Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: Biden

Có thể nào cứu vãn được tuần trăng mật ngắn ngủi của Biden với Âu châu?

Đối với Âu châu, lễ nhậm chức của ông Biden báo hiệu một khởi đầu mới mẻ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Họ công khai hoan nghênh ông Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump. Tổng thống Biden đã nói với các nhà lãnh đạo Âu châu: “Hãy để tôi xóa bỏ bất cứ nghi ngờ nào còn sót lại: Hoa Kỳ sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Liên minh Âu châu và các thủ đô trên khắp lục địa, từ Rome đến Riga, để đáp ứng với những thách thức chung mà chúng ta phải đối diện.”1

Nhưng với cuộc rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021, phản ứng của Âu châu có thể được tóm tắt qua tựa đề của bài báo đăng trên politico.eu: “Mất tin tưởng và phản bội: Âu châu phản ứng trước sự ‘tính toán sai lầm’ của Biden ở Afghanistan”2.

Và vừa qua, với hiệp ước quân sự AUKUS, được ký kết giữa Úc, Anh và Mỹ, đã tạo ra sự phẫn nộ từ Pháp và một số đồng minh EU. Trong cuộc phỏng vấn với radio France Info, Ngoại trưởng Pháp Le Drian đã nói: “Đây không phải là điều mà các đồng minh đối xử với nhau. Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể tiên liệu được này nhắc tôi nhớ rất nhiều đến những gì ông Trump thường làm.”3

Qua “tuần trăng mật” ngắn ngủi với chính quyền Biden, Âu châu đã nhận ra có nhiều “tương đồng” giữa “America First” của Trump và “America is back” của Biden. Và nhất là đã có dấu hiệu Mỹ “chuyển trục” sang Á châu Thái Bình Dương. Xin mời quý vị đọc phần chuyển ngữ của bài báo Can Biden’s short-lived honeymoon with Europe be salvaged? của Melissa Rossi, đăng trên Yahoo!News ngày 24/9/2021.


Continue reading

Tại sao thất bại của Hoa Kỳ ở Afghanistan không phá vỡ NATO

Việc rút quân thảm hại ở Afghanistan đã tạo ra một số “bất bình” tại Âu châu. Điển hình như Tony Blair đã viết trênTony Blair Institute for Global Change vào ngày 21/8/2021: “The world is now uncertain of where the West stands” (Thế giới ngày nay không còn chắc chắn là Tây phương đứng ở chỗ nào). Và “in obedience to an imbecilic political slogan about ending ‘the forever wars.’” (“để vâng theo một khẩu hiệu chính trị ngu xuẩn về việc chấm dứt ‘những cuộc chiến tranh bất tận.'”) Tony Blair là thủ tướng Anh trong thời gian xâm lăng Afghanistan năm 2001.

Tuy nhiên, qua bài báo đăng ngày 25/8/2021 trên website của Atlantic Council, một think tank của Hoa Kỳ, thì thất bại của Hoa Kỳ ở Afghanistan không phá vỡ NATO. Xin giới thiệu phần chuyển ngữ của bài báo Why the US failure in Afghanistan won’t break NATO. Tác giả bài báo Michael John Williams — một nonresident senior fellow với “the Scowcroft Center’s Transatlantic Security Initiative” và là associate professor về bang giao quốc tế tại Đại học Syracuse, New York.


Continue reading

Tại sao Biden phải sa thải cố vấn an ninh quốc gia của ông ta vì thất bại ở Afghanistan

Chỉ trong vòng 2 tuần lễ đầu tháng 8/2021, một thảm họa mới đang đổ ập lên người dân Afghanistan. Thảm họa đó, một phần lớn, đến từ quyết định rút lui một cách cẩu thả vô trách nhiệm của giới chức chính trị cao cấp tại Tòa Bạch Ốc.

Xin được dịch lại bài báo “Ex-Obama adviser: Why Biden must fire his national security adviser for Afghanistan failure” đăng trên USA Today ngày 16/8/2021. Tác giả bài báo là Brett Bruen. Trước đây, ông là giám đốc của phần vụ tham dự toàn cầu (director of global engagement) trong Obama White House. Hiện nay, ông là chủ tịch của Global Situation Room, một công ty chuyên về quan hệ công chúng (a public relations firm), và ông còn là adjunct professor of crisis communications tại Đại học Georgetown.


Continue reading

Tổng thống Biden và Cuộc họp Thượng đỉnh G-7, năm 2021

Cuộc họp của khối G-7 lần thứ 47 đã diễn ra tại Cornwall, Vương Quốc Anh, trong ba ngày 11–13 tháng Sáu, 2021.

Nhóm G-7 có bảy quốc gia hội viên là: Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật, Pháp và Ý.

Liên minh Âu châu tham gia vào tất cả các cuộc thảo luận với tư cách khách mời và được đồng đại diện bởi Chủ tịch Hội đồng Âu châu (the President of the European Council) và Chủ tịch Ủy ban Âu châu (the President of the European Commission).

Vương quốc Anh cũng đã mời các nhà lãnh đạo Úc Đại Lợi, Ấn Độ, Nam Phi và Nam Hàn tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo (the Leaders’ Summit) với tư cách là các quốc gia khách mời.

Tại cuộc họp báo hôm Chủ nhật, ngày 13/6/21, Tổng thống Biden nói rằng hội nghị thượng đỉnh đã là một sự “cộng tác phi thường” giữa các quốc gia tham dự. Các nhà lãnh đạo G-7 đã đồng ý về hành động nhắm đến trường hợp của các hồ sơ vi phạm nhân quyền của Trung Hoa và biến đổi khí hậu sau ba ngày hội đàm.

Continue reading