyền Tự Vệ Bằng Súng Tại Mỹ

Trần Trung Tín

Thứ Sáu ngày 19 tháng 11, 2021, sau hơn 25 giờ làm việc trong 4 ngày, toàn thể bồi thẩm đoàn, gồm mười hai (12) thành viên, tại tòa án ở Kenosha, Wisconsin đã quyết định Kyle Rittenhouse không có tội (not guilty) trước một cáo buộc về tội cố ý sát nhân cấp độ thứ nhất và bốn cáo buộc với các tội danh khác, theo tin CNN.

Vụ xử Kyle Rittenhouse được nhiều giới tại Hoa Kỳ quan tâm theo dõi vì có liên hệ đến nhiều yếu tố khác nhau như chính trị, kỳ thị màu da, và bên cạnh đó là những yếu tố pháp luật và quyền được mang và giữ vũ khí, được quy định trong Tu Chính Án thứ Hai của Hiến pháp Hoa Kỳ – Second Amendment to the United States Constitution.

Từ thập niên 1990s đến nay, đã có hai cuộc xung đột vì màu da làm rúng động toàn nước Mỹ:

  1. Năm 1992, tại Los Angeles County, California, bạo loạn đã xẩy ra sau khi tòa xử trắng án bốn người cảnh sát da trắng đã sử dụng sức mạnh quá mức (excessive force) khi bắt giữ một người da đen tên Rodney King
  2. Năm 2020, tại thành phố Minneapolis, Minnesota, một viên cảnh sát da trắng đã giết người da đen tên George Floyd, và đã tạo nên luồng sóng phản đối dữ dội từ cả người da đen lẫn da trắng trên khắp nước Mỹ.

Theo nhận xét riêng của người viết, hai cuộc biểu tình phản đối nói trên đều khởi đi từ yếu tố chính đáng, bắt nguồn từ việc nhân viên công lực người da trắng đã kỳ thị và ngược đãi người da đen – có trường hợp đưa đến việc sát nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những người biểu tình, phản đối chính đáng còn có sự tham dự của nhiều phần tử trộm cướp, hôi của và nhiều thành phần vô chính phủ (arnachist), tùy tiện đốt phá, hủy hoại và cướp bóc tài sản của người dân.

Và một khi chính quyền sở tại không đủ khả năng hoặc không đủ ý chí để bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân thì việc có người đứng ra hành xử “Quyền Tự Vệ Bằng Súng” là điều khó tránh khỏi.

Continue reading

Điều gì sẽ đẩy Trung Hoa đến chỗ động binh khởi chiến?

Cuộc chiến tranh lạnh đã đang diễn ra. Câu hỏi được đặt ra là liệu Washington có thể làm Bắc Kinh chùn bước để không khởi động cuộc chiến tranh nóng hay không.

Bên trên là phần được trích dẫn trong bài báo What Will Drive China to War? đăng trên The Atlantic ngày 01/11/2021. Xin được giới thiệu bài phân tích này của hai tác giả Michael Beckley và Hal Brands.

Michael Beckley là Jeane Kirkpatrick Visiting Fellow tại American Enterprise Institute (AEI). Nghiên cứu của ông tập trung vào sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, và ông là associate professor tại Đại học Tufts.

Hal Brands là senior fellow tại AEI. Ông nghiên cứu về chính sách đối ngoại và chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ, và ông là Henry A. Kissinger Distinguished Professor của Global Affairs tại Johns Hopkins School of Advanced International Studies.


Continue reading

Độc Tài Từ Phe Tả

Trong thời gian vừa qua, tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ, đã có những hành động chống phá cực đoan, có khi là bạo động, được thực hiện bởi những nhóm thuộc phe tả như Antifa, hoặc bởi phong trào Black Lives Matter (BLM) mà nhiều người cho là đã đẩy mạnh lịch trình nghị sự của những thành phần cực tả.

Cũng như trên mặt truyền thông đại chúng, như TV, báo chí, hay qua các mạng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter hay YouTube, đã thường thấy xuất hiện những biện pháp kiểm duyệt, hay tước bỏ diễn đàn (de-platform) ngăn cấm không cho người không cùng quan điểm chính trị, hay xã hội sử dụng. Trong số đó, có người bị “chế tài” đơn giản chỉ vì họ đi “chệch hướng” với các phong trào tả phái “dòng chínhđương thời như Woke hay BLM. Và những biện pháp trừng phạt có tính cách độc đoán áp chế của phe tả thường diễn ra trong một môi trường “văn hóa” mới: Cancel culture.

Tuy nhiên, có nhiều chuyên gia vẫn không nhìn ra được tính cách áp chế, độc tài nơi những hành động nói trên của nhiều thành phần phe tả. Để tìm hiểu tình trạng này, xin mời quý vị đọc phần chuyển ngữ của bài báo The Experts Somehow Overlooked Authoritarians on the Left của Sally Satel đăng trên The Atlantic ngày 25/9/2021. Tác giả bài báo là một chuyên gia bệnh tâm thần (psychiatrist), một học giả thường trú tại American Enterprise Institute, và là đồng tác giả của quyển sách Brainwashed: The Seductive Appeal of Mindless Neuroscience. Bà là giáo sư thỉnh giảng tại Vagelos College of Physicians and Surgeons của Đại học Columbia, New York.


Continue reading

Có thể nào cứu vãn được tuần trăng mật ngắn ngủi của Biden với Âu châu?

Đối với Âu châu, lễ nhậm chức của ông Biden báo hiệu một khởi đầu mới mẻ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Họ công khai hoan nghênh ông Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump. Tổng thống Biden đã nói với các nhà lãnh đạo Âu châu: “Hãy để tôi xóa bỏ bất cứ nghi ngờ nào còn sót lại: Hoa Kỳ sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Liên minh Âu châu và các thủ đô trên khắp lục địa, từ Rome đến Riga, để đáp ứng với những thách thức chung mà chúng ta phải đối diện.”7

Nhưng với cuộc rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021, phản ứng của Âu châu có thể được tóm tắt qua tựa đề của bài báo đăng trên politico.eu: “Mất tin tưởng và phản bội: Âu châu phản ứng trước sự ‘tính toán sai lầm’ của Biden ở Afghanistan”8.

Và vừa qua, với hiệp ước quân sự AUKUS, được ký kết giữa Úc, Anh và Mỹ, đã tạo ra sự phẫn nộ từ Pháp và một số đồng minh EU. Trong cuộc phỏng vấn với radio France Info, Ngoại trưởng Pháp Le Drian đã nói: “Đây không phải là điều mà các đồng minh đối xử với nhau. Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể tiên liệu được này nhắc tôi nhớ rất nhiều đến những gì ông Trump thường làm.”9

Qua “tuần trăng mật” ngắn ngủi với chính quyền Biden, Âu châu đã nhận ra có nhiều “tương đồng” giữa “America First” của Trump và “America is back” của Biden. Và nhất là đã có dấu hiệu Mỹ “chuyển trục” sang Á châu Thái Bình Dương. Xin mời quý vị đọc phần chuyển ngữ của bài báo Can Biden’s short-lived honeymoon with Europe be salvaged? của Melissa Rossi, đăng trên Yahoo!News ngày 24/9/2021.


Continue reading
« Older posts