Từ sau cuộc họp “lịch sử” giữa Tổng thống Zelenskyy và Tổng thống Trump tại White House vào ngày 28/2/2025 đến nay, Âu châu đã có nhiều chuyển động rất đáng kể.
Về mặt tài chánh, trong buổi họp với Tổng thống Trump tại White House, vào ngày 13/3/2025, ông Mark Rutte, Tổng Thư Ký NATO, đã cho biết: Âu châu cam kết chi 800 tỷ đô la cho quốc phòng1.
Về mặt quân sự, các quốc gia Âu châu cũng đang bận rộn cho những chuẩn bị lâu dài cho việc quốc phòng của Âu châu để họ không bị lệ thuộc vào Hoa Kỳ.
Ngày 30/3/2025, CNN đã đăng bài báo của Christian Edwards và Joseph Ataman, nói về những thay đổi về mặt quân sự này của Âu châu: ‘PATHETIC’ Europe may finally be waking up from its military slumber.
Xin mời quý thân hữu và bạn đọc theo dõi phần chuyển ngữ của bài báo này.
Trần Trung Tín chuyển ngữ
London and Paris (CNN) — Đó là một cuộc phục kích được truyền hình mà nhiều người ở Âu châu hy vọng sẽ làm ngưng chiến tranh.
Việc Donald Trump lớn tiếng át giọng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại White House là một đòn giáng mạnh vào liên minh xuyên Đại Tây Dương, xóa tan ảo tưởng dai dẳng ở Âu châu về việc liệu ông anh em họ người Mỹ có đứng về phía họ để chống lại sự xâm lăng của Nga hay không.
Quay cuồng, có lẽ ngay cả sợ hãi, Âu châu cuối cùng có thể đã tỉnh ngộ về nhu cầu tự vệ của họ trong thời đại của Trump.
“Điều đó tựa như việc Roosevelt chào đón Churchill (đến White House) và bắt đầu hiếp đáp ông ta,” nhà lập pháp Âu châu Raphaël Glucksmann nói với CNN.
Trong một tháng khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth gọi Âu châu là “THẢM HẠI” vì “ăn bám” vào quốc phòng trong cuộc nói chuyện nhóm của giới chức chính quyền (vô tình có kèm vào một nhà báo của The Atlantic), thì lục địa này đã đập nát những điều cấm kỵ cũ kỹ từ nhiều thập niên về quốc phòng. Các chính sách được đưa ra thảo luận là những gì không thể nghĩ đến chỉ vài tuần trước đây.
In a month when US Defense Secretary Pete Hegseth called Europe “PATHETIC” for “free-loading” on defense in a group chat with administration officials (which inadvertently included a journalist for The Atlantic), the continent has been shattering decades-old taboos on defense. Policies are on the table that would have been unthinkable just weeks ago.
Sự thay đổi lớn nhất đến từ Đức, có nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Sau cuộc bầu cử liên bang, thủ tướng-sắp-nhậm-chức Friedrich Merz đã thắng trong cuộc bầu phiếu tại quốc hội để bãi bỏ “phanh nợ” (“debt brake”) của hiến pháp Đức – một cơ chế để giới hạn việc chính phủ vay nợ.
Trên nguyên tắc, việc thay đổi luật này cho phép không bị giới hạn chi tiêu trong lãnh vực quốc phòng và an ninh. Các chuyên gia kỳ vọng thay đổi này sẽ mở khóa để Đức có thể mượn đến 600 tỷ euro (652 tỷ đô la) suốt thập niên sắp tới.

“Đây là một sự kiện lớn có thể làm thay đổi hiện tình ở Âu châu, vì Đức chậm chạp – đặc biệt là trong các nước lớn – khi nói đến quốc phòng,” Piotr Buras, thành viên cao cấp tại Hội đồng Âu châu về Bang giao Quốc tế (European Council on Foreign Relations – ECFR), một tổ chức nghiên cứu quốc tế, nói với CNN.
Trong quá trình khắc phục nỗi sợ về nợ nần, Buras nói, cuối cùng Đức đã hành động như thể Âu châu thực sự vượt qua một “Zeitenwende” – hay “bước ngoặt” (turning point) – như được mô tả bởi Thủ tướng sắp mãn nhiệm Olaf Scholz vào tháng 2, 2022, chỉ ba ngày sau khi Nga mở cuộc xâm lăng toàn diện vào Ukraine.
Mặc dù cuộc xâm lăng này đã làm nước Đức choáng váng, “chỉ có cú sốc Trump mới làm họ đưa ra quyết định thực sự quan trọng là đình chỉ phanh nợ,” Buras nói.
Although the invasion jolted Germany, “only the Trump shock made them take this really fundamental decision of suspending the debt brake,” said Buras.
“Đây mới thực là một Zeitenwende thích hợp.”
Những Cấm Kỵ đang vỡ vụn
Tại nước láng giềng Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron – người đã từ lâu kêu gọi “sự tự chủ chiến lược” của châu Âu tách khỏi Hoa Kỳ – đã nói rằng ông đang cân nhắc việc nới rộng sự bảo vệ bằng vũ khí hạt nhân của Pháp sang đến các đồng minh, vốn có vẻ như đã vẫn được bảo vệ bởi bom của Mỹ.
Những bình luận của Macron vào đầu tháng này được đưa ra sau khi Merz cổ võ cho các cuộc nói chuyện với Pháp và Vương quốc Anh – hai cường quốc hạt nhân của châu Âu – về việc mở rộng sự bảo vệ hạt nhân của họ. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hoan nghênh ý tưởng này, và ngay cả kêu gọi Ba Lan xét đến việc sở hữu vũ khí hạt nhân riêng cho họ.
Trong khi đó, Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic là Estonia, Lithuania và Latvia – tất cả đều là láng giềng của Nga – đã rút khỏi hiệp ước Ottawa năm 1997 về mìn (landmines), từ lâu đã được xem là cột mốc quan trọng trong việc chấm dứt chiến tranh ở quy mô lớn (mass warfare). Lithuania đã tuyên bố mua 85.000 quả mìn; Ba Lan đang để mắt đến việc sản xuất 1 triệu quả mìn trong nước.
Lithuania cũng rút ra khỏi hiệp ước quốc tế chống bom chùm trong tháng này, trở thành quốc gia ký hiệp ước đầu tiên làm như vậy.
Chế độ nghĩa vụ quân sự cũng đã quay trở lại lục địa này. Đan Mạch đã cho phép phụ nữ tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ năm 2026 và hạ thấp đòi hỏi về sức khỏe cho một số vai trò, như một phần trong nỗ lực củng cố lực lượng vũ trang của quốc gia này. Ba Lan cũng đã công bố những kế hoạch cho mọi nam giới trưởng thành để được huấn luyện căn bản quân sự.

Ngay cả những quốc gia nổi tiếng trung lập cũng đang cân nhắc lại vị trí của họ. Giữa các cuộc thảo luận về cách duy trì hòa bình ở Ukraine trong trường hợp có một thoả thuận, chính quyền Ireland – một quốc gia quân sự nhỏ chú trọng vào các hoạt động gìn giữ hòa bình – đã đưa ra đạo luật cho phép điều quân đi mà không cần Liên Hiệp Quốc chấp thuận, tránh khả thể bị Nga (hoặc Mỹ) phủ quyết
Có một sự thực đã từ lâu gây khó chịu – và thường không được nói ra – ở Âu châu là sự bảo vệ lục địa này để không bị xâm lăng sau cùng vẫn tùy thuộc vào sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ. Sự hỗ trợ đó hiện nay không còn chắc chắn nữa.
Sự chuyển hướng này vượt ra khỏi việc ai sẽ chiến đấu ai sẽ cung cấp vũ khí. Một số người đã bắt đầu đặt câu hỏi về việc trong tương lai mua máy bay phản lực F-35 do Hoa Kỳ sản xuất với giá cực đắt mà một số lực lượng không quân châu Âu đã có kế hoạch mua.
Bộ trưởng Quốc phòng Bồ Đào Nha Nuno Melo cho biết quốc gia của ông đang lượng giá lại các giao dịch dự trù mua các máy bay phản lực này để ưu tiên cho các giải pháp thay thế của châu Âu vì những lo ngại về nguồn cung cấp phụ tùng thay thế do Hoa Kỳ kiểm soát.
Đây là lần đầu tiên những lo ngại như thế được công khai đưa ra ở cấp cao như vậy, đặc biệt là để ủng hộ các máy bay phản lực mà, trên lý thuyết, không có khả năng tương tự.
Châu Âu đoàn kết?
Mặc dù châu Âu có vẻ như đã nhận được thông điệp, nhưng bàn luận về một cách tiếp cận thống nhất vẫn còn là điều quá sớm.
Khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen công bố kế hoạch, có tên là “ReArm Europe” (Tái Võ trang Âu châu), để chi thêm hàng tỷ đô la cho quốc phòng, thì Tây Ban Nha và Ý đã chùn bước. Từ đó kế hoạch này được đặt tên lại là “Readiness 2030.” (“Sẵn sàng 2030.”)
Thủ tướng Ý Giorgia Meloni cũng loại bỏ việc gửi quân đội Ý tham gia vào một lực lượng của Âu châu để duy trì hòa bình ở Ukraine nếu đạt được một thoả thuận – vốn là một vấn đề quan trọng khác đang chia rẽ lục địa này.
Việc đổi mới tên gọi này cho thấy đường ranh phân chia ở Âu châu: Quốc gia nào càng cách xa Nga thì, càng ít có khả năng họ đặt ưu tiên cho súng cao hơn bơ.

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã nói trong tháng này rằng “mối đe dọa của chúng tôi không phải là Nga đưa quân qua dãy Pyrenees”. Ông kêu gọi Brussels “xét đến những thử thách mà chúng tôi phải đối mặt ở khu vực phía nam thì khác một chút so với những thử thách mà bên sườn phía đông phải đối mặt”.
Gabrielius Landsbergis, cựu ngoại trưởng Litva, nói với CNN ông “bực bội” bởi những phát biểu của Tây Ban Nha, và chuyến viếng thăm Kyiv gần đây – nơi còi báo động không tập rú lên trong hầu hết mọi đêm – làm ông dễ dàng hình dung được cảnh tương tự xảy ra tại Vilnius (thủ đô của Litva – TTT) trong tương lai.
“Bạn càng đi xa về phía tây, thì càng khó hình dung được điều như vậy. Mọi vấn đề, mọi quyết định, chúng đều chỉ mang tính tương đối,” Landsbergis nói.
Mặc dù sự phân cách địa lý này có thể đào sâu thêm sự phân chia, Buras, của ECFR, nói rằng việc Âu châu hoàn toàn đoàn kết sẽ luôn luôn là một “ảo tưởng.”
“Điều thực sự quan trọng là những gì mà các quốc gia then chốt làm”, ông nói, chỉ vào Đức, Pháp, Anh và Ba Lan. “Tôi muốn lạc quan một cách thận trọng, nhưng tôi nghĩ hiện tại chúng tôi đang đi đúng hướng”.
Được hỏi liệu Tháng Ba có sẽ được ghi nhớ như là tháng mà Âu châu tỉnh dậy không, Buras nói: “Đúng, chúng tôi đã tỉnh dậy – nhưng hiện giờ chúng tôi còn cần phải mặc quần áo.”
Asked whether March would be remembered as the month Europe woke up, Buras said: “Yes, we have woken up – but now we need to get dressed.”
Trần Trung Tín chuyển ngữ ◆ Ngày 01/4/2025
Sáng nay, vừa thức dậy, pha ly cà phê, rồi theo đường link vào đọc bài mới của anh 3T. Đọc đến câu:
… Đức có thể mượn đến 600 tỷ euro (652 tỷ đô la) suốt thập niên sắp tới.
thì ngã lăn đùng khỏi ghế, cà phê đổ tràn từ trên bàn xuống sàn nhà …
Nếu quý vị có vài phút rảnh rỗi, thì vào đây (https://www.usaspending.gov/explorer/budget_function) xem Mỹ dùng bao nhiêu tiền cho quốc phòng? Nếu quý vị không rảnh, thì tôi xin nói ngay là Mỹ chi dùng 665.3 tỷ về quốc phòng trong 1 năm. Đó là 15.4% của ngân sách quốc gia, trong đó có tiền thuế của tôi …
Thôi, chuyện của Tây để Trump lo, bây giờ thì multi-tasking: vừa lau sàn vừa chửi thề…
Cám ơn anh BPT đã góp ý.
Con số 665.3 tỷ USD mà Mỹ chi ra cho quốc phòng nói trên, chắc sau khi được Elon Musk “doged” có khi chỉ còn khoảng 445 tỷ USD (sau khi minus 30% wasted and fraud!) 😀
Tôi có đọc ở đâu đó có nói là ngoài mục đích chính là ngăn ngừa khối Sô Viết, thì bên cạnh đó, một cách gián tiếp, liên minh quân sự NATO còn giữ vai trò của một “điều hợp viên” để giúp Âu châu không gây ra chiến tranh. Căn cứ theo lịch sử thế giới thì hai cuộc Thế Chiến I & II vừa qua đều bắt nguồn từ Âu châu. Và “truy thêm” một bước nữa, thì Đức là nhân tố chính gây ra 2 cuộc thế chiến này.
Rồi đến Thế Chiến II, sau vụ Đức Quốc xã giết người Do Thái nhằm diệt chủng, thì không ít người Đức đều xấu hổ về việc này và đồng thời có mặc cảm phạm tôi, theo kiểu “White Guilt”, cho nên họ rất dè dặt về mọi chuyện liên quan đến … “súng đạn”!
Nói như thế, không có nghĩa là tôi muốn xem nhẹ yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng là bình thường ra thì người dân ai lại chẳng muốn nhàn, muốn hưởng và không muốn phải lăn lưng vào lửa đạn. It’s human nature.
Tuy nhiên, một khi đến lúc cần phải “xếp bút nghiên, theo việc đao binh” là phải lo chuyện xách súng lên đường. Và phải làm cho nhanh, cho đúng. Vì lẽ dễ hiểu là kẻ địch chẳng bao giờ “chờ” mình cho đến lúc sẵn sàng nó mới “tapi.”
Chỉ xem lại các lời tuyên bố gần đây, hay xa hơn chút nữa, của hai vị Tổng Thư Ký NATO, thì cả hai đều rất muốn và rất mừng vui khi Âu châu phải lo tự chuẩn bị nhiều hơn nữa về mặt quốc phòng.
Tuy nhiên, nói theo kiểu Mỹ, thì cũng cần phải “take time.” Quan trọng là phải bước đi bước thứ #1, vì có như thế thì mới mói đến chuyện có thể hoàn tất một hành trình. Thân kịnh -TTTín
Phải thành thực mà nói là trí nhớ của tôi không thể bằng anh 3T được. Tuy nhiên, tôi cũng nhớ rằng cả hai cuộc chiến tranh thế giới, ngay từ đầu, đều chẳng dính dáng gì tới Hoa Kỳ cả. Không hiểu có đúng như thế hay không?
Về phương diện chiến lược thì vấn đề đối trọng là cần thiết, như câu nói “Muốn có Hoà Bình thì phải chuẩn bị cho chiến tranh” hay ngắn gọn là “Hoà bình trong sức mạnh”. Thế cho nên đối trọng của Nga là Đức, và đối trọng của Trung cộng là Nhật. Thế thì tại sao lại phải kìm hãm hai quốc gia này? Có lập luận cho rằng nếu Đức và Nhật mạnh lên thì, theo kinh nghiệm lịch sử, sẽ nguy hiểm cho thế giới. Câu hỏi ở đây là Đức và Nhật có nguy hiểm hơn Nga và Trung cộng không? Chắc chắn là không ai có thể trả lời rõ ràng được. Thế cho nên, hãy để Đức làm đối trọng của Nga, và Nhật làm đối trọng của Trung cộng. Dân Mỹ bình tâm xem TV, uống bia budweiser hay rựợu vang Napa, hoàn toàn “made in USA”.
Tại sao chỉ có thanh nên Mỹ phải xếp bút nghiên đi đánh giặc cho tây? Hãy để thanh niên châu Âu chết vài chục hay vài trăm ngàn xem cha mẹ của chúng có khóc giống như cha mẹ người Mỹ hay không? Thử xem giọt nước mắt của ai mặn hơn ai.
Thực sự mà nói, trong đời này, tôi chỉ muốn một lần được nhìn thấy Nhật đập tan Trung cộng và Nga phá nát châu Âu, để thế giới, nếu còn lại chút gì, thì sẽ thấu hiểu được sự tàn độc của chiến tranh và ý nghĩa của câu “Si vis pacem, para bellum”. Một năm nước Mỹ chi tiền cho quốc phòng bằng hơn 10 năm của cả châu Âu. Đồng thời, lính Mỹ chết trận ở ngoại quốc trong một năm nhiều hơn cả khối lính châu Âu cộng lại trong 50 năm. Ai có lời giải thích cho sự kiện như vậy?
Một mạng lính là một mạng lính, bất kể là quốc gia nào. Một giọt nước mắt là một giọt nước mắt, bất kể rơi xuống từ đâu. Tại sao lính Mỹ chết quá nhiều? Tại sao cha mẹ Mỹ khóc quá nhiều? Tại sao giờ này mới có ông Donald J. Trump?
Có lẽ châu Âu sẽ mở thêm vài chục cuộc họp thượng đỉnh nữa để tìm câu trả lời cho nghị quyết sau cùng, trước khi bị Nga cho nếm bom nguyên tử.
Xin cám ơn và rất tâm đắc với bản chuyển ngữ của anh Trần Trung Tín từ một bài viết rất thời sự của hai cây bút có hạng Christian Edwards và Joseph Ataman (trên CNN).
Đọc bài viết làm tôi nhớ đền bốn chữ “CƯ AN TƯ NGUY” trên phù hiệu của quân trường Thủ Đức. Đây là sáng kiến của một ông tướng (nổi tiếng rất võ biền) Lam Sơn Phạn Đình Thứ, khi ấy (1962) đang là Đại tá CHT Trường SQTB Thủ Đức. Mới nghe qua cứ tưởng câu nói này “made in China”, vì thời xưa VN mình thường dùng mấy câu nói/ tư tưởng của Khổng Tử hay trong Tam Quốc Chí làm kim chỉ nam, nhưng câu này lại xuất phát từ Âu Châu. được dịch từ tiếng Latin ” Si vis pacem para bellum” (câu nói lịch sử của Marcus Tullius Cicero phát biều tại Quốc hội Rome năm 43 trước Tây Lịch, khi đề cập đến sự nguy hiểm của việc ký kết hòa ước với Marcus Antonius (người yêu của nữ hòang Cleopatra).
Không hiểu sao các quốc gia Âu châu, từ sau Đệ Nhị Thế Chiến lại quên bẵng lời dạy này của tiền nhân, thay vì “muốn có hòa bình hãy chuẩn bị chiến tranh” họ lại ” ngủ gục trong hàng quân”? (chữ của anh Trần Trung Tín)
Cuối cùng thì cũng mừng, khi Âu châu “thảm hại” (của chúng tôi) cũng “đã” tỉnh dậy sau cơn mê ngủ quân sự (khá dài)! Có điều, đây có phải là dấu hiệu của những bất ổn mới trong một thế giới vốn đã đầy rẫy những bất ổn rồi hay không?
Cám ơn anh Phạm Tín An Ninh đã góp ý. Nhất là phần lịch sử của bốn chữ “CƯ AN TƯ NGUY”, trước đây tôi vẫn cứ ngỡ là xuất xứ từ nhà … Đại Hán!
Nói đến vấn đề lời khuyên (hay cảnh cáo như ” Si vis pacem para bellum”), thì có nơi đã viết rằng: Lời khuyên (tương tự, lời cảnh cáo) là một lời thú tội! Nghe qua thì thấy hơi nghịch lý, nhưng ngầm lại thì thấy cũng khá có lý.
Quốc gia nào mà dân chúng “phè” quá, thì hay được nhắc nhở “CƯ AN TƯ NGUY”. Nhưng khi chỉ nhắc nhở suông, và không có biện pháp gì để làm “thức tỉnh” đương sự thì có nhắc đi nhắc lại cũng không ăn thua. Và nói mãi không xong, thì phải tính đến những biện pháp “mạnh”, theo kiểu thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng, thì lại làm … phiền lòng hàng xóm! Rất là khó xử.
Còn “credit” của nhóm chữ “ngủ gục trong hàng quân” là phải dành cho mấy ông niên trưởng Võ Bị (Khoá 28) của tôi đã huấn luyện chúng tôi (K31). Vì khi phải chạy mà lại lết bết chạy chậm vì đau chân, vì sức yếu, vì… “núp bóng” bạn bè 😎…, thì chúng tôi bị mấy “hung thần” K28 này, cùng chạy kè bên hông, hét — yes: hét — vô tai: Mấy anh ngủ gục trong hàng đó hả?! Thế là câu nói đó đã “nhập tâm!” Là cả một kỷ niệm đáng nhớ, và giờ lại có dịp ôn lại.
Còn trước khi vào Võ Bị tôi cũng ở Trường Bộ Binh Long Thành (hậu thân của Thủ Đức), cho nên cũng thật là một kỷ niệm khó quên với bốn chữ “CƯ AN TƯ NGUY”. Cám ơn anh PTAN đã ôn lại chuyện xưa. -TTTín