Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: csvn (Page 1 of 2)

Bài Thơ Đã Viết

Thời gian có thể làm lành vết thương. Nhưng thời gian không làm sống lại được người đã bị chết, bị tàn hại bởi sự thù hận của cộng sản Việt Nam sau ngày 30/4/1975. Thời gian cũng không cứu được những gia đình, những con em đã bỏ thây hay bị hải tặc làm nhục trên biển cả vì phải trốn chạy cộng sản Việt Nam… Ở giây phút hình ảnh những ngày đau buồn nhất của miền Nam quay trở lại:

Tôi đã viết bài thơ
Kể những chuyện trần gian
Những chuyện khắc trong tim
Những chuyện in trong óc.

Continue reading

Dậy đi em!

Từ giữa tháng 3 đến 30/4/1975, từ Đà Nẵng đến Khánh Dương; Kontum sang Ban Mê Thuột; rồi Long Khánh, Biên Hòa… và Sài Gòn, đã có biết bao người chồng, người anh, người chị, trong đêm đen mờ mịt đã vội vã đánh thức người vợ, lay mạnh những đứa em nhỏ, bằng những kinh hoàng hốt hoảng: Dậy đi em! …

Rồi trên đường trốn chạy cộng sản, những người di tản như đang đi vào chỗ chết. Người già, phụ nữ, trẻ em, còn biết làm gì hơn là phó mặc cho số kiếp mong manh của những nạn nhân đang lần tìm cõi sống?

Dậy đi em! chỉ là một bài thơ không đoạn kết và chỉ ghi được một chút nhỏ nhoi của nỗi thống khổ thương đau của người dân miền Nam trong biến cố 30/4/75.

Dậy đi em! cũng chỉ quẩn quanh nhìn được và “bắt nắm” được một vài góc cạnh “tân thời” của một xứ sở đã “hồi phục,” đã “vươn lên” thành “hiện tượng.”

Xin mời quý vị và các bạn cùng đọc bài thơ không đoạn kết …  -thơ Tín

Continue reading

Người Tù Nhân Chứng Năm Xưa

Thời gian qua đi quá lâu và tôi đã không còn nhớ chính xác khi nào là lần đầu tiên đọc được bài thơ Bắt Đầu Lại của Nhã Ca. Có một điều chắc chắn là tôi đã đọc bài thơ đó – khá lâu – sau ngày 30/4/1975. Và từ đó cứ bị ray rứt mãi với hai câu kết:

Bắt đầu lại đời ta, các con
Bắt đầu lại từ chỗ bôi xóa mẹ

Nhã Ca làm bài thơ này vào khoảng năm 1972. Tôi cũng không biết Nhã Ca làm ra bài thơ trên khởi đi từ ưu tư hay biến động nào trong tâm tư của bà.

Nhưng lần đầu tiên đọc hai câu thơ đó – khá lâu – sau ngày 30/4/1975, tôi có cảm giác lạnh buốt như đang đọc một lời tiên tri đã được đưa ra từ trước để cảnh cáo mọi người về một điều đại bất tường sẽ xẩy đến. Nhưng chẳng ai quan tâm lưu ý. Cho đến khi đã quá muộn!

Continue reading

Cắt Tranh

Lê Tùng1

“Hôm nay Khối 3 các anh được ‘trên’ phân công đi cắt tranh, chỉ tiêu mỗi người phải cắt đủ để đánh 2 tấm. Chung quanh trại đã hết tranh rồi, chỉ còn một chỗ còn tranh mà thôi: đó là bãi mìn mà trước đây các anh đã đặt.”

Tên quản giáo nói tiếp:

“Các anh nên nhớ rằng chính sách của cách mạng là khoan hồng độ lượng, do đó hôm nay khi vào cắt tranh trong bãi mìn, các anh phải hết sức cẩn thận đừng để có anh nào đạp phải mìn chết hay bị thương sẽ mang tiếng cho cách mạng.”

Nói đến đây tên quản giáo dừng lại một chút.  Tất cả anh em tù cải tạo đều im lặng trong bầu không khí căng thẳng, nặng nề.  

Continue reading

Ba Cha Con

3T

Hồi 1982, tui còn ở trong trại tị nạn, bên đảo Galang, Indonesia. Gần barrack chỗ tui ở, có gia đình ba cha con: người đờn ông và hai đứa con trai còn nhỏ téo.

Ngó mặt mày hai đứa nhỏ coi cũng sáng láng nhưng thấy cũng ít nói như người đờn ông. Ba cha con tối ngày sống như mấy cái bóng.

Dân tị nạn ở đảo, tới hồi đi định cư có ai mà hổng mừng? Ngó dzậy mà nhiều khi hổng phải dzậy.

Nhớ tới sáng bữa đó, ba cha con lết bết dẫn nhau ra cầu tàu để rời đảo.

Thấy người đờn ông mắt đỏ ngầu, miệng méo méo. Hổng dám khóc, chắc bởi sợ hai đứa nhỏ khóc theo. Bị trong chuyến vượt biên của ổng, má bầy trẻ bị hải tặc Thái Lan bắt mất tiêu.

Continue reading

Những Tựa Đề

Thân tặng các bạn Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 31
Thế hệ cuối cùng của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

Trần Trung Tín

Bờ tre quê hương. Tay súng anh gìn giữ. Tôi hát vang giữa đời để người vui1

Tháng 4, 2015 – Tại một nơi không phải là Việt Nam, ánh chiều thời gian đang bắt đầu triệt thoái vào vùng không gian hư ảo: “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh.”2

Bất chợt gặp lại một điều gì đó…

Rất mơ hồ…

Như ‘Con Chim Trốn Tuyết’3

Theo ‘Hương Rừng Cà Mau’4

Ngập ngừng qua ‘Đò Dọc’5

Ngược ‘Dòng Sông Định Mệnh’6

‘Trở Về Mái Nhà Xưa’7

Continue reading

Về một số điều trong bài báo của Ông Thế Uyên

Trần Trung Tín1

Trong tháng 6/89 vừa qua, tôi có đọc được một bài phân tích công phu của ông Vương Hữu Bột mang tựa đề: “Cởi trói ở Việt Nam. Bế tắc trong khoa học xã hội hay bế tắc của chủ nghĩa xã hội” (tạp chí Thế Kỷ 21, số 2, 6/89). Với tương đối đầy đủ các chú thích cần thiết, bài viết nói trên có đề cập đến ông Lý Chánh Trung bên cạnh các tên tuối kỳ cựu ở mặt lý thuyết của Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Khắc Viện, Trần Văn Giàu, hoặc trẻ trung hơn như Trần Độ.

Continue reading

Anh Bộ Đội

Trần Thi

Sau tháng Tư 1975, chính quyền “cách mạng” hay đặt tên các phương tiện giao thông vận tải xuyên Việt với hai chữ Thống Nhất đi kèm. Chẳng hạn như tuyến đường sắt Thống Nhất, rồi từ đoàn tàu (hỏa) Thống Nhất, đến tàu (thủy) Thống Nhất…

Thời đó, “phó thường dân Nam bộ” hiểu hai chữ “Thống Nhất” này một cách rất “giản đơn:” Từ ngoài Bắc, người thì đua nhau kéo vào Nam; Còn từ trong Nam, hàng thì lũ lượt chở ra Bắc.

Có lần vào cảng Sài Gòn để tiễn người cậu về Bắc, Hùng thấy con tàu Thống Nhất khệ nệ chồng chất đủ mọi thứ “phồn vinh giả tạo” để đem về đất Bắc Hà.

Khi đó, Bắc Hà là một xứ sở mà trong Nam có ai hỏi đến thì đều được trả lời là “ngoài ấy cái gì cũng có.” Nhưng thực sự thì trong Nam “có cái gì,” “ngoài ấy” đều muốn lấy hết cả.

Continue reading
« Older posts