Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: luật

Originalism: Trường Phái Nguyên Thủy Tại Tối Cao Pháp Viện Mỹ

Cuối tháng 6/2022, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ công bố nhiều phán quyết quan trọng ảnh hưởng đến nền tảng của luật pháp và thay đổi sâu rộng đến xã hội, chẳng hạn như phán quyết chấm dứt quyền phá thai của phụ nữ được luật pháp của chính quyền liên bang Hoa Kỳ bảo vệ trong gần 50 năm qua (để cho tiểu bang quyền quyết định), thu hẹp lại những giới hạn về quyền sở hữu súng...

Trong cố gắng tìm hiểu những thay đổi quan trọng này, xin giới thiệu đến quý vị phần chuyển ngữ của bài nhận định về một số phán quyết nói trên: Why Liberal Justices Need to Start Thinking Like Conservatives, đã đăng trên tạp chí Time ngày 30/6/2022.

Ông Akhil Reed Amar, tác giả bài nhận định, là một học giả Hoa Kỳ nổi tiếng về luật hiến pháp. Ông là Sterling Professor của Law and Political Science at Yale University.

Học trò của ông có nhiều người đã thành danh, trong đó có: John Yoo (Cộng Hòa, Deputy Assistant Attorney General, thời TT Bush 43), Chris Coons (Dân Chủ, Thượng Nghị Sĩ của Delaware từ 2010), Jake Sullivan (Dân Chủ, Cố vấn An ninh Quốc gia, thời TT Biden), Cory Booker (Dân Chủ, Thượng Nghị Sĩ của New Jersey từ 2013), Josh Hawley (Cộng Hòa, Thượng Nghị Sĩ của Missouri từ 2019), Alex Azar (Cộng Hòa, Bộ Trưởng của Health and Human Services thời TT Trump, 2018-2021).


Continue reading

Hội Nghị Thượng Đỉnh Mỹ Châu Lần IX Và Vấn Đề Di Dân Bất Hợp Pháp Tại Hoa Kỳ

Vừa qua, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ châu, Summit of the Americas, lần thứ chín được tổ chức tại Los Angeles, California đã bế mạc. Hội nghị này diễn ra từ ngày 6/6/2022 đến 10/6/2022. 

Theo như công bố của Tòa Bạch Ốc liên quan đến vấn đề di cư1, thì một trong những mục tiêu trụ cột của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ châu lần này là Giải quyết cuộc khủng hoảng di cư chưa từng có trong khu vực – Addressing the unprecedented migration crisis in the region.

Tuy nhiên, cũng hôm thứ Hai ngày 6 tháng 6, 2022, Tổng thống Mexico, ông Obrador, được xem là người đứng đầu trong hầu hết các nhà lãnh đạo phe tả trong khu vực Châu Mỹ Latin, xác nhận ông sẽ không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ châu để phản đối việc chính quyền của Tổng thống Biden đã không mời Cuba, Nicaragua và Venezuela tham dự.

Continue reading

Truyền thông xử án Rittenhouse

Từ ngày 1/11/2021 đến 19/11/2021, đã phiên xử Kyle Rittenhouse, bị buộc tội cố ý bắn người trong vụ bạo loạn tại Kenosha, Wisconsin. Trước đó, giới truyền thông đã cung cấp nhiều tường thuật và phân tích. Tuy nhiên, những thông tin mang nhiều thành kiến, như kỳ thị màu da, không chính xác và có khi đi đến mức sai lc.

Jonathan Turley đã có ý kiến đăng trên USA TODAY, ngày 19/11/2021, qua bài báo From Kenosha riots to Kyle Rittenhouse trial, biased media coverage makes everyone angrier (Từ những bạo loạn tại Kenosha đến phiên tòa xử Kyle Rittenhouse, sự tường thuật nặng thành kiến của giới truyền thông làm mọi người thêm tức giận).

Tác giả Jonathan Turley, thành viên của Hội đồng Cộng tác viên (Board of Contributors) của USA TODAY, là Shapiro Professor of Public Interest Law tại George Washington University. Ông còn là nhà phân tích pháp lý (a legal analyst) cho đài Fox News. Xin mời quý vị, quý bạn đọc phần chuyển ngữ của bài báo.


Continue reading

Quyền Tự Vệ Bằng Súng Tại Mỹ

Trần Trung Tín

Thứ Sáu ngày 19 tháng 11, 2021, sau hơn 25 giờ làm việc trong 4 ngày, toàn thể bồi thẩm đoàn, gồm mười hai (12) thành viên, tại tòa án ở Kenosha, Wisconsin đã quyết định Kyle Rittenhouse không có tội (not guilty) trước một cáo buộc về tội cố ý sát nhân cấp độ thứ nhất và bốn cáo buộc với các tội danh khác, theo tin CNN.

Vụ xử Kyle Rittenhouse được nhiều giới tại Hoa Kỳ quan tâm theo dõi vì có liên hệ đến nhiều yếu tố khác nhau như chính trị, kỳ thị màu da, và bên cạnh đó là những yếu tố pháp luật và quyền được mang và giữ vũ khí, được quy định trong Tu Chính Án thứ Hai của Hiến pháp Hoa Kỳ – Second Amendment to the United States Constitution.

Từ thập niên 1990s đến nay, đã có hai cuộc xung đột vì màu da làm rúng động toàn nước Mỹ:

  1. Năm 1992, tại Los Angeles County, California, bạo loạn đã xẩy ra sau khi tòa xử trắng án bốn người cảnh sát da trắng đã sử dụng sức mạnh quá mức (excessive force) khi bắt giữ một người da đen tên Rodney King
  2. Năm 2020, tại thành phố Minneapolis, Minnesota, một viên cảnh sát da trắng đã giết người da đen tên George Floyd, và đã tạo nên luồng sóng phản đối dữ dội từ cả người da đen lẫn da trắng trên khắp nước Mỹ.

Theo nhận xét riêng của người viết, hai cuộc biểu tình phản đối nói trên đều khởi đi từ yếu tố chính đáng, bắt nguồn từ việc nhân viên công lực người da trắng đã kỳ thị và ngược đãi người da đen – có trường hợp đưa đến việc sát nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những người biểu tình, phản đối chính đáng còn có sự tham dự của nhiều phần tử trộm cướp, hôi của và nhiều thành phần vô chính phủ (arnachist), tùy tiện đốt phá, hủy hoại và cướp bóc tài sản của người dân.

Và một khi chính quyền sở tại không đủ khả năng hoặc không đủ ý chí để bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân thì việc có người đứng ra hành xử “Quyền Tự Vệ Bằng Súng” là điều khó tránh khỏi.

Continue reading

Ngôn luận trên Internet rồi sẽ đi về đâu?

Hiện nay, việc điều hợp (moderation) và kiểm duyệt nội dung phát biểu (content) vẫn đang xảy ra trên các mạng truyền thông xã hội (social media), hay Internet platforms của Big Tech. Việc làm này của Big Tech đụng chạm nặng đến nguyên tắc cột trụ của người Mỹ trong đời sống: Tự do Ngôn luận. Giải quyết việc này sẽ không đơn giản, nhất là vì hiện nay Big Tech được bảo vệ bởi luật trong Section 230.

Tổng Thống Thomas Jefferson có lần nói: When injustice becomes law, resistance becomes duty. (Khi bất công trở thành luật, thì kháng cự trở thành nhiệm vụ.)

Nhìn theo quan điểm này, thì kháng cự lại Big Tech là chuyện tất phải có. Tuy nhiên, sau khi nắm giữ được những ứng dụng quan yếu trên Internet, Big Tech đã tiến đến chỗ khống chế được xã hội ở nhiều mặt. Để kháng cự lại sự kiểm soát chặt chẽ của một hệ thống có cấu trúc tập trung (centralized systems) như của Big Tech, thì xem ra xã hội sẽ cần đến những loại “vũ khí” mới, được hình thành từ những kỹ thuật mới theo một cấu trúc “phân tán mỏng” – mà theo ngôn ngữ kỹ thuật distributed systems, thì mới có khả năng vượt thắng được những “bức tường lửa” của Big Tech.

Đây sẽ là một “kháng cự cực kỳ đa dạng phức tạp về mặt kỹ thuật, sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội, ngay cả chính quyền. Xin mời quý vị theo dõi phần chuyển ngữ bài viết Today’s Internet Speech Debates Are a Dead End. What’s Next? đăng ngày 12/10/2021, trên website của Cato Institute – một libertarian think tank. Tác giả, Matthew Feeney, là một giám đốc của Dự án về những Kỹ thuật đang Nổi lên (Project on Emerging Technologies) tại Cato. Ông làm việc trong lãnh vực liên quan đến những vấn đề về kỹ thuật mới và quyền tự do dân sự (civil liberties).


Continue reading

Vượt Biên 2.0

3T1

Hồi tháng 10, 2018, nước Mỹ chấn động vì chiến dịch “Vượt Biên 2.0.” Theo một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc, tính tới ngày 22 tháng 10 có chừng 7,000 dân của ba nước Guatemala, Honduras và El Salvador tham gia chiến dịch. Trong đó có chừng 2,300 trẻ nít.

Tới ngày 29 tháng 10, AP News loan tin là nhóm thứ hai đã bước vô tới bên trong xứ Mễ, với tựa đề: 2nd group of migrants enters Mexico as main caravan resumes.

Bắt nguồn từ ba nước Guatemala, Honduras và El Salvador, đoàn Vượt Biên 2.0 băng qua biên giới phía Nam nước Mễ. Rồi di chuyển lên phía bắc, đi qua hết nước Mễ. Sau cùng là vượt qua biên giới phía Bắc nước Mễ để vô Mỹ.

Được giới truyền thông kêu là “Migrant Caravan,” đoàn lữ hành di dân đã làm chiến dịch “Vượt Biên 2.0” động trời này bốc lửa phừng phừng, muốn đốt cháy rụi luôn mấy cái đài TV bên Mỹ!

Continue reading

Luật Bên Mỹ

3T

Sống bên Mỹ, có một chuyện dễ làm nhức đầu nhứt. Đó là chuyện luật pháp.

Lờ quờ mà bị dính chấu vô ba cái vụ pháp luật và bị lãnh án là coi như đời tàn nơi ngõ hẹp. Hổng phải chuyện giỡn chơi.

Bên California thì hồi nào tới giờ, có luật cho phép truy tố ra tòa mấy vụ hãm hiếp hay xâm phạm tình dục con nít. Nhưng chỉ được đem ra kiện trong vòng mười (10) năm tính từ khi có chuyện làm bậy mà thôi. Còn qua sau mười năm, thì coi như bỏ! Hết kiện được.

Continue reading