Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: trung cộng

Chính sách “Mơ hồ Chiến lược” của Mỹ tại Eo biển Đài Loan

Trong thời gian gần đây, Đài Loan liên tục lên tiếng báo động về những hoạt động quân sự khiêu khích của Trung Hoa gia tăng đến mức phải lo ngại. Thể hiện rõ nhất là sự xâm nhập của máy bay quân sự Trung Hoa tiến vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo này lên cao đến mức kỷ lục trong 4 thập niên vừa qua.

Ngày 10 tháng 10 năm 2021, trong dịp quốc khánh của Đài Loan, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan, Chiu Kuo-cheng, lên tiếng cảnh cáo rằng Trung Hoa lục địa (Hoa lục) sẽ có khả năng toàn diện tấn công hòn đảo này vào năm 20251.

Trước những gây hấn như vậy, Hoa Kỳ vẫn luôn đáp ứng bằng cách tái xác định sẽ tiếp tục giúp Đài Loan tự bảo vệ như Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Lloyd Austin, đã tuyên bố tại Tổng Hành Dinh của NATO tại Bỉ, ngày 22/10/2021 (US Defense Secretary: US Will Continue to Help Taiwan Defend Itself2).

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không cam kết là sẽ bảo vệ Đài Loan khi bị tấn công.

Chính sách này của Hoa Kỳ đặt trọng tâm trên “sự mơ hồ chiến lược” (strategic ambiguity) đã được áp dụng từ 1979 sau khi Hoa Kỳ công nhận Trung Hoa.

Continue reading

Đài Loan Trước Cuộc Đổ Bộ Tổng Tấn Công Từ Hoa Lục

Military activity is never directed against material force alone; it is always aimed simultaneously at the moral forces which give it life, and the two cannot be separated. 

Hoạt động quân sự không bao giờ chỉ nhắm chống lại duy nhất một lực lượng hữu hình; nó còn đồng thời luôn luôn nhắm vào những sức mạnh tinh thần đã đem lại sức sống cho lực lượng đó, và hai điều này không thể bị tách rời.

Carl von Clausewitz, On War
Continue reading

Hoa Kỳ, Nhật Bản Và Ấn Độ Chuẩn Bị Đón Tiếp Trung Hoa Tại Ấn Độ Dương

Trần Trung Tín

Từ ngày 10/7/2017 đến ngày 17/7/2017, trên mặt biển trong Vịnh Bengal, hải quân Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ cùng tham dự cuộc tập trận Malabar 2017 với 16 tàu chiến, 2 tiềm thủy đĩnh và hơn 95 máy bay.  Đây là cuộc thao dượt và diễn tập quân sự của hải quân lớn nhất trong khu vực này kể từ hơn hai thập niên qua.  

Continue reading

Liệu Những Căn Cứ Quân Sự Của Trung Hoa Tại Biển Đông Còn Có Giá Trị?

Sau khi Trung Hoa xây dựng những căn cứ quân sự tại Biển Đông, nhiều người đã lo ngại khi thấy Hoa Kỳ không có những hành động “cụ thể và thích nghi.” Thuần túy về mặt quân sự, Robert Farley đã lượng định giá trị của các đảo này qua bài báo Are China’s South China Sea Bases Pointless? đăng trên National Interest ngày 18/02/2018. Ông Robert Farley là giảng viên cao cấp tại Trường Ngoại giao Patterson và Thương mại Quốc tế tại Đại học Kentucky. Công trình làm việc của ông bao gồm học thuyết quân sự, an ninh quốc gia, và các vấn đề hàng hải.

Continue reading

Ván Bài Địa Lý Chính Trị Tại Trung Hoa

Nguyên bản bài báo Geopolitics at Play in China của James Rickards đã đăng trên Business Insider ngày 16/02/2017


Huỳnh Thạnh chuyển ngữ

Những vấn đề hiện nay của Trung Hoa không hoàn toàn là vấn đề ở bên ngoài và không chỉ bị trói buộc vào nơi chính quyền mới của Trump.  Trung Hoa hiện đang bị lôi kéo vào một cuộc đấu tranh chính trị nội bộ quay chung quanh những nỗ lực của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm làm cho chính ông ta trở thành nhà lãnh đạo có quyền lực mạnh mẽ nhất Trung Hoa kể từ Mao Trạch Đông.

Continue reading

Con Đường Tơ Lụa của Thế Kỷ 21: Một Trật Tự Mới Của Trung Hoa

Trần Trung Tín

Vào ngày 14 tháng 5, 2017 vừa qua, tại Bắc Kinh, đã có hai mươi chín vị nguyên thủ và đại diện của hơn 130 quốc gia tham dự hội nghị Belt and Road Forum for International Cooperation.

Diễn Đàn Vòng Đai và Con Lộ (Belt and Road Forum) đặt trọng tâm quanh việc quảng bá và và thu hút sự tham gia việc xây dựng và phát triển Con Đường Tơ Lụa mới của Trung Hoa trong thế kỷ 21. Diễn Đàn này của Trung Hoa có thể được xem là một đối trọng với Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (World Economic Forum) của Tây phương, thường được biết đến qua các hội nghị thường niên được tổ chức tại Davos-Klosters, Switzerland.

Continue reading

Donald Trump và Một Trật Tự Mới Trên Thế Giới

Trần Trung Tín

Thời gian gần đây, thế giới đã rất “sôi nổi” về việc ông Donald Trump đắc cử tổng thống của Hoa Kỳ. Trong khi đó, giới chức hữu quyền của các quốc gia khác – cả bạn lẫn thù của Hoa Kỳ – hẳn đã phải đau đầu khi lo lục tìm “bản vẽ” chính sách đối ngoại của ông Trump – vốn là người trước đây không hề có một thành tích chính trị nào.

Continue reading