Thứ Hai ngày 24/3/2025, truyền thông Hoa Kỳ đã sôi nổi với tin bị “leaked” qua tạp chí The Atlantic, liên quan đến hệ thống chat Signal của các viên chức cao cấp trong chính quyền Trump bàn việc không tập Yemen để triệt hạ nhóm Houthis.
Về mặt quân sự, cuộc không tập đã thành công. Về mặt chính trị, xem ra các bàn luận về Âu châu bị leaked ra đã truyền cảm hứng cho bài báo The U.S. Has Changed Its Mind About Europe cũng đăng trên The Atlantic, ngày 29/3/2025.
Tác giả bài báo là Phillips Payson O’Brien, một giáo sư về nghiên cứu chiến lược (a professor of strategic studies) của University of St Andrews, tại Scotland. Ông còn là tác giả của quyển sách: The Strategists: Churchill, Stalin, Roosevelt, Mussolini, and Hitler—How War Made Them, and How They Made War.
Xin mời quý vị bạn đọc theo dõi phần chuyển ngữ. Để bạn đọc dễ đối chiếu, tại những phần “nhạy cảm,” xin được ghi thêm phần nguyên văn Anh ngữ.
Sau khi đi theo sự dẫn dắt của Mỹ trong 80 năm, các nền dân chủ của lục địa này không nhận ra được sự nguy hiểm đang ở phía trước họ.
After following America’s lead for 80 years, the continent’s democracies do not recognize the danger now before them.
Trần Trung Tín chuyển ngữ
Các nền dân chủ Âu châu và những kẻ chê trách họ tại Washington có những hiểu biết quá khác biệt về lý do tại sao lục địa này lại phụ thuộc vào sự bảo vệ của quân đội Mỹ. Donald Trump và các phụ tá của ông liên tục nói như thể những người Âu châu xảo quyệt đã lợi dụng lòng tốt của Hoa Kỳ trong nhiều thập niên, làm người Mỹ phải trả tiền cho việc phòng thủ Âu châu trong khi Đức, Pháp và những nước tương tự thụ hưởng chế độ phúc lợi xa hoa, nghỉ hưu sớm và sống phè phỡn. “Tôi hoàn toàn chia sẻ sự căm ghét của ông về việc Âu châu ăn bám,” Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth nói với Phó Tổng thống J. D. Vance trong cuộc trò chuyện Signal của chính quyền Trump, mà đã vô tình mời ông Jeffrey Goldberg của tờ The Atlantic. “Thật là THẢM HẠI,” Hegseth nói thêm.
Democracies in Europe and their detractors in Washington have radically different understandings of why the continent depends on American military protection. Donald Trump and his aides constantly talk as if crafty Europeans have cynically manipulated the United States for decades, making Americans pay for their defense while Germany, France, and the like enjoy their lavish welfare states, early retirements, and carefree lives. “I fully share your loathing of European freeloading,” Defense Secretary Pete Hegseth told Vice President J. D. Vance in the Trump-administration Signal chat that accidentally included The Atlantic’s Jeffrey Goldberg. “It’s PATHETIC,” Hegseth added.
Giới lãnh đạo Âu châu, trong khi đó, tin rằng đất nước của họ đã nhất mực đi theo hướng đi của Hoa Kỳ về các vấn đề địa lý chính trị trong 80 năm. Hàng trăm triệu người Âu châu đã hoàn toàn đặt số phận của họ phụ thuộc vào những mong muốn của Hoa Kỳ, là quốc gia chăm sóc họ, bảo vệ họ và ngay cả còn suy nghĩ cho họ. Hầu hết người Âu châu đang hiện hữu không còn biết đến bất kỳ biện pháp bảo vệ an ninh nào khác. Suy nghĩ sâu xa về sự biến mất của NATO, liên minh quân sự do Hoa Kỳ đứng đầu, là một điều làm mất tinh thần nhiều người ở Âu châu, kể cả nhiều nhà lãnh đạo chính trị của lục địa này, đến nỗi họ dường như không còn khả năng suy nghĩ cho chính họ.
European leaders, meanwhile, believe their countries have been dutifully following America’s direction on geopolitical matters for 80 years. Hundreds of millions of Europeans have completely subordinated their fate to the desires of the United States, which looks after them, protects them, and even thinks for them. Most Europeans now alive have known no other security arrangements. Contemplating the disappearance of NATO, the U.S.-led military alliance, is so unnerving for many in Europe, including many of the continent’s political leaders, that they seem incapable of thinking for themselves.
Nhưng chẳng mấy chốc họ cần phải đối đầu với khả thể đó. Trên thực tế, NATO có thể đã bị tiêu hủy rồi. (In practice, NATO may already be doomed. ) Cam kết của Hoa Kỳ về việc bảo vệ Âu châu không đặt trên nền tảng của hiệp ước NATO xa xưa, mà đặt trên sự đồng thuận chính trị giữa những người Mỹ rằng một Âu châu tự do và dân chủ là vì lợi ích của họ. Tổng thống cả hai đảng đã bảo vệ lục địa này trong Chiến Tranh Lạnh và rồi giám sát sự bành trướng của NATO sau đó. Chính sách này là một thành công sáng chói. Tự do và dân chủ lan rộng khắp khối Đông Âu cũ, dẫn đến sự thịnh vượng ngày càng tăng.
Ngày nay, Trump và phong trào của ông—đang thống trị Đảng Cộng Hòa—tuyên bố rằng họ khinh miệt Âu châu tự do (declare that they despise liberal Europe). Trong cuộc trò chuyện khét tiếng diễn ra trên Signal, khi Vance có vẻ như ủng hộ việc hoãn lại cuộc không tập Yemen, đã ám chỉ Âu châu sẽ hưởng lợi một cách không tương xứng từ cuộc tấn công của Mỹ vào lực lượng của Houthis. Phó Tổng thống đã đến thăm Greenland hôm qua như một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm giành lấy hòn đảo này từ Đan Mạch, một thành viên trung thành của NATO.
Vì những lý do khó thấu triệt về vấn đề chiến lược địa lý chính trị, Trump càng ngày càng đưa Hoa Kỳ tiến gần đến nước Nga của Vladimir Putin, một quốc gia yếu kém về kinh tế nhưng bành trướng về quân sự có quyết tâm chấm dứt thời kỳ thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ. Một phần vì Ukraine, một nền dân chủ mới nổi lên, tìm cách hội nhập vào khuôn khổ an ninh do Hoa Kỳ lãnh đạo trong một Âu châu dân chủ, Nga đã tấn công vào chính sự hiện hữu của quốc gia đó và kêu gọi người Ukraine phải từ bỏ phần lớn lãnh thổ của họ đã được quốc tế công nhận. Putin trước đây đã xâm lăng một quốc gia láng giềng khác—Georgia—và đã đe dọa nhiều nước khác, gồm các quốc gia vùng Baltic, Ba Lan và Phần Lan. Nga cũng đã ra sức để nâng đỡ các đảng cực đoan trên khắp Âu châu và để lật đổ nền dân chủ tại các quốc gia NATO như Hungary và Slovakia.
Sau nhiều thập niên bảo vệ Âu châu chống lại Nga, Hoa Kỳ đã đột ngột rời xa các cam kết của họ trong quá khứ. Chính quyền Trump đã khước từ việc cung cấp cho Ukraine vũ khí và thông tin tình báo vào những thời điểm quan trọng. Trump đang giúp Nga cố gắng thoát khỏi các lệnh trừng phạt kinh tế khắc nghiệt đã áp đặt lên nền kinh tế của Nga kể từ khi Nga xâm lăng Ukraine. Ở thời điểm này, Hoa Kỳ có thể được xếp loại là một đồng minh không tham chiến của Nga, khá giống như Hoa Kỳ đã là đồng minh không tham chiến của Anh trước vụ tấn công Trân Châu Cảng. Trong khi Hoa Kỳ chưa chiến đấu bên cạnh Anh, Tổng thống Franklin D. Roosevelt muốn Anh đánh bại Đức Quốc xã, nên ông đã dàn dựng sự hỗ trợ cho họ ngay cả khi không chính thức đứng về phía họ. Trump đang đề nghị sự trợ giúp tương tự cho Nga chống lại Ukraine.
Dưới những tình huống này, câu hỏi then chốt là liệu giới lãnh đạo Âu châu có thể nào về mặt cảm xúc tách ra khỏi Hoa Kỳ hay không. Họ đã giao khoán suy nghĩ chiến lược của họ cho người khác, và có thể nói là đã hy sinh sự tự trọng của họ, trong một thời gian đủ dài đến độ họ không còn biết cách bảo vệ lục địa của họ bằng khả năng của chính mình. Khi Trump càng ngày càng tiến gần đến Putin, giới lãnh đạo châu Âu vẫn tiếp tục nghĩ rằng họ có thể xây dựng những cây cầu nối với White House của Trump và duy trì liên minh Đại Tây Dương thêm vài năm nữa.
Under these circumstances, a key question is whether European leaders can now emotionally break away from the United States. They have outsourced their strategic thinking, and arguably sacrificed their self-respect, for so long that they no longer know how to defend their continent by themselves. As Trump has moved progressively closer and closer to Putin, European leaders continued to think they could build bridges with Trump’s White House and maintain the Atlantic alliance for a few more years.
Những người cực kỳ lạc quan có thể vẫn giữ hy vọng rằng, dù Trump có nguy hiểm thế nào đi nữa, ông cũng chỉ giữ chức vụ trong vài năm, và sự thống nhất của NATO có thể được khôi phục một khi ông rời chức vụ. Nhưng sẽ có được bao nhiêu triển vọng là một Đảng Cộng Hòa thời hậu Trump sẽ quay lại với quan điểm chú trọng vào Đại Tây Dương? Những bình luận của Vance, có lẽ là người có khả thể cao nhất sẽ thừa kế chính trị của Trump, cho thấy một sự quay lại như vậy còn xa lắm. Và ngay cả khi Đảng Dân Chủ trở lại nắm quyền lực, họ cũng không thể đơn giản chỉ đảo ngược thiệt hại mà Trump đã gây ra. Âu châu cần bắt đầu đối diện với tương lai này, đừng hồi nhớ lại một quá khứ có lẽ đã mất.
Extreme optimists might hold out hope that, however dangerous Trump is, he will be in office only for a few years, and NATO’s unity can be restored once he leaves. But how likely is the post-Trump Republican Party to return to an Atlanticist outlook? Comments by Vance, perhaps the likeliest of Trump’s political heirs, suggest that such a reversion is a long way off. And even if the Democrats regain power, they cannot simply undo the damage Trump has caused. Europe needs to start facing the future, not harkening back to a probably lost past.
Vài tuần trước đây, tân Thủ tướng Đức, Friedrich Merz, đã nói về nhu cầu cho Âu châu là phải độc lập hơn đối với Hoa Kỳ. Vào năm ngoái, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã nói đến điều tương tự khi bàn luận đến việc gửi lực lượng Âu châu đến Ukraine mà không cần sự trợ giúp của Hoa Kỳ nếu cần.
Nhưng Âu châu sẽ cần vượt qua khỏi những lời nói suông (rhetoric). Âu châu đã thiếu tài trợ kinh phí cho quốc phòng của chính họ trong hơn 30 năm. Ngân sách quân sự trên lục địa bắt đầu đổ sụp khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Các chính phủ trên lục địa cần chi tiêu nhiều hơn cho quốc phòng—trong một số trường hợp là gấp đôi. Họ phải sử dụng tiền của họ hiệu quả hơn rất nhiều. Không phải tất cả các quốc gia Âu châu đều cần tự chế tạo xe tăng hoặc các loại xe bọc thép khác để chở quân. Hợp lý hóa và hợp nhất việc sản xuất vũ khí và tiếp liệu sẽ là một kỹ năng sinh tồn quan yếu trong trường kỳ.
Trong đoản kỳ, Âu châu cũng phải làm mọi điều có thể làm để giúp Ukraine sống còn—bằng cách hoặc cung cấp những tiếp liệu mà quốc gia này cần để tiếp tục chiến đấu hoặc bằng cách đưa ra các bảo đảm an ninh thực sự trong trường hợp có ngưng bắn. NATO càng héo úa và Hoa Kỳ càng tiến lại gần Nga hơn, thì Âu châu lại càng cần đến một Ukraine mạnh mẽ, dân chủ để giúp bảo vệ cạnh sườn bên phía đông của họ.
Sự thành tâm của Âu châu đối với Hoa Kỳ đã khiến lục địa này, nói gọn trong một chữ, thảm hại. Âu châu hiện giờ có cơ hội để tái xây dựng tư duy chiến lược và khả năng của mình, và để học lại cách bảo vệ sự tự do và những quyền tự do (chính trị và luật pháp) của chính mình. Khi Trump ve vãn một cách nguy hiểm với chủ nghĩa độc tài, Âu châu cần tự cứu chính mình. Nếu có thể làm được, một ngày nào đó Âu châu cũng có thể đóng một vai trò trong việc cứu vớt Hoa Kỳ.
Europe’s devotion to the United States has left the continent, in a word, pathetic. It now has an opportunity to rebuild its strategic thinking and capabilities, and to learn again how to protect its own freedom and liberties. As Trump flirts dangerously with authoritarianism, Europe needs to save itself. If it can, Europe might also someday play a role in saving the United States.
Trần Trung Tín chuyển ngữ ◆ Ngày 30/3/2025
Cảm ơn anh Tín đã dịch bài viết nầy của Giáo Sư Philipps Bayson O’Brien. Cá nhân tôi, tôi đã ủng hộ ông TT Trump từ nhiệm kỳ đầu tiên. Nhưng từ khi ông ca tụng Putin và “hạ nhục” Âu Châu sau khi làm TT Mỹ lần thứ hai (Tôi đồng ý là ông Trump có cái lý lẽ chính đáng của ông), thì tôi chọn cách hành xử “no comment” với ông Trump. Lý do, tôi giả sử nếu ông Trump cho bọn Âu Châu là xấu xa, đáng ghê tởm thì khôngthể xấu xa, ghê tởm hơn Putin. Thế mà ông ve vuốt Putin. No more commment.
Cám ơn anh Trung Nguyen đã thẳng thắn chia sẻ ý kiến. -TTTín
Cám ơn bài dịch của T T Tín
Xin cảm tạ anh Minh Truong. -TTTín
Cám ơn anh Trần Trung Tín đã chuyển ngữ (rất hay) một bài viết (hay) của GS Phillips Payson O’Brien. Bởi từng phải trải qua cuộc chiến Việt Nam với kết thúc khá đắng cay, cá nhân tôi không quá bất ngờ trước “suy nghĩ của Hoa Kỳ”, nhưng chỉ có hơi ngạc nhiên về “thái độ của Hoa Kỳ”, đối với những đồng minh từng trải qua nhiều thập niên, đặc biệt với các tuyên bố / phát biểu của PTT JD Vance, ngay lần ông đến dự Hội nghị An Ninh tại Munich (14.2.2025) và mới đây, trong buổi họp kín qua hệ thống chat Signal (24.3.2025) bị lộ ra trên báo Atlantic. Tôi thắc mắc, không hiểu Hoa Kỳ có thực sự cần phải nặng nề với đống minh như thế hay không? và để làm gì? Còn nếu lên án Âu Châu bao nhiêu năm đã lợi dụng Hoa Kỳ. Chẳng lẽ Hoa Kỳ lại có thể “dại dột” để cho mấy gã nhóc Âu châu dễ dàng lợi dụng mình hằng mấy thập niên như vậy hay sao?
Với tôi, đến lúc này, có lẽ Âu châu không còn thắc mắc là “Hoa Kỳ thay đổi suy nghĩ về mình như thế nào”, mà chính Âu Châu phải cần thay đổi như thế nào để thích ứng với suy nghĩ của Hoa Kỳ. Thức tỉnh sau bao nhiêu năm “ngủ quên giữa hàng quân”, giờ gầy dựng lại sức mạnh, đặc biệt lãnh vực quân sự, không phải là điều dễ dàng và nhanh chóng, nhưng với sự quyết tâm, đoàn kết, nỗ lực, đặc biệt với một nước Đức gồm cả Đông Tây như hôm nay, việc tìm lại sự hùng mạnh không phải là điều bất khả. Hơn nữa, với tình hình kiệt quệ trong/sau cuộc chiến Ukraine, chắc chắn Nga/Putin khó có khả năng gây thêm trở lực.
Và biết đâu, âu đó lại là điều mà Âu châu nên phải cám ơn nước Mỹ và chính quyền của TT D. Trump.
Cảm ơn anh Phạm Tín An Ninh đã góp ý. Đọc những chia sẻ của anh với nhiều xúc cảm chân thật, thì dù không phải là “expert” tôi cũng cả gan đoán là chắc anh khó có thể trở thành … chính trị gia được! 😎
Theo tôi, chính trị gia rất “xấu xí” ở đủ mọi mặt thể hiện bên ngoài, nhưng có lẽ điều cần có nơi họ nhiều nhất là “kết quả” của điều họ làm. Kết quả đó có đem lại lợi nhiều nhất cho quốc gia của họ hay không. Về phần quý vị chính trị gia này, họ càng giỏi thì lại càng thiện nghệ “chiêu số” Cứu cánh biện minh cho phương tiện (The end justifies the means).
Giữa các “hảo thủ” Âu châu, Mỹ, Nga, Tàu, thì trong một “long game”, trường trận, của họ có khi kéo dài 10-20 năm, khi đánh, khi đàm, khi đánh thật, khi đánh gió, rồi hứa hẹn, vuốt ve, miệt thị, năn nỉ … thì đấu trường sẽ đầy rẫy cảnh “tanh tưởi.” Mà người bình thường chúng ta, nhất là những chiến binh hay cựu chiến binh với tính tình thẳng thắn, sẽ khó có thể chấp nhận được.
Tuy vậy, thực tế cho thấy, các chiến binh có anh dũng chiến đấu trên chiến địa mà các chính trị gia lãnh đạo không có vision, không khả năng tiên liệu, không đủ khả năng đối đầu với thù và cả bạn, thì sự hy sinh của các chiến binh đó sẽ không thể nào đem lại chiến thắng.
Về điều anh ghi: “ngủ quên giữa hàng quân”, thì nếu là tôi, tôi sẽ dùng nhóm chữ “ngủ gục trong hàng quân”, thưa anh! 😀
Riêng về điều anh ghi: “(Âu châu) gầy dựng lại sức mạnh, đặc biệt lãnh vực quân sự…“, trong 1-2 ngày sắp tới, hy vọng sẽ được mời anh PTAN và quý vị thân hữu đọc 1 bài liên hệ đến điều này.
Thân kính -TTTín