Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: úc

Có thể nào cứu vãn được tuần trăng mật ngắn ngủi của Biden với Âu châu?

Đối với Âu châu, lễ nhậm chức của ông Biden báo hiệu một khởi đầu mới mẻ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Họ công khai hoan nghênh ông Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump. Tổng thống Biden đã nói với các nhà lãnh đạo Âu châu: “Hãy để tôi xóa bỏ bất cứ nghi ngờ nào còn sót lại: Hoa Kỳ sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Liên minh Âu châu và các thủ đô trên khắp lục địa, từ Rome đến Riga, để đáp ứng với những thách thức chung mà chúng ta phải đối diện.”1

Nhưng với cuộc rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021, phản ứng của Âu châu có thể được tóm tắt qua tựa đề của bài báo đăng trên politico.eu: “Mất tin tưởng và phản bội: Âu châu phản ứng trước sự ‘tính toán sai lầm’ của Biden ở Afghanistan”2.

Và vừa qua, với hiệp ước quân sự AUKUS, được ký kết giữa Úc, Anh và Mỹ, đã tạo ra sự phẫn nộ từ Pháp và một số đồng minh EU. Trong cuộc phỏng vấn với radio France Info, Ngoại trưởng Pháp Le Drian đã nói: “Đây không phải là điều mà các đồng minh đối xử với nhau. Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể tiên liệu được này nhắc tôi nhớ rất nhiều đến những gì ông Trump thường làm.”3

Qua “tuần trăng mật” ngắn ngủi với chính quyền Biden, Âu châu đã nhận ra có nhiều “tương đồng” giữa “America First” của Trump và “America is back” của Biden. Và nhất là đã có dấu hiệu Mỹ “chuyển trục” sang Á châu Thái Bình Dương. Xin mời quý vị đọc phần chuyển ngữ của bài báo Can Biden’s short-lived honeymoon with Europe be salvaged? của Melissa Rossi, đăng trên Yahoo!News ngày 24/9/2021.


Continue reading

Hiệp ước AUKUS: Âm hưởng chiến lược to lớn và lâu dài


Ngày 15/9/2021, Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã công bố sự ra đời của hiệp ước an ninh AUKUS.

Ngày 16/9/2021, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Hoa Zhao Lijian chỉ trích AUKUS có “não trạng kẻ thắng người bại (zero-sum mentality) lỗi thời của Chiến tranh Lạnh và nhận thức hẹp hòi về địa lý chính trị” đã “làm thêm căng thẳng” cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực và gây nguy hại cho nỗ lực ngăn ngừa việc gia tăng vũ khí hạt nhân.

Ngày 17/9/2021, Pháp triệu hồi đại sứ tại Mỹ và Úc về để “tham khảo.” Pháp tố cáo Tổng Thống Biden đã đâm sau lưng họ và xử sự giống như người tiền nhiệm Donald Trump sau khi Paris bị đẩy ra khỏi hợp đồng cung ứng tàu ngầm cho Úc.

Xin mời đọc phần chuyển ngữ “Hiệp ước AUKUS: Âm hưởng chiến lược to lớn và lâu dài” của bài báo The strategic reverberations of the AUKUS deal will be big and lasting đăng trên The Economist, London ngày 19/9/2021.


Continue reading

Úc Đại Lợi trước viễn ảnh chiến tranh với Trung Cộng

Ngay giữa thời điểm hỏa tiễn và bom đạn đang nổ bùng giữa Hamas và Do Thái, vào tháng 5, 2021, thì tại Washington DC đã diễn ra cuộc họp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, và Ngoại trưởng Úc Đại Lợi, Marise Payne.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Úc đến Hoa Kỳ không phải như là một đặc sứ con thoi để giúp tái lập hòa bình, hay ngưng bắn giữa Hamas và Do Thái.

Mà Ngoại trưởng Úc Marise Payne đến Washington để tham khảo với đồng minh Hoa Kỳ để đối phó với sự cưỡng chế càng ngày càng gia tăng của Trung Cộng nhắm vào nước Úc – một đồng minh lâu đời và đáng tin cậy của Hoa Kỳ.

Continue reading

Nhật và Úc Tăng Cường Không Lực Với Các Phi Đoàn Chiến Đấu Cơ F-35

I. Nhật Bản Dự Định Mua 100 Chiếc F-35


Nguyên bản: Japan’s potential buy of 100 more F-35s would have big international significance4
Tác giả:             Valerie Insinna và Mike Yeo – Đăng ngày 11 tháng 12, 2018
Chuyển ngữ: Huỳnh Thạnh


Washington và Melbourne, Úc – Đã có tin cho biết Nhật Bản đang muốn mua thêm 100 chiếc F35, gồm luôn cả loại F-35 có thể hoạt động được từ các khu trục hạm hạng Izumo (Izumo-class).

Continue reading