Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: ukraine (Page 1 of 2)

Hoa Kỳ Đã Thay Đổi Suy Nghĩ Về Âu Châu

Thứ Hai ngày 24/3/2025, truyền thông Hoa Kỳ đã sôi nổi với tin bị “leaked” qua tạp chí The Atlantic, liên quan đến hệ thống chat Signal của các viên chức cao cấp trong chính quyền Trump bàn việc không tập Yemen để triệt hạ nhóm Houthis.

Về mặt quân sự, cuộc không tập đã thành công. Về mặt chính trị, xem ra các bàn luận về Âu châu bị leaked ra đã truyền cảm hứng cho bài báo The U.S. Has Changed Its Mind About Europe cũng đăng trên The Atlantic, ngày 29/3/2025.

Tác giả bài báo là Phillips Payson O’Brien, một giáo sư về nghiên cứu chiến lược (a professor of strategic studies) của University of St Andrews, tại Scotland. Ông còn là tác giả của quyển sách: The Strategists: Churchill, Stalin, Roosevelt, Mussolini, and Hitler—How War Made Them, and How They Made War.

Xin mời quý vị bạn đọc theo dõi phần chuyển ngữ. Để bạn đọc dễ đối chiếu, tại những phần “nhạy cảm,” xin được ghi thêm phần nguyên văn Anh ngữ.


Continue reading

Zelenskyy: Một tổng thống tài ba hay nhà ngoại giao tập sự?

I am doing everything I can to end the war with dignity for Ukraine this year

Volodymyr Zelenskyy, President of Ukraine – Ukrainian News, Jan. 2025

Trần Trung Tín

Ngày 24 tháng Hai, 2022: Nga đã đem 200.000 quân mở cuộc tấn công xâm lăng Ukraine. Bắt đầu cho Chiến tranh Nga-Ukraine.

Ngày 26 tháng Hai, 2022, theo tin của toà đại sứ Ukraine tại Anh: Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, từ chối lời đề nghị của Hoa Kỳ đưa ông ra khỏi Kyiv, thủ đô của Ukraine.

Cũng theo tin này, Zelenskyy nói với Hoa Kỳ: “Cuộc chiến đang ở đây; Tôi cần đạn dược, không cần chuyến đi.” (“The fight is here; I need ammunition, not a ride.”)

Continue reading

Âu Châu không thể thay thế Mỹ tại Ukraine – Ngay cả nếu họ muốn

Thứ Hai vừa qua, ngày 24/02/2025—là ba năm kể từ ngày Nga xâm lăng Ukraine 22/02/2022, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến White House. Mang theo đề nghị Âu châu đưa 30.000 quân sang Ukraine sau khi có ngưng bắn với Nga. Lực lượng này của Âu châu sẽ có Hoa Kỳ làm “hậu vệ” (backstop) án ngữ ở phía sau.

Trở về Pháp, ông Macron không nhận được hứa hẹn nào của ông Trump về việc trên.

Hôm nay, ngày 27/02/2025, Thủ tướng Anh, Sir Keir Starmer họp với Tổng thống Donald Trump tại White House. Cũng về việc ngưng bắn tại Ukraine.

Tại cuộc họp báo ở White House, Thủ tướng Anh trả lời câu hỏi về “backstop for Europe” là: “The President says the deal has to come first …”. Và không nói đến “backstop.” [White House Joint Press Conference – Feb 27, 2025 phút 21:01-21:31]

Về sáng kiến của Pháp và Anh với 30.000 quân Âu châu, tờ The Telegraph (Anh) vào ngày 25/02/2025, đăng bài Europe couldn’t replace the US in Ukraine, even if it wanted to. Tác giả là Daniel DePetris, Fellow at Defense Priorities.

Xin mời quý vị bạn đọc theo dõi phần chuyển ngữ.

Ghi chú: Ngày mai, 28/02/2025, Tổng thống Ukraine Zelensky sẽ gặp Tổng thống Trump tại White House “to finalize a critical minerals deal“.


Continue reading

Âu Châu, cần đối mặt với sự thực: Trump quá dễ đoán

Trong những ngày gần đây, Âu Châu bị chấn động bởi quyết định đơn phương của Tổng Thống Donald Trump để Mỹ họp riêng với Nga nhằm tìm cách giải quyết Chiến Tranh Ukraine. Nhưng Âu Châu và Ukraine không được mời tham dự.

Quyết định này gây ra các cơn bão chỉ trích tại Hoa Kỳ và nhất là tại Âu Châu. Dư luận các nơi thường gán cho quyết định đó là do bởi Trump là người ngang ngược (rogue) và không đoán trước được (unpredictability).

Quyết định trên của Trump khiến Âu Châu nổi giận vì nghĩ rằng ông phản bội Ukraine, muốn bỏ rơi NATO, làm vừa lòng Nga vì là “tay sai” của Putin…

Để sang một bên các phát biểu và ngôn ngữ “vội giận, mất khôn,” thì quan điểm trên khá hữu lý nếu chỉ xét đến tương quan giữa Âu Châu và Hoa Kỳ.  

Tuy thế, hiện nay ưu tiên quan tâm của Mỹ không còn là Âu Châu mà đã chuyển sang khu vực Indo-Pacific để đối phó với Trung Cộng trong dài hạn.

“Tín hiệu” dễ nhận thấy nhất là đã không có vị lãnh đạo quốc gia nào từ Âu Châu được mời đến White House để “viếng thăm hữu nghị” Tổng Thống Donald Trump kể từ khi ông nhậm chức ngày 20/01/2025 cho đến nay, ngày 23/02/2025.

Nếu không “chối bỏ sự thực” khi lượng định sự việc, thì quyết định trên của ông Trump không phải là điều quá ngạc nhiên; ngay cả đối với các nhà nghiên cứu tại Âu Châu.

Xin mời quý vị theo dõi bài tiểu luận: Europeans, face facts: Trump is all too predictable của Nick Witney, Senior Policy Fellow, đăng trênThe European Council on Foreign Relations website, ngày 20/2/2025, qua phần chuyển ngữ bên dưới.


Continue reading

Donald J. Trump: Người Mỹ Cứng Cỏi

Victory has a thousand fathers, but defeat is an orphan.John F. Kennedy (1917-1963)

Cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2024 giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà đã diễn ra trong một cuộc “chiến” toàn diện trên mọi lãnh vực.

Riêng về lãnh vực đối ngoại, tạp chí Foreign Affairs, ra ngày 21/11/2024, đã đề cập đến phần này trong bài báo Americans Love a Tough Guy.

Đồng tác giả của bài báo là:

Xin mời quý vị theo dõi phần chuyển ngữ: “Donald J. Trump: Người Mỹ Cứng Cỏi.”

    Continue reading

    Trump 2.0: Khả thể của một Nguy cơ cho Âu Châu và Đức

    Mùa bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2024 đang đến giai đoạn kết thúc. Cuộc bầu cử này đã và đang làm nhiều nơi trên thế giới bị “xao động.” Và cũng có thể nói Âu Châu là một trong những nơi bị – hay ít ra cũng là đã thể hiện – nhiều xao động nhất.

    Như vào ngày 31 tháng 10, 2024, trên website của Global Europe đã đăng bài nhận định về Trump, Âu Châu và Đức: Trump 2.0: What is at Stake for Europe and Germany.

    Đồng tác giả của bài nhận định trên là:

    • Brandon Bohrn, Project Manager – Program Europe’s Future;  E-Mail: brandon.bohrn@bertelsmann-stiftung.de
    • Dr. Peter Walkenhorst, Senior Project Manager – Program Europe’s Future; E-Mail: peter.walkenhorst@bertelsmann-stiftung.de

    Xin mời quý vi, quý bạn xem phần chuyển ngữ của bài nhận định có nội dung rất giá trị, theo nhận xét riêng của người chuyển ngữ.


    Continue reading

    Lần này thế giới không phạm lỗi: Chưa sẵn sàng với Trump—như thời 2016

    Cuộc Cách mạng Pháp (1789-99) đã làm thay đổi cả lục địa Âu châu. Thời hậu Cách mạng Pháp, Hoàng tử Metternich (1773–1859), một nhà chính khách và ngoại giao lỗi lạc của Áo, đã để lại câu nói thời danh: “When France sneezes, Europe catches a cold.” 

    Nhưng kể từ Great Depression 1929, câu nói trên đã được cải đổi thành: “When the U.S. sneezes, the world catches a cold.”  (“Khi Hoa Kỳ hắt hơi, thì thế giới bị cảm lạnh.”)  Cho đến nay, câu nói này vẫn được dùng đến mỗi khi Hoa Kỳ có biến động lớn.

    Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11/2024 không phải là một biến động. Tuy nhiên, khi đảng Cộng Hoà đề cử cựu tổng thống Donald Trump ra tranh cử tổng thống, thì khả thể trở lại nắm chính quyền của ông Trump đã là một “biến động” cho các trung tâm quyền lực trên thế giới.

    Về “biến động” này, ngày  POLITICO đã ấn hành bản phúc trình: The world wasn’t ready for Trump in 2016. It’s not making that mistake this time.  Đồng tác giả là: Paul McCleary, Christoph Schiltz, Stefanie Bolzen, Jacopo  Barigazzi, và Philipp Fritz

    Bản phúc trình được viết khi tổng thống Joe Biden còn tranh cử.  Hiện nay bà phó tổng thống Kamala Harris, đảng Dân Chủ, đã thay thế ông Biden ra tranh cử tổng thống.  Dù vậy, thế giới, nói chung, và Âu châu, nói riêng, hẳn vẫn cần đến “kế hoạch dự phòng” như POLITICO đã phúc trình.  Xin mời quý vị đọc bản phúc trình bằng Việt ngữ.


    Continue reading

    Hiểm Hoạ Putin: Tuyệt Vọng Và Lảng Tránh Tại Âu Châu

    Hội nghị An Ninh Munich (Munich Security Conference) đã được tổ chức vào các ngày 16-18 tháng 02, 2024. Từ Munich, Đức, hai phóng viên David E. Sanger and Steven Erlanger tường trình về hội nghị qua bài báo As Putin Threatens, Despair and Hedging in Europe đăng trên The New York Times vào ngày 18/02/2024.

    Thiết tưởng cũng nên ghi lại một vài thời điểm có liên hệ và rất đáng được lưu ý:


    Continue reading

    Ấn Độ: thân Nga, cần Mỹ, ghét Hồi và sợ Trung Cộng

    Ngay sau khi Nga xâm lăng Ukraine, Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã có ba cuộc bỏ phiếu:

    1. Ngày 25/2/2022, Hội Đồng Bảo An LHQ (United Nations Security Council) với 15 thành viên1, họp để thông qua nghị quyết nhằm chấm dứt khủng hoảng tại Ukraine.

      Nga bỏ phiếu phủ quyết (veto) nghị quyết này2. Ngoài ra còn có 11 phiếu thuận và 3 phiếu khiếm diện (abstained: không thuận mà cũng không chống) của Ấn Độ, Tàu và the United Arab Emirates (UAE). 

    2. Ngày 04/3/2022, Hội Đồng Nhân Quyền (Human Rights Council), với 47 thành viên, họp để thông qua nghị quyết thành lập ủy ban điều tra những vi phạm nhân quyền của Nga trong chiến tranh tại Ukraine.

      Nghị quyết này được thông qua với 32 phiếu thuận, 2 phiếu chống (của Nga và Eritrea) và 13 phiếu khiếm diện3.

    3. Ngày 07/4/2022, Đại Hội Đồng (General Assembly) bỏ phiếu quyết định ngưng không cho Nga có mặt trong Hội Đồng Nhân Quyền (to suspend Russia from the Human Rights Council).

      Kết quả:  93 phiếu thuận, 24 phiếu chống, và 58 phiếu khiếm diện4.

      • Trong 24 phiếu chống có Bắc Hàn, Cuba, Iran, Nga, Syria, Tàu và Việt Nam.
      • Trong 58 phiếu khiếm diện có Ai Cập, Ấn Độ, Ả Rập Saudi, Ba Tây, Cambodia, Hồi Quốc, Iraq, Jordan, Kuwait, Mã Lai, Mễ, Nam Dương, Nam Phi,  Qatar, Singapore, Thái Lan và UAE.

    Continue reading

    Âu Châu Bừng Tỉnh Chuyển Mình Sau Khi Nga Tấn Công Ukraine

    Nhìn về vấn đề an ninh của đất nước, người Việt chúng ta khá quen thuộc với lời căn dặn: “Cư an tư nguy” và tại Hoa Kỳ thì “Peace through strength” được xem là ý tưởng nền tảng cho chính sách ngoại giao của tổng thống Reagan, còn được biết đến là Reagan Doctrine (Chủ thuyết Reagan) trong thập niên 1980s.

    Tại Âu châu từ khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt vào năm 1991 cho đến tháng 2/2022, Âu châu đã rất hòa bình và thịnh vượng. Căn cứ trên những diễn tiến chính trị tại đó, xem ra Âu châu đã rất hài lòng với ý tưởng “Peace through… Politics!” Ở đây, chữ Politics muốn nói là “nhượng bộ,” là “thỏa ước,” là “ngoại giao,” là “kinh tế” và không chú trọng đến quân sự. Và thực ra, sức mạnh quân sự của Âu châu, cho đến nay, xem ra chỉ đáp ứng được vai trò phụ trợ trước những biến cố quân sự lớn của thế giới.

    Tất cả những quan điểm và phong cách lịch thiệp “yêu hòa bình, chuộng thương thảo” theo cách thế nói trên của Âu châu đã bị, có thể nói là, tan tác trước việc Nga xua quân xâm lăng Ukraine vào tháng Hai 2022. Trước biến cố lịch sử này và trước nguy cơ của một sự xâm lăng quân sự có thực, Âu châu đã tỉnh người thức dậy!

    Xin mời quý vị đọc bài tiểu luận L’Europe dans l’interrègne : notre réveil géopolitique après l’Ukraine (Âu châu trong Giai đoạn Chuyển mình: Sự bừng tỉnh về địa lý chính trị của chúng ta sau Ukraine) đăng trên website của Groupe d’études géopolitiques (Nhóm nghiên cứu địa lý chính trị) ngày 24/3/2022. Phần chuyển sang Việt ngữ căn cứ theo bản Anh ngữ Europe in the Interregnum: our geopolitical awakening after Ukraine.

    Tác giả bài viết, ông Josep Borrell Fontelles, hiện đang là EU High Representative for Foreign Affairs and Security Policy (Đại diện Cao cấp của EU đặc trách Ngoại giao và Chính sách An ninh) và ông còn là Vice-President của European Commission. Trước đây, ông đã là President of the European Parliament từ 2004-2007.


    Continue reading
    « Older posts