Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: Trump 2.0

Âu Châu, cần đối mặt với sự thực: Trump quá dễ đoán

Trong những ngày gần đây, Âu Châu bị chấn động bởi quyết định đơn phương của Tổng Thống Donald Trump để Mỹ họp riêng với Nga nhằm tìm cách giải quyết Chiến Tranh Ukraine. Nhưng Âu Châu và Ukraine không được mời tham dự.

Quyết định này gây ra các cơn bão chỉ trích tại Hoa Kỳ và nhất là tại Âu Châu. Dư luận các nơi thường gán cho quyết định đó là do bởi Trump là người ngang ngược (rogue) và không đoán trước được (unpredictability).

Quyết định trên của Trump khiến Âu Châu nổi giận vì nghĩ rằng ông phản bội Ukraine, muốn bỏ rơi NATO, làm vừa lòng Nga vì là “tay sai” của Putin…

Để sang một bên các phát biểu và ngôn ngữ “vội giận, mất khôn,” thì quan điểm trên khá hữu lý nếu chỉ xét đến tương quan giữa Âu Châu và Hoa Kỳ.  

Tuy thế, hiện nay ưu tiên quan tâm của Mỹ không còn là Âu Châu mà đã chuyển sang khu vực Indo-Pacific để đối phó với Trung Cộng trong dài hạn.

“Tín hiệu” dễ nhận thấy nhất là đã không có vị lãnh đạo quốc gia nào từ Âu Châu được mời đến White House để “viếng thăm hữu nghị” Tổng Thống Donald Trump kể từ khi ông nhậm chức ngày 20/01/2025 cho đến nay, ngày 23/02/2025.

Nếu không “chối bỏ sự thực” khi lượng định sự việc, thì quyết định trên của ông Trump không phải là điều quá ngạc nhiên; ngay cả đối với các nhà nghiên cứu tại Âu Châu.

Xin mời quý vị theo dõi bài tiểu luận: Europeans, face facts: Trump is all too predictable của Nick Witney, Senior Policy Fellow, đăng trênThe European Council on Foreign Relations website, ngày 20/2/2025, qua phần chuyển ngữ bên dưới.


Continue reading

Phe Cấp Tiến đánh cuộc Họ có thể Hạ gục Trump bằng Luật. Họ đã thua.

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2024 đã chấm dứt sau những thư hùng nẩy lửa giữa đảng Dân Chủ và Cộng Hoà với đủ loại “thủ đoạn chính trị.” 

Một trong những thủ đoạn chính trị đó là vận dụng luật pháp để tranh thắng chính trị.

Tuy nhiên, phía đảng Dân Chủ đã thất bại trên “mặt trận lawfare” này. Vào ngày 22/11/2024, tờ The New York Times, nổi tiếng là cấp tiến (liberal), nơi trang Ý Kiến, đã đăng bài tiểu luận Liberals Bet They Could Beat Trump With the Law. They Lost

Tác giả Samuel Moyn được The New York Times giới thiệu: Mr. Moyn is a professor of law at Yale. Ông cũng là người cấp tiến. Xin mời quý vị theo dõi ý kiến của vị giáo sư này qua phần chuyển ngữ.

Ghi chú: Ở những đoạn có nội dung hơi “tế nhị” hoặc “nhạy cảm,” xin được trình ra cả hai phần Việt và Anh ngữ để bạn đọc dễ dàng đối chiếu.


Continue reading

Trung Hoa: Một Thử Thách Của Chính Quyền Trump

Trước những xáo trộn trên thế giới tại Âu Châu, với chiến tranh Ukraine-Nga, và Trung Đông, với Syria mới bị lật đổ, Iran và chiến tranh truyền đời giữa Israel và Hồi giáo, và từ vị trí của Hoa Kỳ nhìn sang Thái Bình Dương, thì xem ra “Mặt Trận Miền Tây vẫn Yên tĩnh”All Quiet on the Western Front. Nhưng, trước một Trung Hoa “nước lớn” kiêu ngạo muốn làm bá chủ thế giới, thì với Hoa Kỳ, những “yên tĩnh” đó chỉ như sự lặng yên ngột ngạt của chờ đợi, của chuẩn bị cho ‘cơn bão Đại Hán.

Liên quan đến ‘cơn bão Đại Hán’, tạp chí Foreign Affairs đăng bài tiểu luận của Rush Doshi: The Trump Administration’s China Challenge vào ngày 29/11/2024. Rush Doshi là một trong những chuyên gia có thẩm quyền về Trung Hoa, và là tác giả của quyển sách nổi tiếng The Long Game: China’s Grand Strategy to Displace American Order (2021). Blog Góp Nhặt Cát Đá đã giới thiệu quyển sách này vào tháng 8/2021: Trường Trận: Chiến lược Quy mô của Tàu để Thay thế Trật tự của Mỹ.

Thông thạo Hoa ngữ, tốt nghiệp PhD về political science và government tại Harvard, ông Doshi là Director of the Initiative on China Strategy tại Council on Foreign Relations và còn là Assistant Professor tại Edmund A. Walsh School of Foreign Service của Georgetown University. Từ 2021 đến tháng 3, 2024, ông Doshi là Deputy Senior Director for China and Taiwan Affairs tại Hội đồng An ninh Quốc gia – National Security Council (NSC) trong chính quyền Biden.


Continue reading

Donald J. Trump: Người Mỹ Cứng Cỏi

Victory has a thousand fathers, but defeat is an orphan.John F. Kennedy (1917-1963)

Cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ 2024 giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà đã diễn ra trong một cuộc “chiến” toàn diện trên mọi lãnh vực.

Riêng về lãnh vực đối ngoại, tạp chí Foreign Affairs, ra ngày 21/11/2024, đã đề cập đến phần này trong bài báo Americans Love a Tough Guy.

Đồng tác giả của bài báo là:

Xin mời quý vị theo dõi phần chuyển ngữ: “Donald J. Trump: Người Mỹ Cứng Cỏi.”

    Continue reading

    Trump 2.0: Khả thể của một Nguy cơ cho Âu Châu và Đức

    Mùa bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2024 đang đến giai đoạn kết thúc. Cuộc bầu cử này đã và đang làm nhiều nơi trên thế giới bị “xao động.” Và cũng có thể nói Âu Châu là một trong những nơi bị – hay ít ra cũng là đã thể hiện – nhiều xao động nhất.

    Như vào ngày 31 tháng 10, 2024, trên website của Global Europe đã đăng bài nhận định về Trump, Âu Châu và Đức: Trump 2.0: What is at Stake for Europe and Germany.

    Đồng tác giả của bài nhận định trên là:

    • Brandon Bohrn, Project Manager – Program Europe’s Future;  E-Mail: brandon.bohrn@bertelsmann-stiftung.de
    • Dr. Peter Walkenhorst, Senior Project Manager – Program Europe’s Future; E-Mail: peter.walkenhorst@bertelsmann-stiftung.de

    Xin mời quý vi, quý bạn xem phần chuyển ngữ của bài nhận định có nội dung rất giá trị, theo nhận xét riêng của người chuyển ngữ.


    Continue reading

    Nước Mỹ là Mối Lo của Âu Châu

    ▸  Ngày 04/ 4/1949: Thành lập North Atlantic Treaty Organization  (NATO). Đầu tiên có 12 quốc gia thành viên.  Tổng hành dinh: Brussels, Bỉ

    ▸  Ngày 31/12/1991: Liên Xô sụp đổ.  Vỡ ra thành 15 nước: Armenia, Azerbaijan, Belarus, Estonia, Georgia, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Moldova, Russia (Nga), Tajikistan, Turkmenistan, Ukraine và Uzbekistan.

    ▸  Ngày 01/11/1993: European Union (EU) được thành lập với 6 quốc gia sáng lập:  Đức, Pháp, Ý, Hoà Lan, Bỉ, và Luxembourg.

    Hiện nay 2024, NATO và EU đều lớn mạnh. NATO: 32 quốc gia; EU: 27 quốc gia.

    Tuy nhiên, từ 2022 đến nay, chiến tranh Nga-Ukraine vẫn tiếp diễn. Và tình hình chính trị không ổn định của Mỹ―nổi bật nhất là cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11/2024―đã làm cho Âu Châu càng trở nên quan tâm lo ngại.

    Như được ghi nhận trong bài báo Europe’s America Problem đăng trên Foreign Affairs ngày 23/8/2024. Tác giả là hai vị nữ lưu chuyên gia về Ngoại giao Thế giới và Quan hệ Hoa Kỳ và Âu Châu:  Giovana De Maio  (Ý) và Célia Belin (Pháp).

    Xin mời đọc phần chuyển ngữ với tựa đề: Nước Mỹ là Mối Lo của Âu Châu.


    Continue reading

    Lần này thế giới không phạm lỗi: Chưa sẵn sàng với Trump—như thời 2016

    Cuộc Cách mạng Pháp (1789-99) đã làm thay đổi cả lục địa Âu châu. Thời hậu Cách mạng Pháp, Hoàng tử Metternich (1773–1859), một nhà chính khách và ngoại giao lỗi lạc của Áo, đã để lại câu nói thời danh: “When France sneezes, Europe catches a cold.” 

    Nhưng kể từ Great Depression 1929, câu nói trên đã được cải đổi thành: “When the U.S. sneezes, the world catches a cold.”  (“Khi Hoa Kỳ hắt hơi, thì thế giới bị cảm lạnh.”)  Cho đến nay, câu nói này vẫn được dùng đến mỗi khi Hoa Kỳ có biến động lớn.

    Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11/2024 không phải là một biến động. Tuy nhiên, khi đảng Cộng Hoà đề cử cựu tổng thống Donald Trump ra tranh cử tổng thống, thì khả thể trở lại nắm chính quyền của ông Trump đã là một “biến động” cho các trung tâm quyền lực trên thế giới.

    Về “biến động” này, ngày  POLITICO đã ấn hành bản phúc trình: The world wasn’t ready for Trump in 2016. It’s not making that mistake this time.  Đồng tác giả là: Paul McCleary, Christoph Schiltz, Stefanie Bolzen, Jacopo  Barigazzi, và Philipp Fritz

    Bản phúc trình được viết khi tổng thống Joe Biden còn tranh cử.  Hiện nay bà phó tổng thống Kamala Harris, đảng Dân Chủ, đã thay thế ông Biden ra tranh cử tổng thống.  Dù vậy, thế giới, nói chung, và Âu châu, nói riêng, hẳn vẫn cần đến “kế hoạch dự phòng” như POLITICO đã phúc trình.  Xin mời quý vị đọc bản phúc trình bằng Việt ngữ.


    Continue reading