Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Category: Chính Trị (Page 1 of 3)

“Man is by nature a political animal” ― Aristotle (384 BC–322 BC)

Ấn Độ: thân Nga, cần Mỹ, ghét Hồi và sợ Trung Cộng

Ngay sau khi Nga xâm lăng Ukraine, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã có ba cuộc bỏ phiếu:

  1. Ngày 25/2/2022, Hội Đồng Bảo An LHQ (United Nations Security Council) với 15 thành viên1, họp để thông qua nghị quyết nhằm chấm dứt khủng hoảng tại Ukraine.

    Nga bỏ phiếu phủ quyết (veto) nghị quyết này2. Ngoài ra còn có 11 phiếu thuận và 3 phiếu khiếm diện (abstained: không thuận mà cũng không chống) của Ấn Độ, Tàu và the United Arab Emirates (UAE). 

  2. Ngày 04/3/2022, Hội Đồng Nhân Quyền (Human Rights Council), với 47 thành viên, họp để thông qua nghị quyết thành lập ủy ban điều tra những vi phạm nhân quyền của Nga trong chiến tranh tại Ukraine.

    Nghị quyết này được thông qua với 32 phiếu thuận, 2 phiếu chống (của Nga và Eritrea) và 13 phiếu khiếm diện3.

  3. Ngày 07/4/2022, Đại Hội Đồng (General Assembly) bỏ phiếu quyết định ngưng không cho Nga có mặt trong Hội Đồng Nhân Quyền (to suspend Russia from the Human Rights Council).

    Kết quả:  93 phiếu thuận, 24 phiếu chống, và 58 phiếu khiếm diện4.

    • Trong 24 phiếu chống có Bắc Hàn, Cuba, Iran, Nga, Syria, Tàu và Việt Nam.
    • Trong 58 phiếu khiếm diện có Ai Cập, Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Ba Tây, Cambodia, Hồi Quốc, Iraq, Jordan, Kuwait, Mã Lai, Mễ, Nam Dương, Nam Phi,  Qatar, Singapore, Thái Lan và UAE.

Continue reading

Âu Châu Bừng Tỉnh Chuyển Mình Sau Khi Nga Tấn Công Ukraine

Nhìn về vấn đề an ninh của đất nước, người Việt chúng ta khá quen thuộc với lời căn dặn: “Cư an tư nguy” và tại Hoa Kỳ thì “Peace through strength” được xem là ý tưởng nền tảng cho chính sách ngoại giao của tổng thống Reagan, còn được biết đến là Reagan Doctrine (Chủ thuyết Reagan) trong thập niên 1980s.

Tại Âu châu từ khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt vào năm 1991 cho đến tháng 2/2022, Âu châu đã rất hòa bình và thịnh vượng. Căn cứ trên những diễn tiến chính trị tại đó, xem ra Âu châu đã rất hài lòng với ý tưởng “Peace through… Politics!” Ở đây, chữ Politics muốn nói là “nhượng bộ,” là “thỏa ước,” là “ngoại giao,” là “kinh tế” và không chú trọng đến quân sự. Và thực ra, sức mạnh quân sự của Âu châu, cho đến nay, xem ra chỉ đáp ứng được vai trò phụ trợ trước những biến cố quân sự lớn của thế giới.

Tất cả những quan điểm và phong cách lịch thiệp “yêu hòa bình, chuộng thương thảo” theo cách thế nói trên của Âu châu đã bị, có thể nói là, tan tác trước việc Nga xua quân xâm lăng Ukraine vào tháng Hai 2022. Trước biến cố lịch sử này và trước nguy cơ của một sự xâm lăng quân sự có thực, Âu châu đã tỉnh người thức dậy!

Xin mời quý vị đọc bài tiểu luận L’Europe dans l’interrègne : notre réveil géopolitique après l’Ukraine (Âu châu trong Giai đoạn Chuyển mình: Sự bừng tỉnh về địa lý chính trị của chúng ta sau Ukraine) đăng trên website của Groupe d’études géopolitiques (Nhóm nghiên cứu địa lý chính trị) ngày 24/3/2022. Phần chuyển sang Việt ngữ căn cứ theo bản Anh ngữ Europe in the Interregnum: our geopolitical awakening after Ukraine.

Tác giả bài viết, ông Josep Borrell Fontelles, hiện đang là EU High Representative for Foreign Affairs and Security Policy (Đại diện Cao cấp của EU đặc trách Ngoại giao và Chính sách An ninh) và ông còn là Vice-President của European Commission. Trước đây, ông đã là President of the European Parliament từ 2004-2007.


Continue reading

Những kẻ xuẩn ngốc hữu dụng người Đức của Putin

Không ai có thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của người Đức trong nhiều lãnh vực trên thế giới như văn chương, triết học, âm nhạc, nghệ thuật, khoa học và kinh tế…

Hiện tại, về kinh tế, Đức quốc đứng đầu Âu châu và thứ 4 trên thế giới sau Hoa Kỳ, Trung Hoa và Nhật Bản. Sức mạnh kinh tế đó đã cho phép Đức có thể làm đối trọng với Nga, một cường quốc quân sự mà tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 của họ chỉ ở hàng thứ 12 trên thế giới, sau cả Nam Hàn.

Ngược về quá khứ, trong thế kỷ qua, Đức đã là “tác nhân” trong việc gây ra Thế Chiến I và II. Ở những thời điểm đó, Đức đã đứng vào phía bên lề sai trật của lịch sử.

Và vừa mới đây, việc Nga xâm lăng Ukraine trong tháng 2/2022 đã cho thấy sự thất bại hoàn toàn của toàn bộ chính giới Đức trong “triều đại” 16 năm của bà Merkel qua chính sách chủ trương “mềm mỏng” với Nga để sống chung (hay mua chuộc) hòa bình.  Xem ra, thêm một lần nữa, Đức quốc lại đứng vào phía bên lề sai trật của lịch sử.

Xin giới thiệu phần chuyển ngữ của bài báo Putin’s useful German idiots đăng trên Politico Europe, ngày 28/3/2022. Tác giả bài báo là Matthew Karnitschnig, trưởng phóng viên Âu châu của (POLITICO’s chief Europe correspondent), trụ sở đặt tại Berlin.


Continue reading

Vladimir Putin – 22 Năm từ Chính Khách đến Bạo Chúa

Ngày 24 tháng 02, 2022, Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã xua quân xâm lăng Ukraine. Tính cho đến cuối tháng 3, 2022, thì Nga đã thất bại trong toan tính tốc chiến tốc thắng để chiếm Ukraine. Tổn thất nặng nề nhất vẫn là người dân Ukraine. Chịu trách nhiệm lớn nhất trong vụ xâm lăng này phải là ông Vladimir Putin.

Nếu mượn lời của cựu Tổng thống Pháp Charles de Gaulle để hỏi: Qui est Putin? Thì có lẽ không ai có thể đưa ra được câu trả lời chính xác.

Dù vậy, bài báo The Making of Vladimir Putin đăng trên tờ The New York Times ngày 26/3/2022 đã cô đọng được quá trình 22 năm hình thành ông Putin từ chính khách đến bạo chúa. Xin giới thiệu đến quý vị bạn đọc phần chuyển ngữ của bài báo này.

Tác giả bài báo là Roger Cohen – trưởng phòng báo chí (bureau chief) tại Paris của tờ The New York Times. Ông đã làm cho tờ The New York Times hơn 30 năm, từng là phóng viên nước ngoài và biên tập viên nước ngoài. Roger Cohen lớn lên ở Nam Phi và Anh, sau này ông ta trở thành công dân Mỹ (naturalized American).


Continue reading

Có thể nào cứu vãn được tuần trăng mật ngắn ngủi của Biden với Âu châu?

Đối với Âu châu, lễ nhậm chức của ông Biden báo hiệu một khởi đầu mới mẻ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Họ công khai hoan nghênh ông Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump. Tổng thống Biden đã nói với các nhà lãnh đạo Âu châu: “Hãy để tôi xóa bỏ bất cứ nghi ngờ nào còn sót lại: Hoa Kỳ sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Liên minh Âu châu và các thủ đô trên khắp lục địa, từ Rome đến Riga, để đáp ứng với những thách thức chung mà chúng ta phải đối diện.”1

Nhưng với cuộc rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021, phản ứng của Âu châu có thể được tóm tắt qua tựa đề của bài báo đăng trên politico.eu: “Mất tin tưởng và phản bội: Âu châu phản ứng trước sự ‘tính toán sai lầm’ của Biden ở Afghanistan”2.

Và vừa qua, với hiệp ước quân sự AUKUS, được ký kết giữa Úc, Anh và Mỹ, đã tạo ra sự phẫn nộ từ Pháp và một số đồng minh EU. Trong cuộc phỏng vấn với radio France Info, Ngoại trưởng Pháp Le Drian đã nói: “Đây không phải là điều mà các đồng minh đối xử với nhau. Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể tiên liệu được này nhắc tôi nhớ rất nhiều đến những gì ông Trump thường làm.”3

Qua “tuần trăng mật” ngắn ngủi với chính quyền Biden, Âu châu đã nhận ra có nhiều “tương đồng” giữa “America First” của Trump và “America is back” của Biden. Và nhất là đã có dấu hiệu Mỹ “chuyển trục” sang Á châu Thái Bình Dương. Xin mời quý vị đọc phần chuyển ngữ của bài báo Can Biden’s short-lived honeymoon with Europe be salvaged? của Melissa Rossi, đăng trên Yahoo!News ngày 24/9/2021.


Continue reading

Tại sao thất bại của Hoa Kỳ ở Afghanistan không phá vỡ NATO

Việc rút quân thảm hại ở Afghanistan đã tạo ra một số “bất bình” tại Âu châu. Điển hình như Tony Blair đã viết trênTony Blair Institute for Global Change vào ngày 21/8/2021: “The world is now uncertain of where the West stands” (Thế giới ngày nay không còn chắc chắn là Tây phương đứng ở chỗ nào). Và “in obedience to an imbecilic political slogan about ending ‘the forever wars.’” (“để vâng theo một khẩu hiệu chính trị ngu xuẩn về việc chấm dứt ‘những cuộc chiến tranh bất tận.'”) Tony Blair là thủ tướng Anh trong thời gian xâm lăng Afghanistan năm 2001.

Tuy nhiên, qua bài báo đăng ngày 25/8/2021 trên website của Atlantic Council, một think tank của Hoa Kỳ, thì thất bại của Hoa Kỳ ở Afghanistan không phá vỡ NATO. Xin giới thiệu phần chuyển ngữ của bài báo Why the US failure in Afghanistan won’t break NATO. Tác giả bài báo Michael John Williams — một nonresident senior fellow với “the Scowcroft Center’s Transatlantic Security Initiative” và là associate professor về bang giao quốc tế tại Đại học Syracuse, New York.


Continue reading

Âu châu trước sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan

Thứ Hai, 30/8/2021, Đại Tướng Kenneth F. McKenzie, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung ương Hoa Kỳ (U.S. Central Command) tại Tampa, Florida, loan báo chiếc máy bay cuối cùng của Hoa Kỳ đã rời Afghanistan lúc 3:29 giờ chiều ET, hoặc 11:59 giờ đêm giờ của Kabul, vào ngày 30/8/2021. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt việc Hoa Kỳ trực tiếp can thiệp quân sự vào Afghanistan từ sau biến cố Sept. 11, 2001. Sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan cũng kéo theo một loạt những phản ứng dây chuyền khác.

Xin giới thiệu bài viết The fall of the Afghan government and what it means for Europe đăng trên website của Hội đồng Âu châu về Đối ngoại (European Council on Foreign Relations, ECFR) o ngày 25/8/2021. Bài viết này là đóng góp cúa nhiều chuyên gia trong ECFR về việc Taliban chiếm quyền tại Afghanistan sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với các quốc gia và khu vực trên thế giới: Âu châu, Hoa Kỳ, Trung Đông, Nga, Tàu, Iran, Thổ Nhĩ Kỹ và the Sahel.


Continue reading

Afghanistan: Một bẫy sập cho Trung Cộng?

Theo nhận định của nhiều giới chức của Tàu, thì Hoa Kỳ đang trên đà suy thoái (decline) sau nhiều biến động thế giới cũng như những lỗi lầm hay mâu thuẫn nội tại không giải quyết được. Và người Tàu tận dụng mọi cơ hội, phương tiện, và thủ đoạn để “tranh thủ” vượt qua và thay thế Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo thế giới.

Sau khi Hoa Kỳ rút lui khỏi Afghanistan trong tháng 8/2021, thì ứng viên sáng giá nhất để thay thế Hoa Kỳ tại đây không còn ai khác ngoài Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Xem ra, Trung Cộng đã “lấy” được Afghanistan mà không cần bắn một phát súng – một Victory Without War. Và rồi, dù muốn hay không, quả “bóng lửa” Afghanistan cũng sẽ lăn qua đến sân bóng của Trung Cộng.

Để tìm hiểu thêm về suy nghĩ của Trung Cộng đối với Afghanistan, xin mời đọc bài tường trình ‘Do not fall into this trap’: Taliban takeover leaves China uncertain about Afghanistan (‘Đừng rơi vào bẫy này’: Sự chiếm hữu của Taliban khiến Trung Hoa cảm thấy bất định về Afghanistan) của Alice Su – Chánh văn phòng tại Bắc Kinh (Beijing Bureau Chief) của Los Angeles Times, phát hành ngày 18/8/2021.


Continue reading

Tại sao Biden phải sa thải cố vấn an ninh quốc gia của ông ta vì thất bại ở Afghanistan

Chỉ trong vòng 2 tuần lễ đầu tháng 8/2021, một thảm họa mới đang đổ ập lên người dân Afghanistan. Thảm họa đó, một phần lớn, đến từ quyết định rút lui một cách cẩu thả vô trách nhiệm của giới chức chính trị cao cấp tại Tòa Bạch Ốc.

Xin được dịch lại bài báo “Ex-Obama adviser: Why Biden must fire his national security adviser for Afghanistan failure” đăng trên USA Today ngày 16/8/2021. Tác giả bài báo là Brett Bruen. Trước đây, ông là giám đốc của phần vụ tham dự toàn cầu (director of global engagement) trong Obama White House. Hiện nay, ông là chủ tịch của Global Situation Room, một công ty chuyên về quan hệ công chúng (a public relations firm), và ông còn là adjunct professor of crisis communications tại Đại học Georgetown.


Continue reading

Trường Trận: Chiến lược Quy mô của Tàu để Thay thế Trật tự của Mỹ

Ngày 02/8/2021 vừa qua, Brookings Institution, một think tank của Hoa Kỳ, thành lập năm 1916, đã có bài tiểu luận giới thiệu quyển sách The Long Game: China’s Grand Strategy To Displace American Order, tác giả Rush Doshi.

Theo Kevin Rudd, Chủ tịch Asia Society và cựu Thủ tướng Úc: “The Long Game đem đến phần lớn những gì thiếu vắng trong cuộc tranh luận về quan hệ Mỹ-Hoa: Cái nhìn sâu sắc về bản chất của hệ thống và chiến lược theo Lenin của Trung Hoa.

Theo Graham Allison, Professor of Government, Harvard Kennedy School: “Quyển sách cần phải đọc đối với bất cứ ai đang đánh vật với China Challenge. Việc Doshi phân tích cẩn thận các tài liệu bằng Hoa ngữ cho thấy rằng Trung Hoa đang theo đuổi một chiến lược quy mô chặt chẽ nhằm đảo lộn trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu.

Graham Alliso còn là tác giả của quyển sách nổi tiếng Destined for War: America, China, and Thucydides’s Trap (2017). Theo đó Thucydides’s Trap được dùng để mô tả khuynh hướng đi đến chiến tranh khi cường quốc đang nổi lên đe dọa sẽ thay thế cường quốc đang hiện hữu để giành lấy quyền bá chủ khu vực hay toàn cầu.


Continue reading
« Older posts