Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: vietnam war (Page 1 of 2)

Ngày N + … Của Hoàng Khởi Phong @ 35 Năm Sau Đọc Lại

 I have never strived to make myself out to be a hero, and I have never been one. I’ve done nothing important, either good enough to boast about or bad enough to write a book to justify.

Tôi không bao giờ gắng sức để làm cho cá nhân tôi trở thành anh hùng, và tôi không bao giờ là anh hùng. Tôi không làm điều gì quan trọng, đủ tốt đẹp để khoe khoang hoặc đủ tệ hại để phải viết một quyển sách để biện minh.

Nguyễn Công Luận, Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier

Khoảng cuối tháng 7, 2023, tình cờ tôi đọc được bài phỏng vấn Cao Xuân Huy, tác giả quyển hồi ký Tháng Ba Gẫy Súng, xuất bản năm 1985. Bài phỏng vấn này được trích ra từ quyển Nếu đi hết biển… của tác giả Trần Văn Thủy, xuất bản năm 2004.

Trong bài phỏng vấn trên có chỗ nhắc đến nhà văn Hoàng Khởi Phong.

Và nói đến Hoàng Khởi Phong là phải nói đến quyển hồi ký Ngày N + … 1 của ông, xuất bản tại California, năm 1988.

Có thể nói, vào cuối thập niên 1980s sang thập niên 90s, quyển Ngày N + … được xem là một “hiện tượng” nổi bật của văn học Việt Nam hải ngoại lúc bấy giờ.

Continue reading

Đôi Mắt

Vào thập niên 1960s, có anh du học sinh người Việt được gia đình gửi sang Pháp học kiến trúc. Sau năm đầu miệt mài với trường ốc, anh mới khám phá ra bộ môn anh đích thực đam mê chính là hội hoạ.

Anh cũng hiểu, muốn học một ngành mà ông thân sinh không đồng ý, thì phải tự lực cánh sinh. Lúc bấy giờ, cách tốt nhất cho anh là theo học tại trường có cấp học bổng toàn phần cho sinh viên.

Mà muốn vào học tại một trường đại học mỹ thuật như thế, anh phải nộp đơn và phải lọt qua kỳ thi tuyển vào trường.

Đề thi tuyển của trường năm đó là vẽ khoả thân, với cô người mẫu trẻ đẹp, “posé” ở một tư thế rất “artistique” nơi vườn hoa phía sau trường.

Continue reading

Dị Biệt Nơi Phan Nhật Nam Và John Duffy Về Trận Charlie, 1972

Đầu tháng 7, 2022, Tổng Thống Biden trao  thưởng Medal of Honor cho Thiếu Tá John J. Duffy, vị Sĩ quan Cố vấn của Tiểu Đoàn 11 Dù, vì ông đã có những hành động anh hùng và nghĩa cử cao đẹp đối với các chiến hữu của ông trong Tiểu Đoàn 11 Dù nơi Trận chiến tại Căn cứ Hỏa lực Charlie, Nam Việt Nam, 1972.

Dù 50 năm đã qua, sự việc trên vẫn đem lại cho tôi những hình ảnh về chiến sự và hy sinh xương máu của quân dân Miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.  

Với tâm trạng đó, tôi đã đọc tập thơ The Battle for “Charlie” của John J. Duffy.

Nơi tập thơ này, sự chiến đấu dũng cảm và hy sinh kinh hoàng của những người lính Tiểu Đoàn 11 Dù được ghi lại bằng những giản dị và sắc nét đến lạnh người.

Là một sĩ quan cố vấn, Duffy có thể “thấy” trước được số phận của đơn vị. Nhưng là một chiến binh của Tiểu Đoàn 11 Dù, ông đã sát cánh lăn xả cùng đồng đội chiến đấu cho đến giây phút cuối.

Dù vậy, ở vào những lúc nguy ngập nhất, Duffy vẫn giữ được “bình thản” để có thể “nhìn” sâu vào những hỗn mang, chết chóc đang vật vã ngay trước mắt.

Trong những phút giây đó, Duffy đã mở ra quyển sổ tay cảm nhận của ông để ghi nhanh những hào hùng cao ngất và những nỗi đau tận cùng của đồng đội khi cả tiểu đoàn bị đè bẹp, chết cứng ngay tại tâm điểm của những giao lộ tử thần.

Qua The Battle for “Charlie,” Duffy như “vẽ” lại được những thảm khốc và bi hùng mà cả binh sĩ và sĩ quan Tiểu Đoàn 11 Dù phải đương đầu và nhận chịu.

Sau khi đọc hết tập thơ này, tôi đã cố gắng ghi lại một số cảm nghĩ trong bài viết Người Khinh Binh Cuối Cùng Tại Căn Cứ Hỏa Lực Charlie, đăng ngày 30/7/2022.

Rồi ít lâu sau, tình cờ được anh bạn gửi đến một link cho bài viết Mặt sau tấm huy chương gắn trễ! 2 của nhà văn Phan Nhật Nam, đề ngày 15/7/2022. 

Continue reading

Người Khinh Binh Cuối Cùng Tại Căn Cứ Hỏa Lực Charlie

Đầu tháng 7, 2022, thêm một lần nữa, Chiến tranh Việt Nam lại trở về với truyền thông, báo chí Mỹ qua việc Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden trao thưởng Medal Of Honor cho Thiếu Tá John Duffy, sĩ quan cố vấn cho Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù trong trận chiến tại Căn cứ Hỏa lực Charlie trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Qua Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam, người đọc có thể tìm hiểu về cuộc tử chiến giữa Tiểu đoàn 11 Dù chống trả lại một địch quân được ước tính là đông gấp 10 lần. Và Thiếu Tá John Duffy đã “có mặt” trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 này.

Nhưng phải đợi đến The Battle for “Charlie” của nhà thơ John Duffy, độc giả nói tiếng Anh mới biết được cuộc tử chiến tại căn cứ Charlie, mà trong đó Amazon giới thiệu Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù là: “Một tiểu đoàn nhẩy dù của Nam Việt Nam đã giữ vững một vị trí làm nhắc nhớ đến các dũng sĩ Spartans tại Thermopylae vào năm 480 trước Công nguyên.” – “A battalion of South Vietnamese paratroopers made a stand reminiscent of the Spartans at Thermopylae in 480 BC.

Theo sử Tây phưong, năm 480 trước Công nguyên, Vua Leonidas, đem 7,000 quân Hy Lạp, trong đó có 300 dũng sĩ Spartans, ra bảo vệ Thermopylae trước khoảng từ 120,000 đến 300,000 quân xâm lăng của Ba Tư. Trong trận đánh này, ngoài các thương vong khác, Vua Leonidas và 300 dũng sĩ Spartans đều tử trận.


Continue reading

Bài Thơ Đã Viết

Thời gian có thể làm lành vết thương. Nhưng thời gian không làm sống lại được người đã bị chết, bị tàn hại bởi sự thù hận của cộng sản Việt Nam sau ngày 30/4/1975. Thời gian cũng không cứu được những gia đình, những con em đã bỏ thây hay bị hải tặc làm nhục trên biển cả vì phải trốn chạy cộng sản Việt Nam… Ở giây phút hình ảnh những ngày đau buồn nhất của miền Nam quay trở lại:

Tôi đã viết bài thơ
Kể những chuyện trần gian
Những chuyện khắc trong tim
Những chuyện in trong óc.

Continue reading

Dậy đi em!

Từ giữa tháng 3 đến 30/4/1975, từ Đà Nẵng đến Khánh Dương; Kontum sang Ban Mê Thuột; rồi Long Khánh, Biên Hòa… và Sài Gòn, đã có biết bao người chồng, người anh, người chị, trong đêm đen mờ mịt đã vội vã đánh thức người vợ, lay mạnh những đứa em nhỏ, bằng những kinh hoàng hốt hoảng: Dậy đi em! …

Rồi trên đường trốn chạy cộng sản, những người di tản như đang đi vào chỗ chết. Người già, phụ nữ, trẻ em, còn biết làm gì hơn là phó mặc cho số kiếp mong manh của những nạn nhân đang lần tìm cõi sống?

Dậy đi em! chỉ là một bài thơ không đoạn kết và chỉ ghi được một chút nhỏ nhoi của nỗi thống khổ thương đau của người dân miền Nam trong biến cố 30/4/75.

Dậy đi em! cũng chỉ quẩn quanh nhìn được và “bắt nắm” được một vài góc cạnh “tân thời” của một xứ sở đã “hồi phục,” đã “vươn lên” thành “hiện tượng.”

Xin mời quý vị và các bạn cùng đọc bài thơ không đoạn kết …  -thơ Tín

Continue reading

Người Tù Nhân Chứng Năm Xưa

Thời gian qua đi quá lâu và tôi đã không còn nhớ chính xác khi nào là lần đầu tiên đọc được bài thơ Bắt Đầu Lại của Nhã Ca. Có một điều chắc chắn là tôi đã đọc bài thơ đó – khá lâu – sau ngày 30/4/1975. Và từ đó cứ bị ray rứt mãi với hai câu kết:

Bắt đầu lại đời ta, các con
Bắt đầu lại từ chỗ bôi xóa mẹ

Nhã Ca làm bài thơ này vào khoảng năm 1972. Tôi cũng không biết Nhã Ca làm ra bài thơ trên khởi đi từ ưu tư hay biến động nào trong tâm tư của bà.

Nhưng lần đầu tiên đọc hai câu thơ đó – khá lâu – sau ngày 30/4/1975, tôi có cảm giác lạnh buốt như đang đọc một lời tiên tri đã được đưa ra từ trước để cảnh cáo mọi người về một điều đại bất tường sẽ xẩy đến. Nhưng chẳng ai quan tâm lưu ý. Cho đến khi đã quá muộn!

Continue reading

Cắt Tranh

Lê Tùng3

“Hôm nay Khối 3 các anh được ‘trên’ phân công đi cắt tranh, chỉ tiêu mỗi người phải cắt đủ để đánh 2 tấm. Chung quanh trại đã hết tranh rồi, chỉ còn một chỗ còn tranh mà thôi: đó là bãi mìn mà trước đây các anh đã đặt.”

Tên quản giáo nói tiếp:

“Các anh nên nhớ rằng chính sách của cách mạng là khoan hồng độ lượng, do đó hôm nay khi vào cắt tranh trong bãi mìn, các anh phải hết sức cẩn thận đừng để có anh nào đạp phải mìn chết hay bị thương sẽ mang tiếng cho cách mạng.”

Nói đến đây tên quản giáo dừng lại một chút.  Tất cả anh em tù cải tạo đều im lặng trong bầu không khí căng thẳng, nặng nề.  

Continue reading

Những Tựa Đề

Thân tặng các bạn Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 31
Thế hệ cuối cùng của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

Trần Trung Tín

Bờ tre quê hương. Tay súng anh gìn giữ. Tôi hát vang giữa đời để người vui4

Tháng 4, 2015 – Tại một nơi không phải là Việt Nam, ánh chiều thời gian đang bắt đầu triệt thoái vào vùng không gian hư ảo: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh.”5

Bất chợt gặp lại một điều gì đó…

Rất mơ hồ…

Như ‘Con Chim Trốn Tuyết’6
Theo ‘Hương Rừng Cà Mau’7
Ngập ngừng qua ‘Đò Dọc’8
Ngược ‘Dòng Sông Định Mệnh’9
‘Trở Về Mái Nhà Xưa’10

Continue reading

Về một số điều trong bài báo của Ông Thế Uyên

Trần Trung Tín11

Trong tháng 6/89 vừa qua, tôi có đọc được một bài phân tích công phu của ông Vương Hữu Bột mang tựa đề: “Cởi trói ở Việt Nam. Bế tắc trong khoa học xã hội hay bế tắc của chủ nghĩa xã hội” (tạp chí Thế Kỷ 21, số 2, 6/89). Với tương đối đầy đủ các chú thích cần thiết, bài viết nói trên có đề cập đến ông Lý Chánh Trung bên cạnh các tên tuối kỳ cựu ở mặt lý thuyết của Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Khắc Viện, Trần Văn Giàu, hoặc trẻ trung hơn như Trần Độ.

Continue reading
« Older posts