Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Category: Lời Góp Chữ (Page 1 of 2)

“The only way to make sense is to plunge into it, move with it, and join the dance.” ― Alan Watts (1915-1973)

Câu Chuyện Văn Học: Truyện Ngắn Sáu Chữ

 Brevity is the soul of wit!  ☞ Vắn tắt là mấu chốt của sự mẫn tiệp!

Polonius, kịch bản Hamlet; William Shakespeare

Một truyện ngắn – ngắn nhất – sẽ có thể “dài nhất” là bao nhiêu chữ?

Ở mặt sáng tạo trong văn chương, câu hỏi trên hàm chứa một thách đố to lớn cho một tác giả:  Chữ dùng phải thật ít –  ít đến độ không thể ít hơn nữa – và phải hình thành được một truyện ngắn thật nhiều giá trị.

Xin giới thiệu câu chuyện văn học về một truyện ngắn chỉ có sáu (06) chữ, mà có giai thoại ghi rằng tác giả của truyện này là Ernest Hemingway (1899-1961).

Continue reading

Quan ‘thoại’

Tự thoại của vị quan đã hết thời “oanh liệt”, nhưng vẫn ưng tạo “nhiễu” nhằm chứng tỏ sự “hiện hữu” của quan vẫn còn giá trị – hệt như một anh hề giễu dở bị khán giả la ó phản đối mà vẫn gân cổ ‘trổ tài’ trên sân khấu.

Chiến công hiển hách ta hề có.
Võ mồm chinh chiến, nhất ta đây!

Chiến Hữu trên ta, đà khuất núi
Mặc ta tự vẽ, tự huênh hoang 

Continue reading

… Dễ Xa Nhau!

3T

Hồi còn ở Việt Nam, 3T tui là đứa khá nhặm lẹ. Qua Mỹ, tổ sư lờ quờ là có tui.

Thời 1980s, mới sống ở Mỹ, nghe phone reng là tui hồn bay phách lạc. Khúc đó mần chi mà có phone ID, bởi vậy đâu biết ai kêu tới. Hổng dám bốc phone vì rủi đầu dây bên kia nghe có tiếng Mỹ nói là tui hổng kịp… quăng phone!

Tiếng Mỹ học bên VN, trả thầy ráo trọi. Qua Mỹ, xa quê hương nhớ mẹ hiền, nên nói rặt tiếng Việt không hà! Bởi vậy đụng tới tiếng Mỹ là trớt quớt. Gồng mình dữ lắm mới lặp bặp được ít chút. Gặp hồi nói chuyện với Mỹ thiệt, trắng cũng như đen, ai nấy đều banh mắt ra ngó miệng tui. Tội nghiệp! Mấy người đó dòm miệng tui cỡ nào cũng đoán hổng nổi tui nói chi. Riết hồi, guê xệ quá, tui tắt tiếng luôn.

Continue reading

Eveline

‘Eveline’ (1904) là một truyện ngắn trong tuyển tập Dubliners (1914) của nhà văn Ái Nhĩ Lan James Joyce (1882-1941).

Trong năm phát hành đầu tiên, tuyển tập không thành công trong lãnh vực thương mại, chỉ bán được 379 quyển và James Joyce đã mua đến 120 quyển. Tuy vậy ngày nay, tuyển tập Dubliners được xem là tác phẩm tiêu biểu của tiểu thuyết hiện đại.

‘Eveline’ là một truyện khá ngắn, tập trung vào những giằng xé khốc liệt nơi một thiếu nữ, 19 tuổi, đứng trước một lựa chọn khó khăn: Hoặc tiếp tục đời sống không lối thoát của một người con gái giữ đúng lời hứa với mẹ chu toàn trách nhiệm lo cho gia đình. Hoặc thoát ly với người yêu để bắt đầu một cuộc đời mới, khởi sắc hơn, sinh khí hơn, ở một chân trời mới tại Buenos Aires, Argentina.

Trách nhiệm quá khổ, xung đột nội tâm, quyết định xung khắc, thoát ly trốn chạy, mặc cảm phạm tội, và sau cùng là buông bỏ (hoặc đúng hơn thì đó là sự bất lực không thể buông bỏ) vốn là những vấn đề điển hình luôn luôn hiện hữu trong ‘Cõi Người Ta’. Và những vấn đề đó đã được James Joyce ‘đóng khung’ trong ‘Eveline’.

Continue reading

Họa Cô Vít

3T

Còn chừng 1 tuần nữa là qua hết tháng 10 năm 2021. Từ hồi Cô Vít kéo qua tấn công nước Mỹ tới nay tính ra cũng hơn một năm rưỡi, chớ đâu có ít! Nghe nói Cô Vít được sáng chế từ một phòng lab vi trùng học tại Vũ Hán của nhà Đại Hán.

Giống như mấy “điệp viên gái” làm điệp vụ trong lòng địch, nương nương Cô Vít này “nhập nội” rất là “hung,” còn hung hơn… “ghẻ bộ đội” vô Sài Gòn sau 30/4/75. Ai có sống tại Thành phố Hồ Chí Minh sau “giải phóng” – thời 75-77 – là phải biết tới màn bị phỏng da… non vì phải xức thuốc lác hiệu ông già để trị ghẻ bộ đội.

Xuất xứ của Cô Vít này nào có chi xa lạ. Đâu phải khơi khơi mà được các đỉnh cao trí tuệ của xứ Bắc Hà tôn xưng là “chị hiền Trung Quốc!” Vì cao cơ hơn mấy đỉnh cao (tới 1.1 mét) trí tuệ tại thủ đô Hà Lội cả chục lần, nên chị em ta dòng Cô Vít ào ào tuôn qua Mỹ lẹ làng hơn gấp mấy ngàn lần ghẻ bộ đội vô Sài Gòn sau 75.

Bị như dzậy nên nguyên con nước Mỹ lãnh đạn. Trúng độc trầm kha, nước Mỹ quýnh quáng mê sảng, không biết phải đối phó ra sao với đại họa Cô Vít.

Continue reading

Trật Đường Rầy

3T

Ở trại tị nạn tới gần hết năm 1982, thì tui đi định cư. Trước khi lên đường, đã có “kế hoạch” tới Mỹ là đi làm liền. Lên máy bay, nghe pilot nói tùm lum trên phi cơ. Ráng hết sức, tui mới nghe được một câu duy nhứt: “Fasten your seat belts.” Nghe được có nhiêu đó thôi là thấy “kế hoạch” đi làm bị “trật đường rầy” mất tiêu rồi!

Bởi vậy, xuống tới đất Mỹ phải tính lại. Lẹ lẹ lo kiếm đường đi học. Hồi đó tui cũng gần ba bó chớ đâu có ít. Ở Mỹ đụng cái gì, cũng gặp tiếng Anh. Mà tiếng Anh của tui quá “giỏi,” có hai lớp ESL (English as a Second Language), thì tui học lớp chót.

Trong lớp ESL, tui ngán nhứt là màn viết essays (luận văn). Nói dóc bằng tiếng Việt, chắc tui cũng thuộc loại có hạng. Nhưng tới hồi viết, bứt tóc tới sói đầu mà kiếm hoài cũng không ra chữ. Huống hồ qua tới tiếng Anh, thì còn thua đẹp nữa!

Continue reading

Ba Cha Con

3T

Hồi 1982, tui còn ở trong trại tị nạn, bên đảo Galang, Indonesia. Gần barrack chỗ tui ở, có gia đình ba cha con: người đờn ông và hai đứa con trai còn nhỏ téo.

Ngó mặt mày hai đứa nhỏ coi cũng sáng láng nhưng thấy cũng ít nói như người đờn ông. Ba cha con tối ngày sống như mấy cái bóng.

Dân tị nạn ở đảo, tới hồi đi định cư có ai mà hổng mừng? Ngó dzậy mà nhiều khi hổng phải dzậy.

Nhớ tới sáng bữa đó, ba cha con lết bết dẫn nhau ra cầu tàu để rời đảo.

Thấy người đờn ông mắt đỏ ngầu, miệng méo méo. Hổng dám khóc, chắc bởi sợ hai đứa nhỏ khóc theo. Bị trong chuyến vượt biên của ổng, má bầy trẻ bị hải tặc Thái Lan bắt mất tiêu.

Continue reading

Ô Đi Xa!

3T

Lóng rày, truyền thông báo chí, dòng chánh cũng như dòng tà, chộn rộn quá chừng chừng! Vì mấy chuyện… “di tản chiến lược” đi theo từng đoàn xe caravan của dân mấy xứ vùng Trung Mỹ (Central America) vượt biên giới qua Mễ để làm chuyện.. hành hương bên Mỹ!

Rồi thấy trong phe ta cũng có nhiều mạng muốn làm nhà báo… hại, khơi khơi quăng đại ra mấy lời bình loạn là dân Việt Nam tị nạn từ hồi sau 30/4/75 cũng giống y chang như… di dân lậu!

Mẹc xà lù! Bây giờ là thời 2018, trên Internet có thiếu giống gì thông tin. Mà hổng biết sao mấy ông, mấy thày này hổng chịu leo lên Google đi kiếm tin tức chính xác để đọc.

Đọc cho tới hồi hiểu được cho đàng hoàng, rồi tính tới chuyện lập ngôn! Hồi đó, cũng đâu có trễ nải gì? 

Còn như mà chỉ toàn là ngồi không lo gãi cái… bàn ngồi, rồi phun đại ra mấy thứ tào lao, thiên địa theo kiểu âm binh thần tướng rờ mu rùa nói toàn chuyện tề thiên đại thánh, thì thiệt là quá tệ!

Continue reading

Vượt Biên 2.0

3T1

Hồi tháng 10, 2018, nước Mỹ chấn động vì chiến dịch “Vượt Biên 2.0.” Theo một phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc, tính tới ngày 22 tháng 10 có chừng 7,000 dân của ba nước Guatemala, Honduras và El Salvador tham gia chiến dịch. Trong đó có chừng 2,300 trẻ nít.

Tới ngày 29 tháng 10, AP News loan tin là nhóm thứ hai đã bước vô tới bên trong xứ Mễ, với tựa đề: 2nd group of migrants enters Mexico as main caravan resumes.

Bắt nguồn từ ba nước Guatemala, Honduras và El Salvador, đoàn Vượt Biên 2.0 băng qua biên giới phía Nam nước Mễ. Rồi di chuyển lên phía bắc, đi qua hết nước Mễ. Sau cùng là vượt qua biên giới phía Bắc nước Mễ để vô Mỹ.

Được giới truyền thông kêu là “Migrant Caravan,” đoàn lữ hành di dân đã làm chiến dịch “Vượt Biên 2.0” động trời này bốc lửa phừng phừng, muốn đốt cháy rụi luôn mấy cái đài TV bên Mỹ!

Continue reading

Chuyện Thiệt… Tình!

Nói hơi màu mè một chút, thì trong hành trang kỷ niệm của một đời người, kỷ vật khó bị phai nhòa nhất vẫn là những tiếng cười, nghịch ngợm có được ở thời còn trẻ với những người bạn cùng trang lứa .

Rồi những tiếng cười, nghịch ngợm đó lại bị bóp nghẹn, chết lên chết xuống trong một xã hội chỉ quay quanh duy nhất một trục “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội.”

Vận nước nổi trôi. Bạn bè cũng trôi nổi. Đứa còn, đứa mất. Thằng ở, thằng đi. Còn thời gian thì cũng chưa bao giờ chịu đứng lại…

Tới khi gặp lại bạn cũ, thì kỷ niệm xưa, như người tình cũ không rủ cũng đến… 


Continue reading
« Older posts