Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Vladimir Putin – 22 Năm từ Chính Khách đến Bạo Chúa

Ngày 24 tháng 02, 2022, Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã xua quân xâm lăng Ukraine. Tính cho đến cuối tháng 3, 2022, thì Nga đã thất bại trong toan tính tốc chiến tốc thắng để chiếm Ukraine. Tổn thất nặng nề nhất vẫn là người dân Ukraine. Chịu trách nhiệm lớn nhất trong vụ xâm lăng này phải là ông Vladimir Putin.

Nếu mượn lời của cựu Tổng thống Pháp Charles de Gaulle để hỏi: Qui est Putin? Thì có lẽ không ai có thể đưa ra được câu trả lời chính xác.

Dù vậy, bài báo The Making of Vladimir Putin đăng trên tờ The New York Times ngày 26/3/2022 đã cô đọng được quá trình 22 năm hình thành ông Putin từ chính khách đến bạo chúa. Xin giới thiệu đến quý vị bạn đọc phần chuyển ngữ của bài báo này.

Tác giả bài báo là Roger Cohen – trưởng phòng báo chí (bureau chief) tại Paris của tờ The New York Times. Ông đã làm cho tờ The New York Times hơn 30 năm, từng là phóng viên nước ngoài và biên tập viên nước ngoài. Roger Cohen lớn lên ở Nam Phi và Anh, sau này ông ta trở thành công dân Mỹ (naturalized American).


Trần Trung Tín chuyển ngữ

PARIS – Nói theo những gì được ông ta gọi là “ngôn ngữ của Goethe, Schiller và Kant,” mà ông ta đã thu lượm được trong thời gian là sĩ quan K.G.B. tại Dresden, Tổng thống Vladimir V. Putin đã phát biểu trước Quốc hội Đức vào ngày 25 tháng 9 năm 2001. “Nga là một quốc gia Âu châu thân thiện,” ông ta tuyên bố. “Hòa bình ổn định trên lục địa là một mục tiêu rất quan trọng cho quốc gia của chúng tôi.”

Nhà lãnh đạo Nga, được bầu vào một năm ở trước tuổi 47 sau khi tiến nhanh ra như chớp từ bóng tối, tiếp tục mô tả “các quyền và tự do dân chủ” là “mục tiêu chính trong chính sách đối nội của Nga”. Các thành viên của Hạ viện Đức Bundestag đã đứng dậy hoan nghênh nhiệt liệt, cảm động bởi sự hòa giải mà ông Putin dường như đang thể hiện tại Berlin, thành phố đã tiêu biểu cho một sự chia cắt lâu dài giữa Tây phương và thế giới toàn trị của Xô Viết.

Norbert Röttgen, một đại biểu của phe trung-hữu (center-right), đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội từ nhiều năm, là một trong số những người đã đứng lên hoan hô. “Putin đã thu hút chúng tôi,” Ông nói: “Một giọng nói khá nhẹ nhàng, bằng tiếng Đức, giọng nói khiến bạn tin vào những gì được nói với bạn. Chúng tôi có lý do để nghĩ rằng có một viễn cảnh khả thi về sự chung sống bên nhau.”

Ngày nay, tất cả những chung sống bên nhau đó đều bị xé nát, Ukraine bốc cháy, bị vùi dập bởi đoàn quân xâm lăng mà ông Putin gửi đến để chứng minh niềm tin của ông ta rằng tính cách quốc gia của Ukraine chỉ là huyền thoại. Hơn 3.7 triệu người Ukraine thành người tị nạn; người chết tăng nhanh trong cuộc chiến mới chỉ được một tháng tuổi; và giọng nói ôn tồn của ông Putin dần dần trở thành xảo ngôn giận dữ của kẻ đang chồm người về phía trước kết tội bất kỳ người Nga nào chống lại bạo lực của chế độ độc tài đang xiết chặt của ông ta là “cặn bã và phản bội.”

Retroville Mall ở Kyiv, thủ đô Ukraine, sau khi bị quân Nga pháo kích vào cuối tháng 3, 2022 – Ảnh: Lynsey Addario/The New York Times
Một gia đình tị nạn từ Ukraine đến nhà ga tại Budapest, tháng 3/2022 – Ảnh: Mauricio Lima/The New York Times

Những kẻ đối đầu, “đạo quân thứ năm” bị Tây phương thao túng, sẽ gặp phải một số phận bi đát, ông Putin tuyên bố trong tháng này, đanh mặt khi chiến dịch hành binh chớp nhoáng (blitzkrieg) được hoạch định sẵn của ông ở Ukraine bị khựng lại. Những người Nga chân chính, ông ta nói, sẽ “phun họ ra như ruồi muỗi vô tình bay vào miệng họ” và do đó đạt được “sự tự thanh lọc xã hội cần thiết”.

Đây không còn phải là ngôn ngữ của Kant mà là sự kích thích chủ nghĩa dân tộc phát xít bị nhiễm vào thời niên thiếu nghèo khó, hay gây sự của ông Putin tại thành phố St. Petersburg.

Nằm giữa tiếng nói của lý trí và sự kích động, giữa hai người đàn ông dường như khác nhau này, là 22 năm quyền lực và năm đời tổng thống Mỹ. Khi Trung Hoa trỗi dậy, khi Mỹ tham chiến và thất bại trong các cuộc chiến liên tục ở Iraq và Afghanistan, khi kỹ thuật đã kết nối thế giới, thì một điều kỳ bí của Nga đã hình thành trong Điện Kremlin.

Có phải là Hoa Kỳ và đồng minh, vì lạc quan thái quá hoặc ngây thơ, nên đã hiểu ông Putin sai ngay từ đầu? Hoặc là, theo thời gian, ông ta đã bị biến đổi để ngày nay trở thành một kẻ hiếu chiến muốn khôi phục lại lãnh thổ đã mất, hoặc là do bởi cảm nhận bị Tây phương khiêu khích, phiền não chồng chất, hay đắm chìm trong sự say sưa quyền lực lâu dài và – từ thời Covid-19 – ngày càng bị cô lập?

Là một người kỳ bí, nhưng ông Putin cũng là gương mặt nổi bật nhất trong công chúng. Nhìn từ khía cạnh canh bạc liều lĩnh của ông ta ở Ukraine, đã nổi bật lên bức ảnh của một người đàn ông, kẻ đã nắm bắt gần như mọi chuyển dịch của Tây phương và xem đó như là một sự coi thường chống lại Nga – và có lẽ cũng là chính ông ta. Khi sự bất bình gia tăng, từng mỗi chút, mỗi năm, thì cách biệt (giữa ông ta và nước Nga) càng bị lu mờ. Trên thực tế, ông ta đã trở thành nhà nước, ông ta đã hợp lại với nước Nga làm một, số phận của Nga và Putin kết hợp lại trong một viễn kiến càng ngày càng mang tính chất của Đấng Cứu Thế (Messianic vision) về một sự vinh quang của một đế quốc được phục hồi.

Từ Đống Tro Tàn Của Đế Quốc

“Sự cám dỗ của Tây phương đối với Putin, theo tôi, chính yếu là ông ta xem đó như là công cụ để xây dựng một nước Nga vĩ đại,” Condoleezza Rice, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ người từng gặp ông Putin nhiều lần trong giai đoạn đầu khi ông cầm quyền. “Ông ta luôn luôn bị ám ảnh bởi 25 triệu người Nga bị mắc kẹt bên ngoài Nước Mẹ Nga do bởi sự tan vỡ của Liên bang Xô Viết. Ông ta đã nhắc đi, nhắc lại điều này. Đó là lý do tại sao, đối với ông ta, ngày tàn của đế quốc Xô Viết là thảm họa lớn nhất của thế kỷ 20.”

Nhưng nếu phải giấu kín sự phẫn nộ của người muốn thu hồi lại vùng đất đã mất, cùng với sự nghi ngờ Hoa Kỳ của một gián điệp Sô Viết, thì ông Putin lại có những ưu tiên khởi đầu khác. Ông là một đầy tớ yêu nước của nhà nước. Nước Nga hậu cộng sản của thập niên 1990s, dưới sự lãnh đạo bởi Boris N. Yeltsin, đắc cử trong cuộc bầu phiếu tự do đầu tiên, đã tan vỡ.

Năm 1993, ông Yeltsin ra lệnh cho pháo kích vào tòa nhà Quốc Hội để dập tắt một cuộc nổi dậy; làm thiệt mạng 147 người. Tây phương đã phải cung cấp viện trợ nhân đạo cho Nga, suy sụp nghiêm trọng là nền kinh tế của nước này, sự nghèo đói cùng cực lan tràn, hàng loạt các ngành kỹ nghiệp lớn bị đem bán với giá rẻ mạt cho một tầng lớp tài phiệt mới nổi. Tất cả những điều này, đối với ông Putin, tiêu biểu cho một tình trạng hỗn loạn. Đó là cả một sự ô nhục.

Những người biểu tình leo lên xe tăng ở Moscow vào tháng 8 năm 1991 sau khi nhà lãnh đạo Liên Xô, Mikhail Gorbachev, bị những thành phần theo đường lối cứng rắn tước quyền trong thời gian ngắn. Ảnh: Boris Yurchenko/Associated Press
Năm 1993, Boris Yeltsin, người tiền nhiệm của ông Putin, đã ra lệnh cho pháo kích vào Quốc hội Nga để dập tắt một cuộc nổi dậy. Ảnh: Sergei Karpukhin/Associated Press

“Ông ta ghét những gì đã xảy ra với Nga, ghét ý tưởng là Tây phương phải giúp đỡ Nga”, Christoph Heusgen, người cố vấn ngoại giao hàng đầu của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel từ năm 2005 đến 2017, đã nói. Tuyên ngôn chính trị đầu tiên của ông Putin cho chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2000 gồm toàn về việc đảo ngược lại các nỗ lực của Tây phương nhằm chuyển giao quyền lực từ nhà nước sang thị trường. “Đối với người Nga,“ ông ta viết, “một nhà nước mạnh không phải là điều bất thường để phải chống lại.” Mà ngược lại hoàn toàn, “nó chính là nguồn lực và nhân tố bảo đảm trật tự, khởi xướng và là động lực chính yếu cho bất kỳ sự thay đổi nào.”

Nhưng Putin không phải là người theo chủ nghĩa Marx, ngay cả khi ông ta cho phục hồi bài quốc ca thời Stalin. Ông ta đã chứng kiến thảm họa của nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa, ở cả Nga và Đông Đức, nơi ông ta phục vụ trong vai trò của một điệp viên (agent) K.G.B. từ 1985 đến 1990.

Vị tổng thống mới này sẽ làm việc với các nhà tài phiệt được tạo ra bởi thị trường tự do hỗn loạn, chủ nghĩa tư bản giả tạo – chừng nào mà họ còn trung thành tuyệt đối. Không làm được chuyện đó, họ sẽ bị loại bỏ. Nếu đây là dân chủ, thì nó chính là “dân chủ nhà nước (sovereign democracy),” một cụm từ được các chiến lược gia chính trị hàng đầu của ông Putin chấp nhận, nhấn mạnh vào từ ngữ “sovereign.”

Ở một mức độ nào đó, như được đánh dấu bởi thành phố St. Petersburg được xây dựng bởi Đại đế Peter the Great vào thế kỷ 18 như là “cánh cửa tiến vào Âu châu,” và bởi kinh nghiệm chính trị đầu tiên ở đó của ông từ 1991 làm việc trong văn phòng thị trưởng để thu hút đầu tư của nước ngoài, ông Putin có vẻ đã cẩn thận mở cửa với Tây phương ngay từ buổi sớm khi lên cầm quyền.

Ông đã đề cập đến khả năng Nga là thành viên của NATO với Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000, một ý tưởng không bao giờ đi đến đâu. Ông ta duy trì một thỏa thuận đối tác của Nga với Liên minh Âu châu ký vào năm 1994. Một Hội đồng NATO-Nga được thành lập vào năm 2002. Con người của thành phố Petersburg (Petersburg man) thi đua với con người Sô Viết xoàng xĩnh (Homo Sovieticus).

Đây là một hành động giữ thăng bằng khéo léo, điều mà một Putin rất kỷ luật đã được chuẩn bị. “Không bao giờ bạn để mất đi sự kiểm soát,” ông nói với đạo diễn người Mỹ Oliver Stone trong “The Putin Interviews”, một phim tài liệu vào năm 2017. Ông ta từng tự mô tả ông là “chuyên gia về sự quan hệ giữa người với người.” Các nhà lập pháp người Đức không phải là những người duy nhất bị thu hút bởi người đàn ông này với những đặc điểm điềm đạm và ý định kiên trì, đã được trui luyện nơi một nhân viên tình báo.

“Bạn phải hiểu là, ông ta xuất thân từ KGB, nói dối là nghề của anh ta, không phải là tội lỗi,” Sylvie Bermann, đại sứ Pháp tại Moscow từ năm 2017 đến năm 2020, đã nói. Ông ta giống như một tấm gương, điều chỉnh theo điều ông ta thấy, theo cách mà ông ta đã được huấn luyện.”

Vài tháng trước khi phát biểu tại Hạ viện Đức, ông Putin đã nổi tiếng trong việc giành được thiện cảm của Tổng thống George W. Bush, người mà, sau cuộc họp đầu tiên vào tháng 6 năm 2001, nói rằng đã nhìn vào mắt tổng thống Nga, đã có được “một cảm giác về tâm hồn của ông ấy” (“a sense of his soul”) và đã thấy ông ta (Putin) “rất thẳng thắn và đáng tin cậy.” Ông Yeltsin, cũng tương tự, đã đánh bóng Putin như là người kế thừa chỉ ba năm sau khi ông ta đến Moscow vào năm 1996.

Ông Putin, khi đó là thủ tướng, với ông Yeltsin khi ông rời Điện Kremlin năm 1999. Ảnh: Thông tấn xã TASS, qua Getty Images
“Hòa bình ổn định trên lục địa là một mục tiêu rất quan trọng cho quốc gia của chúng tôi,” ông Putin nói với các nhà lập pháp Đức vào năm 2001. Ảnh: Fritz Reiss/Associated Press

“Putin tự điều hướng rất chính xác để thành một con người (Putin orients himself very precisely to a person),” Mikhail B. Khodorkovsky, một người giàu nhất nước Nga trước khi bị lưu đầy hết một thập niên tại nơi ngục tù ở Siberia và công ty của ông bị bắt buộc phải giải thể, đã nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2016 tại Washington. “Nếu hắn muốn bạn thích hắn, bạn sẽ thích hắn.”

Trước đó khi tôi gặp ông Khodorkovsky, ở Moscow, là vào tháng 10 năm 2003, chỉ vài ngày trước khi ông bị bắt bởi các nhân viên an ninh có vũ trang vì tội biển thủ. Khi đó, ông ta đã nói chuyện với tôi về những tham vọng chính trị táo bạo của ông ta – và đó là một sự phạm thượng (lèse-majesté) không thể chấp nhận được đối với ông Putin.

Nhà Độc Tài Đang Xuất Hiện

Dinh thự tổng thống có cây cối rậm rạp bên ngoài Moscow rất thoải mái nhưng không trang trí công phu. Vào năm 2003, sở thích cá nhân của ông Putin vẫn chưa lên đến mức độ lâu đài dinh thự. Các nhân viên bảo vệ nhàn nhã xung quanh, trố mắt xem TV chiếu những người mẫu thời trang trên đường giữa Milan và Paris.

Ông Putin, như ông ấy thích làm, đã khiến chúng tôi phải mất nhiều giờ chờ đợi. Có vẻ như đó là một minh chứng nhỏ cho thấy tính trịch thượng (one-upmanship), một chút bất lịch sự (a minor incivility) mà ông ta gây ra cho người khác, ngay cả bà Rice, tương tự như việc đem chó của ông ta vào cuộc họp với bà Merkel vào năm 2007 khi ông ta đã biết là bà này sợ chó.

“Tôi hiểu tại sao ông ta phải làm điều này,” Bà Merkel nói. “Để chứng tỏ ông ta là một người đàn ông.”

Khi cuộc phỏng vấn với ba nhà báo của New York Times sau cùng đã bắt đầu, ông Putin đã thân mật và tập trung, thoải mái trong việc nắm vững các chi tiết (strong command of detail). “Chúng tôi quyết tâm đứng vững trên con đường phát triển của nền dân chủ và kinh tế thị trường,” ông nói, và thêm, “Bằng tâm tình và văn hóa của họ, dân Nga là người Âu châu.”

Ông nói về “mối quan hệ tốt đẹp, gần gũi” với chính quyền Bush, mặc dù có chiến tranh Iraq, và nói “các nguyên tắc chính của chủ nghĩa nhân văn – nhân quyền, tự do ngôn luận – vẫn là nền tảng cho mọi quốc gia.” Bài học lớn nhất về giáo dục cho ông ta, ông nói, là “tôn trọng pháp luật.”

Ở thời điểm này, ông Putin đã trấn áp (clamped down) các phương tiện truyền thông độc lập; tiếp tục cuộc chiến tàn bạo ở Chechnya đưa đến việc san bằng Grozny, thủ đô của Chechnya; và đưa các viên chức an ninh – siloviki – vào giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền của ông ta. Thường ra, họ là những người bạn cũ ở St.Petersburg, như Nikolai Patrushev, hiện là thư ký hội đồng an ninh của ông Putin. Quy tắc đầu tiên của một sĩ quan tình báo là nghi ngờ.

Grozny, thủ đô của Chechnya, năm 2000. Ông Putin ra lệnh san bằng thành phố để dập tắt một phong trào ly khai. Ảnh: Dmitry Belyakov/Associated Press
Những người lính Nga đứng nhìn một giếng dầu bốc cháy ở phía bắc Chechnya vào cuối năm 1999. Ảnh: James Hil/The New York Times

Khi được hỏi về các phương pháp của mình, vị tổng thống này giận dữ, cho rằng Mỹ không thể đứng trên bất kỳ vùng cao nào để thuyết giảng đạo đức. “Chúng tôi có một câu châm ngôn ở Nga,” ông nói. “Không nên chỉ trích chiếc gương nếu bạn có một khuôn mặt méo mó.”

Hình ảnh người đàn ông bị giằng xé sau ánh mắt không khoan nhượng đã gây ra ấn tượng sâu đậm. Michel Eltchaninoff, người Pháp, tác giả của cuốn sách “Inside the Mind of Vladimir Putin”, nói rằng có “một lớp sơn dầu của chủ nghĩa tự do trong nghị luận của ông ta vào đầu thập niên 2000s,” nhưng hấp lực của việc khôi phục sức mạnh đế quốc Nga, cũng như việc trả hận cho Nga bị xem là đã xuống cấp đến mức mà Tổng thống Barack Obama gọi là “một cường quốc khu vực,” vẫn là nguồn lực sâu thẳm nhất luôn thúc đẩy ông Putin.

Sinh năm 1952 tại thành phố khi đó có tên là Leningrad, ông Putin lớn lên trong bóng tối của cuộc chiến tranh giữa Liên Xô với Đức Quốc Xã, mà người Nga gọi là Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại (the Great Patriotic War). Cha của ông bị thương nặng, một anh trai chết trong cuộc bao vây thành phố 872 ngày của quân Đức bạo tàn, và một người ông làm đầu bếp cho Stalin. Những hy sinh khủng khiếp của Hồng Quân trong việc đánh bại Quốc Xã không là những gì trừu tượng mà có thể thấy được ngay trong gia đình khiêm tốn của ông, cũng như của nhiều người Nga cùng thế hệ. Từ trẻ, ông Putin đã học được bài học “kẻ yếu sẽ bị bầm giập,” như ông nói.

“Tây phương đã không lượng định đúng mức sức mạnh của huyền thoại Sô-viết, của hy sinh quân sự và chủ nghĩa khôi phục quốc gia ở ông ta,” ông Eltchaninoff, có ông bà nội-ngoại đều là người Nga, nói. “Ông ta tin tưởng sâu đậm rằng người đàn ông Nga sẵn sàng hy sinh bản thân cho một ý tưởng, trong khi người đàn ông Tây phương thích thành công và an nhàn (comfort).”

The Motherland Calls, một bức tượng ở Volgograd, Nga, tưởng nhớ những người lính thiệt mạng trong trận Stalingrad. Ảnh: Sergey Ponomare/The New York Times
Stalingrad mùa thu năm 1942. “The Great Patriotic War – Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại,” là tên gọi Thế Chiến II ở Nga, đóng một vai trò to lớn trong tình hình chính trị của Nga. Ảnh: Sovfoto/Universal Images Group, qua Getty Images

Ông Putin đã đem đến ít nhiều an nhàn cho nước Nga trong tám năm đầu tiên làm tổng thống. Kinh tế nhẩy vọt, đầu tư nước ngoài đổ vào. “Đó có lẽ là thời gian hạnh phúc nhất trong cuộc đời của đất nước, với thước đo thịnh vượng và mức độ tự do chưa từng có trong lịch sử nước Nga,” Alexander Gabuev, một senior fellow tại Carnegie Moscow Center nói.

Ông Gabuev, giống như hàng nghìn người Nga theo chủ nghĩa tự do, đã bỏ chạy sang Istanbul từ khi cuộc chiến ở Ukraine bắt đầu, nói thêm rằng “có rất nhiều tham nhũng và sự tập trung của cải, nhưng cũng có rất nhiều tàu thuyền mọc lên. Và nên nhớ rằng, trong thập niên 1990s, ai cũng nghèo như một con chuột nhà thờ.” Giờ đây, giới trung lưu có thể đi nghỉ mát ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Việt Nam.

Vấn đề đối với ông Putin là để đa dạng hóa nền kinh tế, pháp quyền sẽ hữu ích. Ông ta đã học luật tại Đại học St.Petersburg và tuyên bố tôn trọng nó. Thực ra, rõ ràng là quyền lực mới là kim chỉ nam của ông ta. Ông ta xem thường những điều tốt đẹp của pháp luật. “Tại sao ông ta lại phải chia sẻ quyền lực khi ông ta có thể sống bằng dầu mỏ, khí đốt, các tài nguyên thiên nhiên khác và tái phân phối quyền lợi đủ để giữ cho mọi người hạnh phúc?” Ông Gabuev nói.

Timothy Snyder, nhà sử học nổi tiếng về chủ nghĩa phát xít, đã ghi nhận như sau: “Khi nghịch ngợm với một nhà nước pháp quyền độc tài (authoritarian rule-of-law state), ông ta chỉ có thể trở thành tay trùm tài phiệt (oligarch-in-chief) và biến nhà nước thành công cụ áp chế (enforcer mechanism) của phe tài phiệt của ông ta.”

Dù vậy, quốc gia rộng lớn nhất trên trái đất, trải dài trên 11 múi giờ, cần đến nhiều điều hơn là chỉ bằng vào sự phục hồi kinh tế để đứng vững một lần nữa. Ông Putin đã được hình thành trong một thế giới Xô Viết vẫn nghĩ rằng Nga không phải là một cường quốc trừ khi nước này thống trị các nước láng giềng. Những tiếng gầm gừ bất mãn trước ngưỡng cửa quốc gia này đã thách thức học thuyết đó.

Tháng 11, 2003, Cách mạng Hoa hồng (Rose Revolution) ở Georgia đã đưa quốc gia này vào hướng đi của Tây phương. Năm 2004 – NATO mở rộng lần thứ hai sau Chiến tranh Lạnh, có thêm sự tham dự của Estonia, Lithuania, Latvia, Bulgaria, Romania, Slovakia và Slovenia – các cuộc biểu tình chống đối lớn, được biết đến như là Cách mạng Cam (Orange Revolution), đã bộc phát tại Ukraine. Chúng cũng bắt nguồn từ sự chối bỏ Moscow và đón nhận một tương lai Tây phương.

Một cuộc biểu tình ở Tbilisi, Georgia, vào tháng 11 năm 2003. Việc Georgia nghiêng theo về Tây phương đã làm ông Putin tức giận. Ảnh: Thomas Dworzak/Magnum Photos
Cảnh sát Ukraine gác tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Kyiv trong cuộc biểu tình Cách mạng Cam năm 2004. Ảnh: Sergey Supinski/Agence France-Presse — Getty Images

Đang từ hợp tác với Tây phương, ông Putin đã bắt đầu chuyển sang đối đầu. Dù chậm nhưng hướng tổng quát đã được thiết định. Một lần, khi bà Merkel hỏi rằng sai lầm lớn nhất của ông ta là gì, tổng thống Nga đã trả lời: “Là tin vào quý vị.”

Đụng Độ Với Tây phương

Từ năm 2004 về sau, sự cứng rắn rõ rệt của nước Nga của ông Putin trở nên hiển nhiên – đó là điều mà bà Rice, cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, gọi là “đàn áp diễn ra tại nơi mà họ bắt đầu xoay xở chống chế bằng những câu chuyện không có thực về sự dễ bị tổn thương và truyền nhiễm của nền dân chủ.”

Cuối năm 2004, tổng thống Nga đã loại bỏ các cuộc bầu cử thống đốc khu vực, biến họ thành những người do Kremlin bổ nhiệm. Truyền hình Nga càng ngày càng giống truyền hình Liên Xô với tuyên truyền trắng trợn (undiluted propaganda).

Năm 2006, Anna Politkovskaya, một phóng viên điều tra (investigative journalist) chỉ trích các vi phạm nhân quyền ở Chechnya, đã bị ám sát tại Moscow đúng vào ngày sinh nhật của ông Putin. Một nhà phê bình Điện Kremlin khác, Alexander Litvinenko, cựu nhân viên tình báo, người từng mệnh danh Nga là “một nhà nước mafia,” đã bị giết ở London, do bởi gián điệp Nga đầu độc bằng chất phóng xạ.

Một buổi lễ tưởng niệm vào năm 2007 nhân kỷ niệm một năm ngày phóng viên Nga Anna Politkovskaya bị giết. Ảnh: Alexander Zemlianichenko/Associated Press
Tang lễ của Alexander Litvinenko, cựu nhân viên tình báo bị gián điệp Nga đầu độc, ở London năm 2006. Ảnh: Cathal McNaughton/Reuters

Đối với ông Putin, việc NATO bành trướng sang các quốc gia đã từng là một phần của Liên Xô hoặc của sức mạnh siêu tuyệt của Nga ở Đông Âu sau chiến tranh tiêu biểu cho sự phản bội của Mỹ. Nhưng sự đe dọa của một nền dân chủ Tây phương thành công trước ngưỡng cửa của Nga dường như đã hình thành một mối đe dọa trực tiếp có thể nhận thấy được cho hệ thống càng ngày càng áp chế của ông ta.

“Cơn ác mộng của Putin không phải là NATO, mà là dân chủ,” Joschka Fischer, cựu ngoại trưởng Đức từng gặp ông Putin nhiều lần đã nói. “Đó là những cuộc cách mạng màu (the color revolutions), hàng nghìn người trên các đường phố của Kyiv. Một khi ông ta ôm ấp một ý thức hệ đế quốc, quân sự làm nền tảng cho Nga để là một cường quốc thế giới, thì ông ta không thể dung thứ được điều này.”

Mặc dù ông Putin miêu tả một Ukraine nghiêng về Tây phương đe dọa cho an ninh của Nga, nhưng thực ra đó chính là mối hiểm họa ngay tức thì đối với hệ thống độc tài của ông ta. Radek Sikorski, cựu ngoại trưởng Ba Lan, nói: “Hiển nhiên Putin rất đúng khi cho rằng một Ukraine dân chủ hội nhập với Âu châu và thành công là một mối đe dọa chết người đối với chủ nghĩa Putinism. Vấn đề nằm ở chỗ đó, còn (nguy hại) hơn tư cách thành viên NATO.”

Tổng thống Nga không ưa được các mối đe dọa sinh tử, có thực hay tưởng tượng. Nếu ai đã không tin vào sự tàn bạo của ông Putin, thì họ đã được sửa sai vào năm 2006. Lòng khinh miệt của ông ta đối với sự yếu đuối đã ảnh hưởng mạnh đến xu hướng bạo lực. Nhưng, các nền dân chủ Tây phương đã chậm chạp trong việc thụ nhận bài học căn bản này.

Họ cần Nga, không chỉ vì dầu và khí đốt. Tổng thống Nga, người đầu tiên điện thoại cho Tổng thống Bush sau vụ 11/9, là một đồng minh có tiềm lực quan trọng trong điều đã được gọi là Chiến tranh Toàn cầu chống Khủng Bố. Nó kết hợp với cuộc chiến của chính ông ta ở Chechnya và trong chiều hướng để ông ta được xem như là một phần của cuộc chiến văn minh nhân danh Cơ đốc giáo (Christianity).

Ông Putin với Tổng thống George W. Bush ở Ljubljana, Slovenia, vào tháng 6, 2001. Ở bên trái là Condoleezza Rice, khi đó là cố vấn an ninh quốc gia của ông Bush. Ảnh: Larry Downing/Reuters
Lễ kỷ niệm ở Pristina, thủ đô của Kosovo, trước ngày Kosovo tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào tháng 2, 2008. Ảnh: Andrew Test/The New York Times

Nhưng ông Putin rất không thoải mái với “chương trình nghị sự về tự do” của ông Bush, được công bố trong lần nhậm chức thứ hai vào tháng 1 năm 2005, một cam kết đẩy mạnh dân chủ trên toàn thế giới theo quan điểm tân bảo thủ (in pursuit of a neoconservative vision). Trong mọi xáo trộn cho tự do, ông Putin giờ đây đã nhìn thấy bàn tay giấu kín của Hoa Kỳ. Và như vậy tại sao ông Bush lại không gồm luôn cả Nga vào trong chương trình đầy tham vọng của mình?

Đến Moscow làm đại sứ Hoa Kỳ vào năm 2005, William Burns, hiện đang là giám đốc C.I.A., đã gửi một bức điện tỉnh táo, gạt bỏ hẳn tất cả các lạc quan thời hậu Chiến tranh Lạnh. “Nước Nga quá lớn, quá tự hào, và quá tự ý thức về lịch sử của họ để có thể vừa vặn nằm gọn trong một ‘Âu châu trọn vẹn và tự do’ (‘Europe whole and free’),” ông viết. Khi kể lại trong quyển hồi ký của mình, “The Back Channel”, ông Burns nói thêm rằng Nga “thích đóng một vai trò đặc biệt của một Đại Cường” sẽ “đôi khi gây ra những vấn đề nghiêm trọng.”

Khi François Hollande, cựu tổng thống Pháp, gặp ông Putin nhiều năm sau đó, ông đã ngạc nhiên khi thấy ông Putin nhắc đến người Mỹ là “Yankees” – và trong ngôn từ hằn học. Những tên Yankees này đã “làm nhục chúng tôi, đặt chúng tôi vào vị trí thứ nhì,” ông Putin nói với ông ta. NATO là một tổ chức “hung hãn ngay tự bản chất,” được Hoa Kỳ sử dụng để tạo áp lực lên Nga, ngay cả để khuấy động các phong trào dân chủ.

“Ông ta tự diễn đạt một cách lạnh lùng và tính toán,” ông Hollande nói. “Ông ta là một người đàn ông luôn muốn tỏ cho thấy là loại người có một quyết tâm không lay chuyển được, nhưng cũng ở thể dạng quyến rũ, gần như là dịu nhẹ. Một âm điệu dễ nghe thay đổi với những cảm xúc bộc phát tàn bạo (brutal outbursts), bởi thế tạo ra được nhiều hiệu quả hơn.”

Càng được bảo đảm về mặt quyền lực của mình, ông Putin càng có vẻ quay trở lại thái độ thù địch với Hoa Kỳ là điều mà ông đã được huấn luyện. Việc NATO bỏ bom Belgrade năm 1999 trong Chiến tranh Kosovo, và Hoa Kỳ xâm lăng Iraq năm 2003, đã làm cho ông ta không còn tin vào những lời kêu gọi của Hoa Kỳ về Hiến chương Liên Hiệp Quốc và công pháp quốc tế. Tin tưởng vào sự xuất sắc ngoại lệ (exceptionalism) của Nga, số phận đương nhiên (inevitable fate) của nó là một đại cường, nên ông ta không thể chấp nhận được sự xuất sắc ngoại lệ của Mỹ, hoặc trân trọng việc Mỹ tung ra sức mạnh của họ nhân danh một định mạng đặc thù nào đó (some unique destiny), một sứ mạng nội tại (inherent mission) để truyền bá sự tự do trong một thế giới mà Hoa Kỳ là bá chủ độc nhất.

Những ác cảm này đã lên đến cực điểm (grudges came to a head) trong bài diễn văn dữ dội của ông Putin tại Hội nghị An ninh Munich vào năm 2007. “Một quốc gia và, tất nhiên, đầu tiên và trước nhất là Hoa Kỳ, đã vượt quá biên giới quốc gia của mình trong đủ mọi cách,” ông tuyên bố trước một diễn đàn khán giả bị sốc. Một “thế giới đơn cực” đã được áp đặt sau Chiến tranh Lạnh với “một trung tâm quyền lực, một trung tâm sức mạnh, một trung tâm ra quyết định.”

Ông Putin vào tháng 2 năm 2007. Trong bài diễn văn tại Hội nghị An ninh Munich vào tháng đó, ông đã than phiền về một “thế giới đơn cực” do Hoa Kỳ thống trị. Ảnh: James Hil/The New York Times
Ông Putin đem một con chó vào cuộc họp năm 2007 với Thủ tướng Đức khi đó là Angela Merkel, người được biết là sợ chó. Ảnh: Axel Schmidt/Agence France-Presse — Getty Images

Kết quả là một thế giới “trong đó chỉ có một ông chủ (master), một chúa tể (sovereign), và cuối cùng thì điều này thật là nguy hại.” Hơn cả nguy hại, nó “cực kỳ nguy hiểm,” đưa đến kết quả là “trong thực tế không ai cảm thấy an toàn.”

Mối Đe Dọa Trong Việc NATO Bành Trướng

Sau bài diễn văn ở Munich, Đức vẫn còn hy vọng nơi Putin. Bà Merkel, lớn lên ở Đông Đức, nói được tiếng Nga, đã tạo được mối liên hệ với ông. Ông Putin đưa hai con của mình vào trường học của Đức ở Moscow sau khi trở về từ Dresden. Ông ta thích trích dẫn từ các bài thơ của Đức. “Có một sự đồng cảm (affinity) nào đó,” ông Heusgen, cố vấn ngoại giao hàng đầu của bà Merkel nói. “Một sự thông hiểu.”

Tuy nhiên, làm việc với Putin không có nghĩa là áp chế (dictating) được ông ta. “Chúng tôi thực sự tin rằng sẽ không tốt khi đưa Georgia và Ukraine vào NATO,” ông Heusgen nói. “Họ sẽ đem đến sự bất ổn.” Theo Điều 10 của Hiệp ước NATO, như ông Heusgen lưu ý, bất kỳ thành viên mới nào cũng phải ở vào vị trí “đóng góp vào sự an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương.” Chỉ nói đến việc hai quốc gia đang bị tranh chấp đó sẽ làm được gì thì điều đó cũng chưa rõ ràng đối vói Bà Merkel.

Hoa Kỳ, tuy nhiên, với nhiệm kỳ tổng thống Bush vào năm cuối, không trong tâm trạng để thỏa hiệp. Ông Bush muốn có “Kế hoạch hành động để thu nhận hội viên (Membership Action Plan),” hoặc MAP, cho Ukraine và Georgia, một cam kết cụ thể để đưa hai nước vào liên minh, sẽ được loan báo tại hội nghị thượng đỉnh NATO Tháng 4, 2008 ở Bucharest. Sự mở rộng của NATO đã bảo đảm an ninh và tự do của 100 triệu người Âu châu được giải phóng khỏi ách thống trị toàn trị của Liên Xô; NATO không nên ngưng lại.

Ông Burns, với tư cách là đại sứ, đã phản đối. Trong một thông điệp mật vào thời điểm đó (then-classified message) gửi cho bà Rice, ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông viết: “Việc Ukraine gia nhập NATO là điểm lóa mắt nhất trong tất cả các đường vạch đỏ (redlines) đối với giới tinh hoa Nga (không chỉ riêng Putin). Trong hơn hai năm rưỡi đàm thoại với những tay chơi chính yếu của Nga (key Russian players), từ những gã điên loạn (knuckle-draggers) trong những xó tối của Điện Kremlin cho đến những đầu óc tự do sắc bén nhất chuyên phê bình chỉ trích Putin, tôi vẫn chưa tìm thấy bất cứ ai xem việc Ukraine nằm trong NATO như là bất cứ một điều gì khác ngoại trừ đó là một thách thức trực tiếp đối với lợi ích của Nga.”

Tháng 2, 2008, Hoa Kỳ và nhiều đồng minh đã công nhận sự độc lập của Kosovo ra khỏi Serbia, một tuyên bố đơn phương bị Nga bác bỏ như là bất hợp pháp và bị xem là một sỉ nhục đối với quốc gia Slav khác. Bà Bermann, cựu đại sứ Pháp tại Moscow, nhớ lại là Sergey V. Lavrov, hiện đang là Ngoại trưởng Nga, khi đó đã cảnh cáo bà: “Hãy cẩn thận, đó là một tiền lệ, nó sẽ được sử dụng chống lại bạn.”

Pháp hợp với Đức ở Bucharest phản đối MAP áp dụng cho Georgia và Ukraine. “Đức không muốn gì cả,” bà Rice nhớ lại. “Đức nói rằng bạn không thể đem vào (NATO) một quốc gia đang trong tình trạng xung đột đóng băng (frozen conflict: ngưng bắn nhưng chưa có hòa ước) như Georgia” – ám chỉ tình trạng bế tắc căng thẳng giữa Gruzia và Nam Ossetia và Abkhazia là các nước cộng hòa tự tuyên bố ly khai, được Nga hậu thuẫn.

Về điều này, ông Sikorski, Ngoại trưởng Ba Lan, vặn lại: “Còn như quý vị (như Đức) thì ở tình trạng xung đột đóng băng (frozen conflict) trong 45 năm!”

Sự nhượng bộ rất hỗn độn (messy). Tuyên bố của các nhà lãnh đạo NATO nói rằng Ukraine và Georgia “sẽ trở thành thành viên của NATO.” Nhưng đã ngừng lại không ủng hộ một kế hoạch hành động nào để làm cho hai quốc gia trên có thể trở thành thành viên. Ukraine và Georgia bị bỏ rơi với một lời hứa rỗng tuếch, số phận của họ bị ký thác vào việc cho trôi dạt vô thời hạn trong một vùng đất chiến lược không có người ở, trong khi Nga ngay lập tức nổi giận và đưa ra một phác lược của sự chia cắt mà sau này họ có thể khai thác.

Thomas Bagger, cố vấn ngoại giao cao cấp của Tổng thống Đức nói: “Hôm nay, nhìn vào công bố này chúng tôi nghĩ rằng đó là điều tồi tệ nhất trong mọi thế giới.”

Một xe bọc thép của Nga chạy qua Senaki, Georgia vào tháng 8 năm 2008. Joseph Sywenky/The New York Times
Một căn apartment ở Gori, Georgia, sau khi bị trúng đạn pháo kích của Nga. Ảnh: Joao Silv/The New York Times

Ông Putin đến Bucharest và đọc diễn văn mà bà Rice mô tả đó là một “bài diễn văn đầy cảm xúc,” gợi ý cho rằng Ukraine là một quốc gia tân lập (a made-up country), với sự hiện diện của 17 triệu người Nga ở đó, và gọi Kyiv là mẹ của tất cả các thành phố của Nga – một tuyên bố mà rồi sẽ phát triển thành một nỗi ám ảnh.

Đối với ông Sikorski, bài diễn văn đó của ông Putin không có gì đáng ngạc nhiên. Ông đã nhận được một lá thư vào năm đó từ Vladimir V. Zhirinovsky, một người Nga cuồng nhiệt theo chủ nghĩa dân tộc (nationalist), mà lúc đó là phó chủ tịch (deputy speaker) Hạ viện Duma của Nga, gợi ý rằng Ba Lan và Nga đơn giản chỉ là phần được chia ra từ Ukraine. “Tôi đã không trả lời,” ông Sikorski nói. “Chúng tôi không nằm trong lãnh vực làm chuyện thay đổi biên giới.”

Dù với tất cả những dị biệt đó, ông Putin vẫn chưa trở nên cứng nhắc hoàn toàn thù địch. Tổng thống Bush và bà Rice đã đến khu nghỉ mát Sochi mà ông Putin ưa thích trên Bờ Hắc Hải (Black Sea Coast).

Ông Putin khoe những địa điểm được dự trù cho Thế vận hội Mùa Đông 2014. Ông đã giới thiệu hai người khách Mỹ với Dmitri A. Medvedev, cộng sự viên lâu năm của ông, là người sẽ trở thành tổng thống vào tháng 5, như một phần của sự vận dụng được đạo diễn kỹ càng để bày tỏ sự tôn trọng những giới hạn của nhiệm kỳ phục vụ (term limits) được quy định trong hiến pháp của Nga nhưng cho phép ông Putin trở lại Điện Kremlin vào năm 2012 sau thời gian làm thủ tướng.

Có vũ công Cossack. Vài người Mỹ khiêu vũ và lúc đó tâm trạng chung rất tốt.

Ba tháng sau, một cuộc chiến 5 ngày bùng nổ tại Georgia. Nga gọi đây là một cuộc hành quân “thực thi hòa bình (peace enforcement).” Sau khi khiêu khích Georgia để họ tung ra cuộc tấn công chớp nhoáng vào các lực lượng tay sai của Nga ở Nam Ossetia, Nga đã xâm lăng Georgia. Mục tiêu chiến lược của Nga là vô hiệu hóa mọi tham vọng của Georgia để trở thành thành viên của NATO; mục tiêu này phần lớn đã đạt được. Moscow công nhận sự độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia, đem chúng hợp nhất vào Nga.

Ông Putin, trong sự cố ý, đã vạch ra đường đầu tiên trên cát, mà không gặp phải phản ứng có ý nghĩa nào của Tây phương.

Ta Chống Lại Họ

Ngày 7 tháng 5, 2012, khi 30 phát súng chào vang vọng khắp Moscow và các cảnh sát dã chiến mặc sắc phục ngụy trang vây bắt những người biểu tình, ông Putin đã trở lại chức tổng thống Nga. Càng ngày càng nổi giận và càng tin rằng Tây phương phản trắc và suy đồi (perfidy and decadence), ông ta, trên nhiều mặt, đã thay đổi.

Cảnh sát dã chiến giải tán những người biểu tình ở trung tâm thành phố Moscow phản đối việc ông Putin trở lại làm tổng thống vào tháng 5 năm 2012. Ảnh: Sergey Ponomarev/Associated Press
Những người ủng hộ ông Putin ở Moscow vào tháng 2 năm 2012. Ảnh: James Hil/The New York Times

Các cuộc biểu tình chống đối to lớn trên đường phố nổ ra trước đó 5 tháng, với những người tuần hành cầm những bảng ghi “Putin là một tên ăn cắp,” đã làm cho ông ta càng chắc chắn tin rằng Hoa Kỳ quyết tâm đem vào Nga một cuộc cách mạng màu (color revolution). Các cuộc biểu tình bộc phát sau những cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 12 năm 2011 đã bị giới quan sát trong nước và quốc tế coi là gian lận. Tình trạng bất ổn sau cùng đã bị dẹp tan.

Ông Putin tố cáo Bà Hillary Clinton, lúc đó làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ, là người chủ mưu chính. “Bà ấy đã đầu têu (set the tone) cho một số nhân vật trong nước của chúng tôi và làm hiệu cho họ,” ông ta nói. Bà Clinton vặn lại rằng, theo đúng các giá trị của nước Mỹ, “chúng tôi bày tỏ những quan ngại mà chúng tôi nghĩ là có cơ sở vững chắc trong việc tiến hành các cuộc bầu cử.”

Rất nhiều nỗ lực của chính quyền Obama đã bị phí phạm trong việc “reset (=tắt rồi mở lại)” quan hệ với Nga mà ông Medvedev ôn hòa hơn, người luôn luôn mang ơn ông Putin, đã bỏ ra trong 4 năm khi tại chức.

Tuy nhiên, ý kiến cho rằng ông Putin gây ra đe dọa nghiêm trọng cho quyền lợi của Mỹ hầu như đều bị bác bỏ trong khi Washington tập trung vào việc đánh bại Al Qaeda. Sau khi Thống đốc Mitt Romney nói rằng mối đe dọa địa lý chính trị lớn nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt là Nga, ông đã bị Tổng thống Obama chế nhạo.

“Chiến tranh Lạnh đã qua hơn 20 năm,” ông Obama nói theo cách chỉ dẫn tỏ ý khinh thường (by way of contemptuous instruction) trong cuộc tranh luận tổng thống năm 2012.

Nga, dưới áp lực của Mỹ, vắng mặt (abstained) trong cuộc bỏ phiếu 2011 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc quyết định can thiệp quân sự vào Libya, cho quyền sử dụng “tất cả các biện pháp cần thiết” để bảo vệ thường dân. Khi sứ mạng này, theo cảm nhận của ông Putin, chuyển thành chuyện lật đổ Đại tá Muammar el-Qaddafi, người đã bị giết bởi các lực lượng Libya, thì Tổng thống Nga đã tức giận. Điều này một lần nữa xác nhận sự vô luật pháp quốc tế (international lawlessness) của Mỹ.

Lại một chuyện khác. “Ông ta bị ám ảnh bởi vụ thảm sát Qaddafi,” Mark Medish, giám đốc cao cấp phụ trách các sự vụ về Nga, Ukraine và Âu-Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia trong thời kỳ Clinton làm tổng thống nói. “Tôi được cho biết rằng ông ta đã xem đi xem lại video đó nhiều lần.” Việc loại bỏ một nhà độc tài đã trở thành chuyện riêng tư cá nhân (cho Putin).

Michel Duclos, cựu đại sứ Pháp tại Syria và hiện nay là cố vấn đặc biệt cho think tank Institut Montaigne ở Paris, đặt sự dứt khoát “chọn lựa sự tái phân cực” (“choice of repolarization”) của ông Putin là ở vào năm 2012. Trung Hoa đã trỗi dậy, đưa ra những chọn lựa chiến lược mới. “Ông ta trở nên tin tưởng rằng Tây phương đã suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008,” ông Duclos nói. “Hiện giờ con đường tiến tới là đối đầu.”

Trong cuộc đụng độ này, ông Putin đã tự võ trang bằng những lực lượng tiếp viện về văn hóa và tôn giáo. Ông ta tự cho mình là hiện thân dũng mãnh (macho embodiment) của những giá trị bảo thủ Chính thống Cơ đốc giáo (Orthodox Christian) chống lại sự đón nhận phi tôn giáo của Tây phương đối với hôn nhân cùng phái tính, nữ quyền cực đoan cấp tiến (radical feminism), đồng tính luyến ái, di dân hàng loạt và các biểu hiện khác của (đạo đức/văn hóa) “suy đồi (decadence).”

Ông Putin đã tự điều chỉnh thời trang (refashioned himself) để như là một nhà vô địch của Cơ đốc giáo Chính thống. Ảnh: Pool photo by Alexei Nikolsky
Các thành viên của nhóm hoạt động Pussy Riot trong phòng xử án ở Moscow vào năm 2012. Ảnh: Sergey Ponomarev/Associated Press

Hoa Kỳ và các đồng minh, theo lời ông Putin, có ý định toàn cầu hóa các giá trị có tính cách phá hủy này dưới vỏ bọc cổ xúy (promotion) dân chủ và nhân quyền. Đức Thánh Nga (Saint Russia) sẽ đứng lên chống lại sự đồng nhất hóa tai hại này. Chủ nghĩa Putinism, như bây giờ đã được lột trần, đứng chống lại một Tây phương vô thần và xảo trá (a godless and insinuating West). Một lần nữa, Moscow đã có một hệ tư tưởng. Đó là một trong những cuộc phản kháng của bảo thủ, và nó đã thu hút các nhà lãnh đạo cực hữu trên khắp Âu châu và còn xa hơn nữa.

Có vẻ đó cũng là sự phản ánh của một điều gì đó hơn thế. Trong phim tài liệu của đạo diễn Oliver Stone, khi được hỏi liệu ông ta có bao giờ có “những ngày tồi tệ” hay không, câu trả lời của Putin là: “Tôi không phải phụ nữ, vì vậy tôi không có những ngày tồi tệ.” Bị ông Stone, nói chung hay bày tỏ sự tôn trọng, nhấn mạnh thêm một chút, tổng thống Nga có ý kiến: “Đó chỉ là bản chất của mọi thứ.”

Sau đó, ông Stone hỏi về những người đồng tính và quân đội. “Nếu ông đang tắm trong một chiếc tàu ngầm với một người đàn ông và ông biết anh ta là người đồng tính, ông có vấn đề gì với điều đó không?” Ông Putin trả lời: “Well, tôi không thích đi vào phòng tắm cùng anh đó. Tại sao lại khiêu khích anh ta? Nhưng bạn biết đó, tôi là một cao thủ nhu đạo (judo master).”

Điều này, hiển nhiên, là chuyện nói đùa.

Nhưng ông Putin không đùa về thách thức bảo thủ (conservative challenge) của ông đối với văn hóa Tây phương. Điều đó cho phép ông ta nhận được thêm sự ủng hộ tại Âu châu giữa các đảng cực hữu như French National Rally, trước đó mang tên National Front, đã được một ngân hàng Nga cho vay tiền. Chủ nghĩa dân tộc chuyên chế (autocratic nationalism) đã làm sống lại sự hấp dẫn của nó, thách thức chủ nghĩa tự do dân chủ (democratic liberalism) mà nhà lãnh đạo Nga tuyên bố là “lạc hậu” vào năm 2019.

Một số nhà văn và sử gia theo chủ nghĩa phát xít hoặc dân tộc chủ nghĩa với những ý tưởng huyền bí về vận mạng và số phận của Nga (mystical ideas of Russian destiny and fate), nổi bật trong số đó là Ivan Ilyin, càng ngày càng ảnh hưởng đến suy nghĩ của ông Putin. Ilyin nhìn người lính Nga như là “ý chí, sức mạnh và danh dự của nhà nước Nga” và viết, “Lời cầu nguyện của tôi giống như một thanh gươm. Và thanh gươm của tôi giống như một lời cầu nguyện.” Ông Putin thường xuyên trích dẫn lời ông ta.

“Vào thời điểm Putin trở lại Điện Kremlin, ông ta có một hệ ý thức, một vỏ bọc tâm linh (spiritual cover) cho chính quyền hại dân (kleptocracy) của ông ta,” ông Snyder, một nhà sử học nói. “Nước Nga hiện nay được trải rộng ra tới bất cứ mức độ là do nhà lãnh đạo của nó quyết định. Đó là tất cả về nước Nga vĩnh cửu, kết hợp đủ mọi thứ của 1,000 năm qua. Ukraine là của chúng ta, luôn luôn là của chúng ta, bởi vì Thượng Đế đã nói vậy, và không bao giờ bận tâm đến sự thật.”

Khi viếng thăm Kyiv vào tháng 7, 2013, nhân dịp sinh nhật thứ 1,025 ngày Hoàng tử Vladimir của Kyivan Rus chuyển sang Cơ đốc giáo, ông Putin đã thề (vowed) là sẽ bảo vệ “Đất Tổ chung của chúng ta (our common Fatherland), Great Rus.” Sau đó, ông ta cho dựng một bức tượng của Vladimir trước Điện Kremlin.

Tuy nhiên, đối với Ukraine, một sự “bảo vệ” như vậy của Nga chẳng qua là một sự đe dọa ẩn nấp sau sự che đậy mỏng manh, bất kể đến những ràng buộc sâu rộng về văn hóa, ngôn ngữ và gia đình giữa hai nước.

“Ba Lan đã bị Nga xâm lăng nhiều lần,” ông Sikorski, cựu ngoại trưởng Ba Lan, nói. “Nhưng hãy nên nhớ rằng, Nga không bao giờ xâm lăng. Nga chỉ đến để hỗ trợ cho các thành phần thiểu số nói tiếng Nga đang bị đe dọa.”

Nhà Lãnh Đạo Cứng Cỏi

Nhìn vào 22 năm liên tục nắm giữ quyền lực của ông Putin thì trên nhiều khía cạnh đó là một nghiên cứu về sự táo bạo càng lúc càng tăng. Với ý định ban đầu là tái lập trật tự ở Nga và giành được sự tôn trọng của quốc tế – đặc biệt là Tây phương – rồi ông ta trở nên tin tưởng rằng vì nguồn thu nhập từ dầu và vũ khí với kỹ thuật mới, một nước Nga giàu có có thể hiên ngang (strut) trên thế giới, khai triển sức mạnh quân sự và gặp phải sự kháng cự không đáng kể.

Quyền lực, đối với người Nga, là vũ khí. Không phải kinh tế,” bà Bermann nói, bà là cựu đại sứ Pháp, đã theo dõi chặt chẽ quá trình thường xuyên quân sự hóa xã hội Nga của ông Putin trong thời gian ở Moscow. Bà đặc biệt sững sờ trước các vũ khí cao cấp về hạt nhân và siêu thanh qua phần trình chiếu trên màn ảnh lớn được tổng thống Nga chủ tọa trong buổi tường trình trước quốc gia (address to the nation) vào tháng 3, 2018.

Xe tăng ở Moscow vào tháng 5, 2021 để chuẩn bị cho Ngày Chiến Thắng, kỷ niệm việc đánh bại Đức Quốc Xã.
Sinh viên sĩ quan Nga đang huấn luyện, năm 2018. Ảnh: Konstantin Chalabo/The New York Times

“Không ai chịu lắng nghe chúng tôi,” ông Putin tuyên bố. “Hãy lắng nghe chúng tôi ngay bây giờ.” Ông cũng nói, “Những nỗ lực nhằm kiềm chế Nga đã thất bại.”

Nếu ông Putin, như hiện nay có vẻ ông ta đã tin như vậy, là sự hiện thân của vận mạng đại cường huyền bí của nước Nga (Russia’s mystical great-power destiny), thì không có gì ràng buộc ông ta được. “Khi tôi gặp ông ta lần đầu, bạn phải rướn người lên một chút để hiểu ông ấy đang nói gì,” bà Rice, cựu ngoại trưởng Mỹ, nói. “Tôi đã thấy Putin đi từ nhút nhát một chút, rồi khá nhút nhát, sang kiêu ngạo, và bây giờ là đại cuồng (megalomaniacal).”

Một khoảnh khắc quan trọng trong sự phát triển này dường như đã đến với quyết định vào phút chót của ông Obama vào năm 2013 là không bỏ bom Syria sau khi Bashar al-Assad, Tổng thống Syria, đã vượt qua “lằn ranh đỏ” của người Mỹ vạch ra để chống lại việc dùng vũ khí hóa học. Thay vào đó, ông Obama đã đem sự vụ chiến tranh này ra trước một Quốc hội miễn cưỡng, và dưới sự khăng khăng đe dọa của Mỹ và áp lực từ Moscow, ông al-Assad đã đồng ý hủy bỏ những vũ khí đó.

Sự do dự đó dường như đã để lại một ấn tượng nơi ông Putin. “Điều này gây ảnh hưởng mạnh, tôi nghĩ vậy,” ông Hollande, cựu tổng thống Pháp, nói lúc đó Pháp đã sẵn sàng cho các chiến đâu cơ tham gia vào cuộc tấn công quân sự đã được hoạch định. “Ảnh hưởng mạnh cho uy tín của Mỹ (Decisive for American credibility), và điều đó đưa đến hậu quả. Sau đó, tôi tin rằng, ông Putin đã xem ông Obama là nhu nhược (Mr. Putin considered Mr. Obama weak).”

Chắc chắn, ông Putin đã nhanh chóng đẩy mạnh nỗ lực của ông ta để bành trướng quyền lực của Nga.

Ukraine, qua việc loại bỏ nhà lãnh đạo được Moscow hậu thuẫn trong một cuộc nổi dậy đẫm máu của quần chúng vào tháng 2 năm 2014, xem như mặc nhiên chối bỏ hàng nhiều tỷ đô la dụ dỗ (blandishments) của ông Putin để gia nhập Liên minh Á-Âu (Eurasian Union) của ông ta và thay vào đó lại mưu tìm một thỏa ước liên kết với Liên minh Âu châu (European Union. Qua những việc này, Ukraine đã phạm vào một lỗi lầm không thể tha thứ được. Điều này, đối với ông Putin, là con ma đói của cách mạng màu đã trở thành hiện thực. Ông ta nhấn mạnh, đó là một “cuộc lật đổ chính quyền (coup)” do Mỹ hậu thuẫn.

Đám tang của một người biểu tình ở Kyiv năm 2014. Ảnh: Sergey Ponomare/The New York Times
Dán posters tuyển mộ người, năm 2014, cho lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn ở Donetsk, miền đông Ukraine. Ảnh: Mauricio Lima/The New York Times

Tiếp theo là việc ông Putin sáp nhập Crimea và đạo diễn một cuộc xung đột quân sự (orchestration of the military conflict) tại phía miền đông Ukraine để tạo ra hai khu vực ly khai do Nga hậu thuẫn.

Hai thập niên trước đó, vào năm 1994, Nga đã ký một thỏa ước có tên là Budapest Memorandum, theo đó Ukraine từ bỏ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ của mình để đổi lấy lời hứa tôn trọng chủ quyền và biên giới hiện có. Nhưng ông Putin không muốn tôn trọng cam kết đó.

Ông Heusgen nói mức chịu đựng (breaking point) của bà Merkel đã chấm dứt khi bà hỏi ông Putin về “những người áo xanh nhỏ” – những người lính Nga đeo mặt nạ – xuất hiện ở Crimea trước khi Nga sáp nhập vào tháng 3 năm 2014. “Tôi không liên quan gì đến họ,” ông Putin trả lời, chẳng có chút thuyết phục.

“Ông ta đã dối trá với bà ấy – dối trá, dối trá, dối trá,” ông Heusgen nói. “Từ lúc đó trở đi, bà ấy hoài nghi ông Putin nhiều hơn.” Bà ta đã nói với ông Obama rằng nhà lãnh đạo Nga “đang sống trong một thế giới khác.”

Sau đó, khi ông Putin ra lệnh cho các lực lượng Nga tiến vào Syria và, trong năm 2016, bắt đầu bắn phá Aleppo dữ dội, bà Merkel bảo ông ta rằng vụ ném bom phải được ngưng lại. Nhưng nhà lãnh đạo Nga không làm gì hết.

Lính Nga đeo mặt nạ xuất hiện tại Crimea trước khi Nga chiếm đoạt từ Ukraine vào tháng 3 năm 2014. Ảnh: Sergey Ponomare/The New York Times
Một tòa nhà bị phá hủy bởi các cuộc không kích ở Aleppo, Syria, tháng 10 năm 2016. Ảnh: Karam Al-Masri/Agence France-Presse – Getty Images

“Ông ta nói rằng có một số chiến binh Chechnya và những kẻ khủng bố ở đó, và ông không muốn lại thấy họ, và ông ta sẽ thả bom toàn bộ Aleppo để tiêu diệt họ,” ông Heusgen nói. “Đó là một sự tàn bạo tuyệt đối. Ý tôi là, bạn có thể tàn bạo lên đến mức nào hơn nữa?”

Dối trá và tàn bạo: Những phương pháp cốt lõi của ông Putin đã quá rõ ràng. Đối với bất cứ ai đang lắng nghe, ông Lavrov, ngoại trưởng Nga, đã thể hiện được điều đó tại Hội nghị An ninh Munich 2015 (2015 Munich Security Conference).

Trong bài diễn văn đầy bạo lực như của Putin vào năm 2007, ông Lavrov tố cáo người Ukraine tham gia trong một vụ thác loạn của “bạo động dân tộc” (an orgy of “nationalistic violence”) với tính chất được thể hiện qua các cuộc thanh trừng sắc tộc nhắm vào người Do Thái và Nga. Việc sáp nhập Crimea xảy ra bởi vì cuộc nổi dậy đòi “quyền tự quyết” theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, ông ta nói.

Hoa Kỳ, theo lời ông Lavrov, bị thúc đẩy bởi khát vọng vô biên muốn thống trị toàn cầu. Âu châu, một khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, hẳn nên xây dựng “một ngôi nhà chung Châu Âu” – một “khu vực kinh tế tự do” từ Lisbon đến Vladivostok – hơn là mở rộng NATO về phía đông.

Nhưng chẳng mấy người lắng nghe. Hoa Kỳ và hầu hết Âu châu – cũng như một số ít hơn các quốc gia gần Nga nhất – lướt qua trong sự cả tin ít khi bị nghi vấn là mối đe dọa từ Nga, dù vẫn gia tăng, đã bị kiềm chế; rằng ông Putin là một người hợp lý (rational man) đã phân tích kỹ lưỡng về lợi-hại trong việc sử dụng vũ lực; và về việc nền hòa bình của Âu châu được bảo đảm. Các nhà tư bản đỏ tiếp tục biến “Londongrad” thành nhà của họ; Đảng Bảo thủ Anh vui vẻ nhận tiền từ họ. Những gương mặt nổi tiếng ở Đức, Pháp và Áo đã vui sướng chấp nhận những vị trí ngồi không ăn lương cao của Nga. Những người đó gồm có cả Gerhard Schröder, cựu thủ tướng Đức, và François Fillon, cựu thủ tướng Pháp. Dầu và khí đốt của Nga tràn ngập Âu châu.

Các trí thức nổi danh, kể cả Hélène Carrère d’Encausse, chủ tịch Hàn Lâm Viện Pháp (the perpetual secretary of Académie Française) và là một chuyên gia về lịch sử Nga, đã mạnh mẽ bênh vực ông Putin, ngay cả khi chiến tranh ở Ukraine sắp xảy ra. “Hoa Kỳ đã tự đưa họ vào việc làm Nga mất mặt,” bà bảo người phỏng vấn trên truyền hình Pháp như vậy, gợi ý rằng việc cùng lúc giải thể NATO và Warsaw Pact (Hiệp ước Warsaw) sẽ làm lợi hơn cho thế giới.

Như cựu Tổng thống Donald J. Trump, ông không bao giờ có những lời lẽ chỉ trích ông Putin, ông thích tin vào ông hơn là các cơ quan tình báo của chính ông về vấn đề Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016.

Tổng thống Donald J. Trump với ông Putin ở Helsinki, Phần Lan, vào năm 2018. Ảnh: Doug Mills/The New York Times
Một nhân viên bảo vệ đã ngăn các nhà báo không cho vào Kensington Palace Gardens, một con đường tư nhân ở London, nơi nhiều người Nga có sản nghiệp tại đó. Ảnh: Andrew Test/The New York Times

“Suy ngẫm lại, chúng tôi đã nên phải bắt đầu từ lâu những gì mà chúng tôi cần làm trong vội vã như hiện nay,” ông Bagger, nhà ngoại giao cao cấp của Đức nói. “Tăng cường sức mạnh quân đội của chúng tôi và đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng. Thay vào đó, chúng tôi đã chạy theo (went along) và khuếch trương thêm nguồn tài nguyên đổ về từ Nga. Và chúng tôi đã lếch thếch lôi theo một đội quân rỗng ruột (dragged along a hollowed-out army).”

Ông nói thêm: “Chúng tôi đã không nhận ra rằng Putin đã tự xoay mình đi vào thần thoại lịch sử (spun himself into a historical mythology) và suy nghĩ trong các phạm trù (categories) của 1,000 năm đế chế. Bạn không thể làm nản lòng một kẻ như vậy bằng những biện pháp trừng phạt.”

Chiến Tranh Ukraine

Điều tưởng không thể xảy ra lại xảy ra. Sự chọn lựa chiến tranh của Nga tại Ukraine là bằng chứng cho điều đó. Bà Bermann bảo rằng, chứng kiến những điều diễn ra trước mắt làm bà nhớ đến những câu trong “The Human Stain” (Vết Nhơ của Loài Người) của Philip Roth: “Sự nguy hiểm của lòng thù hận là, một khi bắt đầu thù hận, bạn sẽ nhận được gấp trăm lần so với những gì bạn đã mặc cả. Một khi bạn bắt đầu, bạn không thể ngưng lại.”

Trong sự cô lập của Covid-19, hiển nhiên được nhân lên gấp đôi bởi ám ảnh sợ hãi vi trùng (germaphobia) đã khiến nhà lãnh đạo Nga áp đặt điều mà ông Bagger gọi là “những sắp xếp dị thường” (“extraordinary arrangements”) cho bất kỳ ai gặp gỡ ông ta, tất cả những ám ảnh của ông Putin về 25 triệu người Nga bị mất đất mẹ vì sự tan rã của Liên Bang Xô Viết dường như đã hoá thạch (coagulated).

“Một điều gì đó đã xảy ra”, bà Bermann nói, bà là người được ông Putin tươi cười chào đón khi đến trình ủy nhiệm thư của vị đại sứ vào năm 2017. “Ông ta nói với sự thịnh nộ và giận dữ mới, giống như điên rồ.”

Bà Rice cũng bị chấn động (struck) như vậy. “Nhất định là có điều khác biệt,” bà nói. “Ông ta không kiểm soát được cảm xúc của mình. Có điều gì đó không ổn.”

Sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gặp Putin ở hai phía đối diện của chiếc bàn dài 20 feet (= 6.096 m) vào tháng trước (2/2022), ông bảo các nhà báo trên máy bay rằng ông thấy ông Putin cứng nhắc, bị cô lập và không lay chuyển về mặt ý thức hệ (ideologically unyielding) hơn so với lần gặp trước đó vào năm 2019. Các phụ tá của ông Macron mô tả ông Putin như có thay đổi về mặt thể chất, khuôn mặt sưng phù (puffy). “Hoang tưởng” (paranoid) là từ ngữ được viên cố vấn ngoại giao hàng đầu của Tổng thống Pháp chọn dùng để mô tả bài diễn văn của ông Putin ngay trước khi chiến tranh.

Việc Ukraine ám ảnh ông Putin sâu đậm một cách đáng lo ngại đã lộ rõ trong bài viết 5,000 chữ với tựa đề “Về Sự Đoàn Kết Lịch Sử của Người Nga và Người Ukraine”(“On The Historical Unity of Russians and Ukrainians”) mà ông viết trong thời gian bị cô lập vào hè năm ngoái và đã phân phát cho các thành viên của lực lượng vũ trang. Sử dụng những lập luận từ thế kỷ thứ 9, ông nói “Quả thực, Nga đã bị cướp đoạt (robbed).” Ukraine hiện là nơi “cực đoan cấp tiến và tân Quốc xã” (“radicals and neo-Nazis”) có mục đích xóa bỏ bất kỳ dấu tích nào của Nga.

“Chúng ta sẽ không bao giờ cho phép các lãnh thổ lịch sử của chúng ta và những người thân với chúng ta đang sống ở đó bị sử dụng để chống lại Nga,” ông ta viết. “Và đối với kẻ nào cam tâm thực hiện một nỗ lực như vậy, tôi muốn nói rằng bằng cách này, họ sẽ hủy diệt đất nước của chính họ.”

Đại bác tự vận chuyển của Nga được đưa lên xe lửa bên ngoài Taganrog, Nga, hai ngày trước khi xâm lăng Ukraine. Ảnh: The New York Times
Trong một phòng khách sạn ở Taganrog vào tháng 2, 2022, một gia đình chạy khỏi lãnh thổ kiểm soát bởi quân ly khai ở Ukraine xem ông Putin trên truyền hình. Nga đã lan truyền những tin sai sự thật rằng chính phủ Ukraine sắp tấn công các khu vực ly khai. Ảnh: Sergey Ponomarev/The New York Times

Ý định của ông ta, sau khi nhìn lại (in hindsight), đã khá rõ ràng, nhiều tháng trước cuộc xâm lăng. Điều đó cũng hiển nhiên đối với ông Eltchaninoff, một tác giả người Pháp. “Tôn giáo của chiến tranh đã tự lên ngôi (The religion of war had installed itself),” ông nói. “Putin đã thay thế điều có thực bằng câu chuyện thần thoại.”

Nhưng tại sao lại ngay bây giờ? Ông Putin đi đến kết luận từ lâu là Tây phương đã yếu kém, chia rẽ, suy đồi, đã bán linh hồn (given over to) cho hưởng thụ cá nhân và tình dục lang chạ (promiscuity). Đức đã có một nhà lãnh đạo mới, và Pháp sắp có bầu cử. Mối quan hệ đối tác với Trung Hoa đã được củng cố. Tình báo kém cỏi đã làm cho ông ta tin rằng tối thiểu thì quân Nga cũng sẽ được chào đón như những người giải phóng tại những vùng đất rộng ở miền đông Ukraine. Covid-19, ông Bagger nói, “đã cho ông ta một cảm giác cấp bách, thời gian không còn nhiều nữa.”

Ông Hollande, cựu tổng thống Pháp, giải thích đơn giản hơn: “Putin say sưa với thành công của ông ta. Những năm gần đây, ông ta đã chiến thắng rất nhiều.” Tại Crimea, tại Syria, tại Belarus, tại Phi châu, tại Kazakhstan. “Putin tự nói với ông ta, ‘Ta đang thẳng tiến ở mọi nơi. Chỗ nào ta bị rút lui? Không có chỗ nào hết!

Đã không còn như vậy được nữa. Chỉ trong một đòn (stroke), ông Putin đã đẩy NATO vào thế phải hành động, chấm dứt sự trung lập của Thụy Sĩ và chủ nghĩa hòa bình thời hậu chiến của Đức, thống nhất một Liên minh Âu châu vẫn thường bị chia cắt, làm cho nền kinh tế Nga khập khiễng trong nhiều năm tới, kích động một cuộc di dân ồ ạt của những người Nga có học thức và củng cố điều mà ông ta luôn phủ nhận là chưa bao giờ hiện hữu, theo cách thế chứng minh được là sẽ không thể bôi xóa: tính cách quốc gia của Ukraine. Ông ta đã bị qua mặt (outmaneuvered) bởi một tổng thống Ukraine sắc sảo (agile) và can đảm, Volodymyr Zelensky, một người mà ông ta đã chế giễu.

“Chỉ trong khoảnh khắc (on a coin-flip) ông ta đã gỡ bỏ hết những thành tựu của một tổng thống,” Ông Gabuev, một senior fellow của Carnegie Moscow hiện đang ở Istanbul, nói. Đối với ông Hollande, “Ông Putin đã phạm một điều không thể cứu chữa được.”

Tổng thống Biden đã gọi ông Putin là một “con thú dữ” (brute), “tội phạm chiến tranh” và “kẻ giết người.” “Lạy Chúa (For God’s sake), người đàn ông này không thể tiếp tục nắm quyền,” ông nói tại Ba Lan hôm thứ Bảy. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Nga này vẫn duy trì được sự ủng hộ sâu đậm tại Nga và kiểm soát chặt chẽ các cơ quan an ninh của mình.

Quyền lực làm hỏng con người là điều rất rõ rệt. Một khoảng cách to lớn dường như đã lọt vào giữa người đàn ông chiếm được lòng người tại Bundestag, Hạ viện Đức, năm 2001 với bài diễn văn hòa giải và nhà lãnh đạo giận dữ rủa xả “những kẻ phản bội quốc gia” bị Tây phương dụ dỗ, những kẻ “không thể làm gì nếu thức ăn không có gan ngỗng, hào (oysters) hoặc cái gọi là tự do phái tính (gender freedoms),” như những điều ông ta đã đưa vào bài diễn văn trong tháng này về những kẻ cặn bã và phản bội. Nếu chiến tranh hạt nhân vẫn là một khả thể xa vời, thì nay đã ít xa vời hơn so với tháng trước – một chủ đề của các cuộc trò chuyện trên bàn ăn tối ở khắp châu Âu khi ông Putin theo đuổi việc “phi Quốc Xã hóa (de-Nazification)” một quốc gia mà người lãnh đạo lại là người Do Thái.

Điều này giống như thể, sau khi cợt đùa thử nghiệm (flirtation) ý tưởng mới – một nước Nga hội nhập với Tây phương – ông Putin, năm nay sẽ 70 tuổi, quay trở lại với điều gì đó sâu thẳm hơn trong não trạng (psyche) của ông ta: đó là thế giới của thời thơ ấu của ông sau khi đại thắng cuộc Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại (The Great Patriotic War), với nước Nga, trong đầu ông ta, một lần nữa lại giải phóng người Ukraine khỏi chủ nghĩa Quốc Xã, và Stalin khôi phục lại được tư thế anh hùng.

Khi hoàn tất cuộc tấn công các phương tiện truyền thông độc lập, ông ta nhấn mạnh rằng cuộc xâm lăng không phải là “chiến tranh” và việc hủy bỏ Memorial International, là một tổ chức nhân quyền hàng đầu trong việc ghi vào niên sử (chronicling) sự cuộc đàn áp thời Stalin, thì ông Putin đã vòng trở lại gốc gác của ông ta trong một quốc gia dưới chế độ độc tài toàn trị.

Ông Röttgen, người đã đứng lên hoan hô ông Putin 21 năm trước, đã nói với tôi: “Tôi nghĩ là tại thời điểm này, hoặc là ông ta thắng hoặc là ông ta xong luôn (or he’s done). Xong luôn về mặt chính trị, hoặc xong luôn về mặt thể chất.”

Binh sĩ Ukraine đã dùng bức ảnh của ông Putin làm bia bắn thực tập vào tháng 1, 2022. Ảnh: Tyler Hicks/The New York Times

Trần Trung Tín chuyển ngữ – Ngày 31 tháng 3, 2022



6 Comments

  1. Giang Trung Nguyen

    Bài dịch thuật quá hay. Những từ ngữ chính trị chuyên môn rất khó dịch sang tiếng Vie5t. Thế nhưng người dịch (Trần Trung Tín) đã dịch lưu loát và dễ hiểu cho người đọc.
    Xin cảm ơn anh Trần Trung Tín rất nhiều. Công sức đóng góp của anh rất to lớn.

    • editor

      Cám ơn anh Giang đã dành khá nhiều thì giờ để đọc bài chuyển ngữ khá dài. Về phần chuyển ngữ, cũng mất rất nhiều giờ. Phần dịch mất 21.5 giờ. Đọc lại và chỉnh sửa mất thêm 4 giờ. Những bài báo thuộc thể loại này, theo suy nghĩ cá nhân, có thể được dùng làm tài liệu để tham khảo khi cần, cho nên phải chuyển ngữ cho cẩn thận. Chắc chắn là vì không chuyên ngành về báo chí và dịch thuật cho nên khi chuyển ngữ tôi đã phải vất vả và mất nhiều thì giờ là vậy, thưa anh. Cám ơn anh Giang đã chia sẻ ý kiến về bài chuyển ngữ. -TTTín

  2. Duyên Nguyễn

    Cản ơn anh 3T đã chọn và dịch tài tình một bài điểm qua cuồng vọng muốn đi vào lịch sử bằng một thành tích nghiêng trời lệch đất của Putin.
    Sự dàn dựng cho ý đồ của mình đầy mưu lược và công phu làm cho nhiều người bái phục và ca ngợi Putin không tiếc lời.
    Xin có chút cảm tưởng tức thời sau khi đọc bài dịch, có lẽ Putin ý thức mình không còn nhiều thời gian nên liều lĩnh phát động cuộc chiến bất kể hai yếu tố thiên thời và nhân hoà đều không có. Thêm nữa chiến tranh thời đại này sức mạnh nằm ở kỹ thuật thông tin điện toán, trí lực nhân tạo để thủ thắng hơn là dựa trên ưu thế hoả lực và quân số. Nó tương tự như thời điểm vũ khí dựa trên sức người như cung tên gươm dáo phải khuất phục trước vũ khí dựa trên thuốc nổ như súng và bom đạn.
    Putin sẽ thất bại trong cuộc chiến này và kéo theo là sự đi xuống của một cường quốc quân sự Nga, và có thể của chính ông ta. Chỉ tội cho người dân và đất nước Ukraine, là nạn nhân do vị thế địa chính trị trong vận động lịch sử hiện tại.

    • editor

      Xin cảm tạ anh Duyên Nguyễn đã có nhã ý góp ý. Xin được đồng ý với nhận xét của anh. và cũng xin được ghi thêm một nhận xét của John Dalberg-Acton (10/1//1834 – 19/6/1902), một người cầm bút, chính trị gia, sử gia Thiên Chúa Giáo Anh, còn được biết đến qua tước vị Lord Acton, đã có một nhận xét thời danh: “Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely. Great men are almost always bad men, even when they exercise influence and not authority, still more when you superadd the tendency or the certainty of corruption by authority”. Xin cám ơn anh Duyên. -3T/TTTín

  3. Hùng Phạm Houston TX

    Cám ơn Anh Trần Trung Tín đã cho tôi đọc một bài chuyển dịch rất hay cũng như rất công phu được đính kèm theo nhiều hình ảnh minh họa cho bài chuyến ngữ của Anh từ bài viết The Making of Vladimir Putin: Tracing Putin’s 22-year slide from statesman to tyrant của Roger Cohen.

    Lịch sử thường chứng minh rất đúng với những người cầm quyền lâu năm dễ trở nên độc đoán, độc tài và tàn nhẫn như các vua chúa thời phong kiến.

    Trên ngôi cao chín bệ vì vua được thần thánh hóa và tượng trưng cho uy quyền tối thượng của bậc đế vương nên lâu ngày thường mắc sai lầm trở thành nạn nhân của chính họ!

    Trong một bài phỏng vấn của Sean Illing với Brian Klaas, a politics professor at University College London and the author of Corruptible: Who Gets Power and How It Changes Us cho rằng Putin đã rơi vào “cái bẩy độc tài” [dictator trap] do chính Ông ta giăng ra.

    https://www.vox.com/policy-and-politics/2022/3/24/22982864/vladimir-putin-russia-ukraine-war-brian-klaas

    Trong một xã hội truyền thông độc lập bị giới han, thậm chí phải đóng cửa và người dân không thể tự do thảo luận chuyện sai trái của chính quyền. Cũng bởi mọi người sợ bị trù dập nếu phải nói ra cảm nghĩ của mình qua những cuộc thăm dò ý kiến như các mục “người dân muốn biết”. Và rồi với những luân điệu tuyên truyền bắt nguồn từ sự tồn vong của chế độ đến mức nó thực sự trở thành điều vị bạo chúa tin là đúng!

    Từ đó sẽ vấp phải sai lầm lớn!

    Như Brian Klaas đã nói:

    … I think what happened with Putin is basically the combination of being surrounded by yes-men and being surrounded by propaganda. When you have both of those things, and you’re trying to invade a country that people around you probably think will go badly but they’re afraid to say so, it’s understandable that eventually you start to think, “Maybe it’ll go really well,” because that’s all you’re hearing.

    Well, đời có mấy ai biết trước những bất ngờ vì thời cuộc luôn thay đổi!!

    • editor

      Xin được đồng ý với nhận xét của anh Hùng Phạm Houston Texas.Tiếng nói của đối lập (dù là xây dựng hay có nhiều khi đả phá) luôn sẽ là “tiếng chuông” nhắc nhở kẻ cai trị. Putin, nói riêng, hay các nhà độc tài toàn trị, nói chung, không muốn nghe bất cứ tiếng nói phê bình hay chỉ trích nào từ phía đối lập, và ngược lại, còn dùng đủ mọi cách để trấn áp và hủy diệt những người dám nói thật. Thì với sự “ngạo mạn trí tuệ” đó, sớm hay muộn gì họ cũng sẽ thành những Con Ngựa già của Chúa Trịnh và sẽ gục ngã trên sự kiêu ngạo mù lòa và què quặt của họ. Cám ơn anh Hùng đã chia sẻ. -TTTín

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *