Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: hậu tị nạn

… Dễ Xa Nhau!

3T

Hồi còn ở Việt Nam, 3T tui là đứa khá nhặm lẹ. Qua Mỹ, tổ sư lờ quờ là có tui.

Thời 1980s, mới sống ở Mỹ, nghe phone reng là tui hồn bay phách lạc. Khúc đó mần chi mà có phone ID, bởi vậy đâu biết ai kêu tới. Hổng dám bốc phone vì rủi đầu dây bên kia nghe có tiếng Mỹ nói là tui hổng kịp… quăng phone!

Tiếng Mỹ học bên VN, trả thầy ráo trọi. Qua Mỹ, xa quê hương nhớ mẹ hiền, nên nói rặt tiếng Việt không hà! Bởi vậy đụng tới tiếng Mỹ là trớt quớt. Gồng mình dữ lắm mới lặp bặp được ít chút. Gặp hồi nói chuyện với Mỹ thiệt, trắng cũng như đen, ai nấy đều banh mắt ra ngó miệng tui. Tội nghiệp! Mấy người đó dòm miệng tui cỡ nào cũng đoán hổng nổi tui nói chi. Riết hồi, guê xệ quá, tui tắt tiếng luôn.

Continue reading

Đôi Mắt Oedipus

Cuộc đời giống như ván bài. Lá bài chia cho bạn thì thuộc về số mạng; còn cách bạn chơi lá bài đó như thế nào thì thuộc về ý chí tự do.

Life is like a game of cards. The hand you are dealt is determinism; the way you play it is free will.

Jawaharlal Nehru (1889–1964)

Trần Thi

Theo thần thoại cổ Hy Lạp, thành phố Thebes khi xưa được trị vì bởi King Laius và Queen Jocasta. Và con trai của hai vị này là Oedipus.

Tuy nhiên, ngay từ lúc Oedipus đang còn trong bụng mẹ, Vua Laius đã được lời tiên tri cho biết là đứa con trai sắp ra đời sẽ giết Vua trong mai hậu.

Vì vậy, khi Hoàng hậu Jocasta hạ sinh Oedipus, Vua Laius ra lệnh cho một người thuộc hạ chăn cừu đem Oedipus bỏ trên một vùng rừng núi xa xôi và để mặc cho chết ở đó.

Động lòng trắc ẩn thương cho đứa bé sơ sinh vô tội, người thuộc hạ của Vua Laius đã đem Oedipus đưa cho một người chăn cừu khác.

Và người chăn cừu này đem Oedipus dâng lên cho King Polybus và Queen Merope của thành phố Corinth làm con nuôi.

Continue reading

Quyền Tự Vệ Bằng Súng Tại Mỹ

Trần Trung Tín

Thứ Sáu ngày 19 tháng 11, 2021, sau hơn 25 giờ làm việc trong 4 ngày, toàn thể bồi thẩm đoàn, gồm mười hai (12) thành viên, tại tòa án ở Kenosha, Wisconsin đã quyết định Kyle Rittenhouse không có tội (not guilty) trước một cáo buộc về tội cố ý sát nhân cấp độ thứ nhất và bốn cáo buộc với các tội danh khác, theo tin CNN.

Vụ xử Kyle Rittenhouse được nhiều giới tại Hoa Kỳ quan tâm theo dõi vì có liên hệ đến nhiều yếu tố khác nhau như chính trị, kỳ thị màu da, và bên cạnh đó là những yếu tố pháp luật và quyền được mang và giữ vũ khí, được quy định trong Tu Chính Án thứ Hai của Hiến pháp Hoa Kỳ – Second Amendment to the United States Constitution.

Từ thập niên 1990s đến nay, đã có hai cuộc xung đột vì màu da làm rúng động toàn nước Mỹ:

  1. Năm 1992, tại Los Angeles County, California, bạo loạn đã xẩy ra sau khi tòa xử trắng án bốn người cảnh sát da trắng đã sử dụng sức mạnh quá mức (excessive force) khi bắt giữ một người da đen tên Rodney King
  2. Năm 2020, tại thành phố Minneapolis, Minnesota, một viên cảnh sát da trắng đã giết người da đen tên George Floyd, và đã tạo nên luồng sóng phản đối dữ dội từ cả người da đen lẫn da trắng trên khắp nước Mỹ.

Theo nhận xét riêng của người viết, hai cuộc biểu tình phản đối nói trên đều khởi đi từ yếu tố chính đáng, bắt nguồn từ việc nhân viên công lực người da trắng đã kỳ thị và ngược đãi người da đen – có trường hợp đưa đến việc sát nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những người biểu tình, phản đối chính đáng còn có sự tham dự của nhiều phần tử trộm cướp, hôi của và nhiều thành phần vô chính phủ (arnachist), tùy tiện đốt phá, hủy hoại và cướp bóc tài sản của người dân.

Và một khi chính quyền sở tại không đủ khả năng hoặc không đủ ý chí để bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân thì việc có người đứng ra hành xử “Quyền Tự Vệ Bằng Súng” là điều khó tránh khỏi.

Continue reading

Trật Đường Rầy

3T

Ở trại tị nạn tới gần hết năm 1982, thì tui đi định cư. Trước khi lên đường, đã có “kế hoạch” tới Mỹ là đi làm liền. Lên máy bay, nghe pilot nói tùm lum trên phi cơ. Ráng hết sức, tui mới nghe được một câu duy nhứt: “Fasten your seat belts.” Nghe được có nhiêu đó thôi là thấy “kế hoạch” đi làm bị “trật đường rầy” mất tiêu rồi!

Bởi vậy, xuống tới đất Mỹ phải tính lại. Lẹ lẹ lo kiếm đường đi học. Hồi đó tui cũng gần ba bó chớ đâu có ít. Ở Mỹ đụng cái gì, cũng gặp tiếng Anh. Mà tiếng Anh của tui quá “giỏi,” có hai lớp ESL (English as a Second Language), thì tui học lớp chót.

Trong lớp ESL, tui ngán nhứt là màn viết essays (luận văn). Nói dóc bằng tiếng Việt, chắc tui cũng thuộc loại có hạng. Nhưng tới hồi viết, bứt tóc tới sói đầu mà kiếm hoài cũng không ra chữ. Huống hồ qua tới tiếng Anh, thì còn thua đẹp nữa!

Continue reading

Ô Đi Xa!

3T

Lóng rày, truyền thông báo chí, dòng chánh cũng như dòng tà, chộn rộn quá chừng chừng! Vì mấy chuyện… “di tản chiến lược” đi theo từng đoàn xe caravan của dân mấy xứ vùng Trung Mỹ (Central America) vượt biên giới qua Mễ để làm chuyện.. hành hương bên Mỹ!

Rồi thấy trong phe ta cũng có nhiều mạng muốn làm nhà báo… hại, khơi khơi quăng đại ra mấy lời bình loạn là dân Việt Nam tị nạn từ hồi sau 30/4/75 cũng giống y chang như… di dân lậu!

Mẹc xà lù! Bây giờ là thời 2018, trên Internet có thiếu giống gì thông tin. Mà hổng biết sao mấy ông, mấy thày này hổng chịu leo lên Google đi kiếm tin tức chính xác để đọc.

Đọc cho tới hồi hiểu được cho đàng hoàng, rồi tính tới chuyện lập ngôn! Hồi đó, cũng đâu có trễ nải gì? 

Còn như mà chỉ toàn là ngồi không lo gãi cái… bàn ngồi, rồi phun đại ra mấy thứ tào lao, thiên địa theo kiểu âm binh thần tướng rờ mu rùa nói toàn chuyện tề thiên đại thánh, thì thiệt là quá tệ!

Continue reading

Chuyện Thiệt… Tình!

Nói hơi màu mè một chút, thì trong hành trang kỷ niệm của một đời người, kỷ vật khó bị phai nhòa nhất vẫn là những tiếng cười, nghịch ngợm có được ở thời còn trẻ với những người bạn cùng trang lứa .

Rồi những tiếng cười, nghịch ngợm đó lại bị bóp nghẹn, chết lên chết xuống trong một xã hội chỉ quay quanh duy nhất một trục “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội.”

Vận nước nổi trôi. Bạn bè cũng trôi nổi. Đứa còn, đứa mất. Thằng ở, thằng đi. Còn thời gian thì cũng chưa bao giờ chịu đứng lại…

Tới khi gặp lại bạn cũ, thì kỷ niệm xưa, như người tình cũ không rủ cũng đến… 


Continue reading

Dân Gốc Lính

3T

Mấy năm trước, hãng tui làm có mướn vô một anh tên Anthony Black. Mang cái họ Black đen thui nhưng anh này là dân da trắng chánh hiệu.

Người Mỹ ưa có tật nói tắt tên họ, như Anthony Black thì kêu là A.B. Còn tới tui, thì tên cúng cơm, tên đệm, và họ đều bắt đầu bằng chữ T, cho nên trong hãng tụi nó kêu tui là 3T cho lẹ.

Để đón mừng anh bạn A.B. mới vô làm, tới giờ “happy hour”1 nguyên đám tụi tui kéo ra quán gần đó, uống bia, làm chuyện… “team building!”

Vòng đầu, “dô” được cỡ nửa ly cối bia và nhâm nhi được đâu mới có mấy hột đậu phọng thì tới phiên A.B. tự giới thiệu.

Continue reading

Luật Bên Mỹ

3T

Sống bên Mỹ, có một chuyện dễ làm nhức đầu nhứt. Đó là chuyện luật pháp.

Lờ quờ mà bị dính chấu vô ba cái vụ pháp luật và bị lãnh án là coi như đời tàn nơi ngõ hẹp. Hổng phải chuyện giỡn chơi.

Bên California thì hồi nào tới giờ, có luật cho phép truy tố ra tòa mấy vụ hãm hiếp hay xâm phạm tình dục con nít. Nhưng chỉ được đem ra kiện trong vòng mười (10) năm tính từ khi có chuyện làm bậy mà thôi. Còn qua sau mười năm, thì coi như bỏ! Hết kiện được.

Continue reading