Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Người Khinh Binh Cuối Cùng Tại Căn Cứ Hỏa Lực Charlie

Đầu tháng 7, 2022, thêm một lần nữa, Chiến tranh Việt Nam lại trở về với truyền thông, báo chí Mỹ qua việc Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden trao thưởng Medal Of Honor cho Thiếu Tá John Duffy, sĩ quan cố vấn cho Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù trong trận chiến tại Căn cứ Hỏa lực Charlie trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Qua Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam, người đọc có thể tìm hiểu về cuộc tử chiến giữa Tiểu đoàn 11 Dù chống trả lại một địch quân được ước tính là đông gấp 10 lần. Và Thiếu Tá John Duffy đã “có mặt” trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 này.

Nhưng phải đợi đến The Battle for “Charlie” của nhà thơ John Duffy, độc giả nói tiếng Anh mới biết được cuộc tử chiến tại căn cứ Charlie, mà trong đó Amazon giới thiệu Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù là: “Một tiểu đoàn nhẩy dù của Nam Việt Nam đã giữ vững một vị trí làm nhắc nhớ đến các dũng sĩ Spartans tại Thermopylae vào năm 480 trước Công nguyên.” – “A battalion of South Vietnamese paratroopers made a stand reminiscent of the Spartans at Thermopylae in 480 BC.

Theo sử Tây phưong, năm 480 trước Công nguyên, Vua Leonidas, đem 7,000 quân Hy Lạp, trong đó có 300 dũng sĩ Spartans, ra bảo vệ Thermopylae trước khoảng từ 120,000 đến 300,000 quân xâm lăng của Ba Tư. Trong trận đánh này, ngoài các thương vong khác, Vua Leonidas và 300 dũng sĩ Spartans đều tử trận.


If you don’t write it down, it did not happen.

The Cuckoo’s Egg; Clifford Stoll

Sau ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ vừa qua, vào ngày 5 tháng 7, 2022, Tổng Thống Joe Biden trao tặng Medal Of Honor cho Thiếu Tá John Duffy là người đã thể hiện những hành động dũng cảm phi thường trong chiến tranh Việt Nam.

Medal Of Honor là huân chương cao quý nhất của Hoa Kỳ được Tổng Thống trao tặng cho người quân nhân của Hoa Kỳ “xuất sắc nổi bật qua sự dũng cảm và can trường vượt lên trên tiếng gọi của nhiệm vụ trước sự rủi ro cho tính mạng của họ.1

Trong cuộc đời binh nghiệp của ông, John J. Duffy đã đi từ trung sĩ lên thiếu tá trong Lực lượng Đặc biệt (Special Forces) của Lục quân Hoa Kỳ. Ông phục vụ tại Việt Nam bốn lần vào những năm 1967, 1968, 1971, và 1973.

Ông Duffy đã được vinh danh với 64 phần thưởng và huân chương (64 awards and decorations), trong đó có 29 huân chương cho hành động anh dũng (for valor), gồm cả Distinguished Service Cross (giá trị đứng thứ hai sau Medal Of Honor).

Lục quân Hoa Kỳ dành riêng trang web www.army.mil/medalofhonor/duffy/ để trang trọng giới thiệu người được ân thưởng MEDAL OF HONOR:

Thiếu Tá John J. Duffy đặc biệt nổi bật qua những hành động chiến đấu dũng cảm và can trường vượt lên trên tiếng gọi của nhiệm vụ, trong khi được phân nhiệm sang Nhóm 5 của Lực lượng Đặc biệt và làm cố vấn cao cấp cho Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù, thuộc Lữ đoàn 2, Sư đoàn Nhẩy Dù, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, vào ngày 14-15 tháng Tư, 1972.

Maj. John J. Duffy distinguished himself by acts of gallantry and intrepidity above and beyond the call of duty, while assigned to the 5th Special Forces Group and serving as a senior advisor to the 11th Airborne Battalion, 2nd Brigade, Airborne Division, Army of the Republic of Vietnam in the Republic of Vietnam, on April 14-15, 1972.

Sự anh hùng và lòng vị tha phi thường của ông Duffy vượt lên trên tiếng gọi của nhiệm vụ đã xứng đáng với những truyền thống cao quý nhất của quân đội và chứng tỏ được giá trị lớn lao nơi bản thân của ông, đơn vị của ông và Lục quân Hoa Kỳ.

Duffy’s extraordinary heroism and selflessness beyond the call of duty were in keeping with the highest traditions of military service and reflect great credit upon himself, his unit and the United States Army.

Tuy nhiên, bên cạnh con người chiến binh xuất sắc, với những thành tích hiếm có của một Thiếu Tá Lực lượng Đặc biệt Mũ xanh, ông John Duffy còn là một thi sĩ.

Ông là người đã được đề cử cho nhận giải Pulitzer, đã xuất bản sáu tập thơ, và có nhiều bài thơ xuất hiện trong rất nhiều ấn phẩm và tuyển tập2.

Hai trong số những bài thơ của ông là “The Forward Air Controller” và “Forward Air Controller’s Requiem” đã được chọn để khắc trên bia đá hoa cương tưởng niệm những thành viên đã hy sinh của Đơn vị Tiền phương Không thám (The Forward Air Controller) của Không quân Hoa Kỳ tại Colorado Springs, Colorado3.

Tác phẩm gần đây nhất của ông là quyển sách thơ The Battle for “Charlie”4, xuất bản năm 20145.

Hôm Chủ Nhật ngày 17/7/2022, đài truyền hình CBS News đã phỏng vấn Thiếu Tá Duffy, nhân dịp ông được ân thưởng Medal Of Honor vào đầu tháng 7/2022.

It was a brutal battle.
No quarter asked, none given.
You killed the enemy,
Or the enemy killed you6
.

Đó là một chiến trận tàn bạo .
Không ai thương xót, chẳng xót thương ai.
Bạn giết thù,
Hay thù giết bạn.

Victory or Death, John Duffy

Mở đầu, phóng viên David Martin đọc lời giới thiệu:

Không thường thấy (nếu không muốn nói là chưa bao giờ) người nhận Huân chương Danh dự cũng là một nhà thơ có tác phẩm đã xuất bản. Nhưng người lính Mũ Xanh năm xưa John Duffy đã biến những kinh nghiệm trong máu lửa của ông thành một bản hùng ca của Chiến tranh Việt Nam.

It’s not often (if ever) a recipient of the Medal of Honor is also a published poet. But retired Green Beret John Duffy turned his trial-by-fire into an epic poem of the Vietnam War.

Và chương trình trích ra phần kết của bài thơ Be Brave, do ông Duffy dẫn đọc:

Be brave, my comrades.
What else can we do?
There is no escape.
Kill or die is our fate.

Hãy can đảm, đồng đội.
Làm gì khác được nữa?
Không còn lối thoát nào.
Chỉ là giết hay chết.

Be Brave, John Duffy

Phóng viên David Martin đặt câu hỏi:

“Có rất nhiều chiến binh đã viết hồi ký về quãng đời họ đã chiến đấu. Ông lại chọn viết thơ. Tại sao?”   (“Lots of soldiers have written memoirs about their time in combat. You chose to write poetry. Why?”) 

Câu trả lời của ông Duffy đã bàng bạc một ấn tượng mang đầy những nét bi hùng:

“Tôi muốn vẽ một bức ảnh của hành động trong một toàn cảnh của chiến đấu tại nơi đó.”   (“I wanted to paint the picture of the action and a panorama of the combat there.”)

Với một tâm thức như thế, những bài thơ trong The Battle for “Charlie” của Thiếu Tá John Duffy đã vẽ lại bức tranh của máu lửa và địa ngục trong gần hai tuần lễ mà Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù đã – đúng thực là – tử chiến với Sư đoàn 320 của cộng quân Bắc Việt (Bắc quân) tại căn cứ hỏa lực Charlie trong Mùa Hè Đỏ Lửa7.

Những Bài Thơ Cho “Charlie”

Trong quyển The Battle for “Charlie,” đầu tiên, ông Duffy đã dành ra trang Lời Dâng Tặng (Dedication8) để bày tỏ sự tri ân của ông đến với những đồng đội, những cấp chỉ huy của Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù và những đơn vị không quân Hoa Kỳ đã yểm trợ trong những ngày máu lửa tại “Charlie.”

Lời Dâng Tặng

Đến các quân nhân và sĩ quan của Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù Việt Nam, những người giữ vững vị trí tại “Charlie” và vị Chỉ huy của họ, Đại Tá Nguyễn Đình Bảo, đã tử trận trong khi chỉ huy những người lính dù thân yêu của ông.

Đến các phi công trực thăng can trường đã gan dạ bay lượn trong chiến trận và tất cả đều là anh hùng.

Đến các Đơn vị Tiền phương Không thám (FAC- Forward Air Controller) đã điều động những oanh tạc cơ chiến đấu và các hộp B-52.*

Đến những người sống sót sau trận đánh cho “Charlie,” những người lính dù gan lì nhất (toughest) mà tôi đã có vinh dự được cùng chiến đấu nơi chiến trường.

Đến Trung Tá Lê Văn Mễ, vị sĩ quan dũng cảm nhất mà tôi biết và vị Sĩ quan Ban Ba của ông cũng anh dũng như vậy, Thiếu Tá Đoàn Phương Hải.

*Ghi chú: Một “hộp B-52” là ba chiếc B-52 (phi tuần) cùng lúc thả 108 quả bom mỗi chiếc (1 quả bom nặng 500 pound, gắn bên trong máy bay, và 1,000 pound, gắn bên ngoài) với tầm sát hại của hộp trong phạm vi khoảng 1/2 đến 1/3 km.

Rồi tiếp đến là hai bài thơ Battle PlanBattle Deployment

Hai bài thơ mở đầu này đã “vẽ” lại giai đoạn hình thành kế hoạch và dàn trải lực lượng đôi bên. Để chuẩn bị cho trận tử chiến tại căn cứ Charlie.

Sư Đoàn 320 Hạ Quyết Tâm: Diệt Charlie – Chiếm Kontum

Battle Plan
(North Vietnamese Army (NVA) 
Central Highlands Commander,
General Dan Vu Hiep
briefing
Commanding General 320th  (NVA) Division
Colonel The Tan Nguyen)

We move southwest from Cambodia,
Down the old French Highway.
It has been rebuilt for heavy trucks.
It is camoflaged and not known about.

Cross-over the mountains at Hill 1020.
There is a pass, it will be blocked,
Most likely by a Paratrooper Battalion.
Smash through them, advance to Route 14.

Route 14 will take you to Kontum.
There should be little or no resistence.
They have commited their Reserves
Believing they could hold us in the mountains.

Once Kontum is taken, reorganize.
The next move will be toward the Coast.
Our forces have already secured the Coast.
A link-up will divide South Viet Nam.

A simple plan, do not fail to execute.
This has taken four years to organize.
You have the previlege of leading our soldiers.
Execute rapidly, that is key to success.

Kế Hoạch Tiến Quân
(Quân đội Bắc Việt (Bắc quân)
Tư Lệnh Tây Nguyên,
Tướng Dan Vu Hiep
họp với
Tư Lệnh Sư đoàn 320
(Bắc quân)
Đại Tá The Tan Nguyen)

Từ Campuchia, ta trực chỉ tây nam ,
Xuống Xa lộ Pháp của ngày xa xưa cũ.
Nay xây lại cho xe tải nặng.
Được ngụy trang và chẳng ai biết đến.

Ngang qua núi chập chùng nơi Đồi 1020.
Có đường đèo, nhưng sẽ bị chốt cứng,
Nhiều khả năng do bởi Tiểu đoàn Dù.
Nghiền nát chúng, rồi tiến sang Đường 14.

Đường 14 sẽ đưa anh đến Kontum.
Sẽ rất ít hoặc không còn chống trả.
Địch đem dùng hết cả quân Dự bị
Nghĩ rằng chúng có thể giữ chân ta trong dãy núi.

Chiếm Kontum, ta lo tái tổ chức.
Bước kế tiếp, điều quân về hướng Biển.
Lực lượng ta đã kiểm soát vùng Duyên hải.
Bắt tay nhau ta cắt đôi Nam Việt Nam.

Kế hoạch giản đơn, không thể thất bại.
Mất bốn năm để lo liệu hoàn thành.
Vinh dự lắm, anh dẫn đầu chiến sĩ.
Vũ bão tiến công, là chìa khóa của thành công.

NOTE: The 320th NVA Division had 10,400 men plus additional attached units assigned to fight the “Charlie” battle.

GHI CHÚ: Sư đoàn 320 của Bắc quân có 10,400 người cộng thêm những đơn vị được tăng phái để đánh trận “Charlie.”

Tiểu đoàn 11 Dù: “Song Kiếm Trấn Ải” tại “Charlie”

Battle Deployment
(Colonel Lich And Colonel Peter Kama Brigade Commander and Senior Advisor)

“The NVA will attempt to break through.
The pass at Hill 1020 is their best choice.
We must place our best Commander there.
This battle will be decisive for Kontum.”

“The NVA rebuilt the old French road last year,
It will allow them to reinforce and resupply.
They will attack on this high finger
ridge,

It’ll leads right into our best defensive zone.”

“The 11th Battalion deploys here, Colonel Bao commands.
He is fearless and a very determined leader,
His paratroopers respect his judgement.
He has some of my best officers in the Brigade.”

“The Advisor is experienced, on his third tour,
He is big and tough and very combat savvy.
The only problem, he has no back-up.
He told me: “not to worry,” he’ll handle
it.”

“O.K. The best battalion for the toughest mission,
This will be a fight to the death for “Firebase Charlie”.
What is the Advisor, Major Duffy’s call sign?”
“Sir, he is designated “Dusty Cyanide”.

“Really! Perhaps a bad omen for the NVA.

Note: The 11th ARVN Airborne battallion deployed with 470 officers and men, plus one advisor.

-NVA term refers to “North Vietnamese Army”, the
enemy.

-Advisor Team normal compliment: Two Officers and Two Non-Commissioned Officers. Due to a shortage of personnel, Major Duffy became a one man Advisor Team.

Dàn Trận
(Đại Tá Lịch và Đại Tá Peter Kama
Lữ ĐoànTrưởng và Cố Vấn Cao
Cấp)

“Bắc quân sẽ nỗ lực xuyên thủng chúng ta.
Cách tốt nhất cho họ là vượt qua đèo nơi Đồi1020.
Phải đặt cấp Chỉ huy giỏi nhất của chúng ta ở đó.
Trận chiến này sẽ quyết định số phận của Kontum.”

“Con đường cũ của Pháp được Bắc quân xây dựng lại vào năm ngoái,
Từ đó họ sẽ nhận được tiếp viện và tiếp tế.
Họ sẽ tấn công trên cao điểm của dãy đồi này,
Từ đó sẽ đâm thẳng vào khu vực phòng thủ mạnh nhất của chúng ta.”

“Điều động Tiểu đoàn 11 ra đây, Trung Tá Bảo chỉ huy.
Ông gan dạ và là cấp chỉ huy rất cả quyết,
Thuộc cấp nể trọng sự phán đoán của ông.
Dưới quyền ông là một số sĩ quan giỏi nhất của tôi trong Lữ đoàn.”

“Viên Cố vấn là người có kinh nghiệm, trở lại VN phục vụ lần thứ ba,
Anh ta to con, gan lì và dày dạn chiến đấu.
Trở ngại nhất, là không người phụ tá.
Anh ta bảo tôi: “đừng bận tâm,” anh ta sẽ lo được.”

“Được rồi. Tiểu đoàn giỏi nhất nhận sứ mạng cam go nhất,
Đây sẽ là chiến đấu cho tới chết cho “Căn cứ Hỏa lực Charlie.”
Ám danh truyền tin của Thiếu Tá Cố vấn Duffy là gì? “
“Sir, là  “Dusty Cyanide” (=Bụi xianuya).

“Thật sao! Hẳn đó là điềm gở cho Bắc quân.

Ghi chú: Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù QLVNCH được điều động với 470 sĩ quan và quân nhân, thêm một cố vấn.

-NVA viết tắt của “North Vietnamese Army”, “Quân đội Bắc Việt” (Bắc quân), kẻ địch.

-Bình thường, Đội Cố vấn gồm có: Hai Sĩ quan và Hai Hạ sĩ quan. Do nhân sự thiếu hụt, Đội Cố vấn của Thiếu Tá Duffy chỉ có một người: là chính ông.

Trong kế hoạch tiến quân của Bắc quân, mục tiêu chính của Sư đoàn 320, và các đơn vị tăng cường, là chiếm lấy Kontum để sau đó tiến xuống vùng duyên hải Trung phần nhằm cắt đôi Nam Việt Nam.

Trong khi, Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù được giao cho nhiệm vụ trấn đóng tại Căn cứ Hỏa lực Charlie nhằm ngăn chặn không để Bắc quân tiến tới chiếm Kontum – một vị trí quan yếu trong việc phòng thủ Cao nguyên Trung phần.

Với quân số quá ít so với địch, và được giao cho nhiệm vụ phải ngăn chặn sức tiến công của Bắc quân “bằng mọi giá,” thì trong hàng quân của Tiểu đoàn 11 Dù chắc chắn sẽ có những hoang mang, mất tinh thần. Đó là một chuyện rất con người.

Và, hơn ai hết, cấp chỉ huy giỏi phải thấu hiểu được điều đó. Và Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù, đã nhận được lệnh từ vị Chỉ huy của Tiểu đoàn: Trung Tá Nguyễn Đình Bảo

The Commander’s Order

The NVA have us surrounded.
They hold the mountain tops.
They have positioned their guns
To shoot down the helicopters.

It is here we must do battle.
It is here we must bleed them.
Do not let them take our positions,
This battle is to the end.

Tell the paratroopers to fight bravely.
Tell them to aim all of their bullets,
For we will not have a resupply.
Dig in deep and prepare for combat.

Any trooper not ready to fight,
I want him off the mountain.
I’ll not have him die with us.
I’ll not have him share in our glory.

Lệnh Của Vị Chỉ Huy

Bắc quân đã vây kín chúng ta.
Họ chiếm những cao điểm trên núi.
Họ đặt súng vào vị trí tốt
Để dễ dàng bắn rớt trực thăng.

Đây là nơi chúng ta phải chiến đấu.
Đây là nơi mồ chôn của quân địch.
Không để mất vị trí vào tay địch.
Phải chiến đấu cho đến lúc cuối cùng.

Bảo lính dù hãy can đảm chiến đấu.
Bảo họ phải nhắm bắn từng viên đạn,
Vì chúng ta sẽ không được tiếp tế.
Đào hầm sâu và chuẩn bị tác chiến.

Bất cứ ai không sẵn sàng chiến đấu,
Tôi muốn họ rời ngay ra khỏi núi.
Để không chết cạnh bên với chúng ta.
Để không chia sẻ vinh quang của đơn vị.

Còn gì nặng nề hơn cho người chiến binh Tiểu đoàn 11 Dù khi phải căng thẳng “chờ” địch? Với hỏa lực và quân số áp đảo, địch quân sẽ Tiền Pháo, Hậu Xung, sẽ lăn xả tấn công, và điên cuồng gào thét: Hàng-Sống! Chống-Chết! Và nhất là phải đối diện với viễn cảnh địch quân sẽ ào ạt xung phong “tràn ngập!”…

Không có kỷ luật, nhất là không có quyết tâm sẵn sàng chiến đấu và hy sinh, thì sẽ không một đơn vị nào có thể đứng vững được trước những áp lực như vậy.

Theo dõi địch tình, như một nhà hiền triết, Duffy đã “cố vấn” cho đồng đội – và hẳn cũng là để  tự nhắc nhở chính mình – một thái độ sống. Rất đơn giản. Và xem ra. Rất tàn bạo. Nhưng. Rất tỉnh táo. Qua kinh nghiệm xương máu của một chiến binh dầy dạn chiến trường, đã nhiều lần chạy đua và thắng được thần chết:

Be Brave

Too many incoming,
The battle has begun,
Explosions of steel flash.
This fight will kill many.

“Be brave, my comrades.”
What else can we do?
“There is no escape:
Kill or die is our fate.”

Hãy Can Đảm

Quá nhiều địch tiến đến.
Chiến trận đã bắt đầu,
Những mảnh thép nổ tung.
Trận này sẽ chết nhiều.

“Hãy can đảm, đồng đội.”
Làm gì khác được nữa?
“Không còn lối thoát nào:
Chỉ là giết hay chết.”

Trong chiến trận, nguy hiểm là những gì không ai mong đợi sẽ xảy đến cho mình. Nhất là những nguy hiểm chết người rơi xuống từ những trận mưa pháo của Bắc quân. Không phải ai cũng có thể thoát khỏi những nguy hiểm chết người này – nếu không có sự phù trợ nhiệm mầu của may mắn. 

Direct Hit

The dust is choking.
The others are dead.
The radio still talks:
I must be alive.

The loud ringing noise,
Will it never stop?
I am half buried
In someone else’s grave.

My bunker is destroyed.
I crawl over the bodies.
All are dead or dying.
I must kill that gun!

Trúng Pháo

Bụi mù chẹn cổ họng.
Những người khác đã chết.
Máy truyền tin vẫn nói:
Tôi đúng là còn sống.

Những tiếng ù trong tai,
Có bao giờ ngưng lại?
Tôi bị chôn một nửa
Trong mộ của ai khác.

Hầm tôi bị bắn sụp.
Bò qua những xác người.
Đều chết hay đang chết.
Tôi phải giết khẩu đó!

Hầm Chỉ Huy Bị Trúng Pháo Địch!

Trung Tá Nguyễn Đình Bảo (người đeo kính) trong chiến dịch Damber, Cambodia, Tháng Tám, 1971. https://www.nguoi-viet.com/cuu-chien-binh/mua-he-do-lua-1972-trung-ta-nguyen-dinh-bao-nguoi-o-lai-charlie/

The Commander’s Burial
(Colonel Nguyen Dinh Bao)

We wrap him in a poncho,
Even his dismembered legs.
He knew that he was dying,
And he spoke his last words.

“Tell my wife I loved her true.
Tell my children to remember me.
Tell my paratroopers to never
surrender.

You, my officers, one final salute.”

Mồ Chôn Vị Chỉ Huy
(Trung Tá Nguyễn Đình Bảo)

Cuộn ông trong tấm poncho,
Chúng tôi cuộn cả đôi chân đứt lìa.
Tự biết mình đang trong hấp hối,
Ông để lại những lời trăn trối.

“Nhắn giúp tôi lời yêu thương cho vợ.
Nhắn con tôi hãy luôn luôn nhớ bố.
Nhắn những người lính dù của tôi không bao giờ đầu hàng.
Các bạn, sĩ quan của tôi, chào vĩnh biệt.”

He lays in a shallow grave
alone;
No bugles, no farewell rifle
salute,
Only a few shovels of red earth.
His grave is marked with his helmet.

He fought bravely until the
end.
He fought against heavy
odds.
He has fought his last
battle.
With his glory, we leave him.

Ông nằm đó một mình trong mồ chôn
thấp cạn;
Không kèn đồng, không chào súng tiễn đưa,
Phủ lên ông chỉ vài khoanh đất đỏ.
Trên mộ ông, nón sắt vẫn không rời.

Ông chiến đấu can trường cho đến chết.
Ông chiến đấu chống định mệnh nghiệt ngã.
Ông chiến đấu trong trận đánh sau cùng.
Ông ở lại, để vinh quang cùng chúng tôi cất bước.

The New Commander
(Colonel Le Van Me)

He lost his friend and Commander.
The Executive Officer takes command.
His burden is great, his duties heavy,
But he is strong, fearless and experienced.

His staff and commanders receive orders:
“We will hold “Charlie”, it is
critical.
If the NVA break through, Kontum will fall.
There are no Reserves left, only us paratroopers.

“Duffy, can you take out the NVA guns?”
“If I have air support and someone covering me,
I will eliminate every gun that shoots.
That is what I can do. I will not fail
you.”

“Major Hai, see that Duffy is
covered.
Pick the best man we have, no failures.”
All agreed that “Charlie” must be held.
This will be a battle to the last man.

Vị Tân Chỉ Huy
(Trung Tá Lê Văn Mễ)

Mất đi vị Chỉ huy và cũng là người bạn.
Chỉ huy phó lên nắm quyền điều động.
Gánh nặng lớn lao, nhiệm vụ nặng nề,
Nhưng ông cứng cỏi, gan dạ và nhiều kinh nghiệm.

Bộ chỉ huy tiểu đoàn của ông nhận được lệnh:
“Chúng ta sẽ giữ “Charlie”, vì đây là cứ điểm trọng yếu.
Nếu Bắc quân phá thủng, Kontum sẽ thất thủ.
Không còn quân Dự bị, chỉ còn lính nhẩy dù chúng ta.

“Duffy, liệu anh có thể bứng đi các họng súng của Bắc quân không?”
“Nếu tôi có được không yểm và có người che chở cho tôi,
Tôi sẽ triệt hạ mọi khẩu đang bắn.
Đó là điều tôi có thể làm. Tôi sẽ không làm anh thất vọng.”

“Thiếu Tá Hải, anh lo việc che chở cho Duffy.
Chọn người giỏi nhất của mình, không thể thất bại.”
Tất cả đều đồng ý phải giữ “Charlie.”
Đây sẽ là trận đánh cho tới người cuối cùng.

Charlie: Căn cứ Hỏa lực hay Hỏa ngục?

It Will Kill Us

Located twenty kilometers to our west,
The 130mm artillery piece is firing on Charlie.
I see a muzzle blast high up on the mountain side.
I know the location of the gun, I must destroy it.

I need to kill that gun or it will kill
us.
The NVA keep their 130 guns on rail tracks
To be rolled out only to shoot missions.
A routine air strike will not destroy this weapon.

With a B-52 Arc-light strike, I target the gun.
The bombs will either destroy or bury the gun.
The aircraft drop their loads of explosive destruction.
“On Target! Report: 130 gun and crew destroyed.”

NOTE: The 130 mm Long Range Artillery did not fire again.

Nó Sẽ Giết Chúng Tôi

Từ hai mươi km về phía tây của chúng tôi,
Là khẩu đại pháo 130 ly đang tới tấp nã đạn vào Charlie.
Tôi thấy họng súng khạc ra lửa trên sườn núi.
Biết vị trí của khẩu đại pháo đó, tôi phải diệt nó.

Tôi cần giết khẩu pháo đó hoặc nó sẽ giết chúng tôi.
Bắc quân đặt đại pháo 130 ly trên đường ray
Kéo ra ngoài chỉ khi cần nã đạn.
Không kích bình thường không triệt được vũ khí này.

Gọi phi tuần B-52 tới, tôi nhắm vào khẩu pháo.
Những bom này hoặc sẽ hủy diệt hoặc chôn luôn khẩu pháo.
Máy bay trút xuống nguyên giàn bom công phá.
“Trúng Mục tiêu! Báo cáo: Khẩu 130 ly và toán lính pháo binh bị diệt trọn.”

Ghi chú: Khẩu Pháo Tầm xa 130 ly không bắn nữa.

Hell’s Moment

It’s an inferno:
Smoke, dust and flame,
Shattering explosions-
Shred a moment’s stillness.

Soldiers running fast,
Away from the flashes,
Trying to escape:
Afraid of death.

The smell of battle,
Choking smoke and dust,
Life’s last moments
Caught in an explosion.

Night’s darkness will come,
In but a short time.
Perhaps some will live,
Fleeing into the shadows.

Khoảnh Khắc Địa Ngục

Đó là nơi hỏa ngục:
Khói, lửa, và bụi mù,
Tiếng nổ long trời đất-
Cắt vụn khoảnh tĩnh lặng.

Những người lính phóng chạy,
Nhanh xa khỏi lửa chớp,
Gắng sức vùng thoát khỏi:
Cái chết đang ập vào.

Khét mùi của chiến trường,
Đặc khói và bụi mù,
Chút khoảnh khắc cuối đời
Lún sâu trong vụ nổ.

Đêm đen sẽ tìm đến.
Chỉ trong chút ngắn ngủi.
Vài người may còn sống,
Mất hút sau màn đêm.

Charlie Attack Order
(Colonel Khuat, Commander, 64th NVA Regiment)

Colonel Minh, your 7th Battalion will lead.
Attack in force, determine their strong points.
If you can breach the defences,
do it.
Cao’s 8th Battalion and Sinh’s 9th Battalion will follow.

The 64th Regiment will take the “Charlie” position.
There are only a few hundred paratroopers there.
They are worn down, their commander is dead.
Only the American and his air force are a problem.

We have anti-aircraft guns on the mountain top.
They have a clear view of everything on “Charlie”.
They will take out the American aircraft.
If they fly over your formations, shoot them down.

At 1730, 7th Battalion will commence the attack
Use the southwest finger terrain as the assault line.
That will allow ease of advance, no uphill attack.
Artillery preparation from 1645 until 1730 hours.

Cao and Sinh, your 8th and 9th battalions follow.
At 1800 hours, pass through the 7th, full attack.
Sweep “Charlie” carefully, don’t leave anyone behind.
I want the American dead, that will stop air attacks.

Lệnh Tấn Công Charlie
(Đại Tá Khuất, Trung Đoàn Trưởng, Trung đoàn 64 Bắc quân)

Trung Tá Minh, Tiểu đoàn 7 của anh sẽ dẫn đầu.
Toàn lực tấn công, phải định được điểm mạnh của chúng.
Nếu anh có thể phá được hàng rào phòng thủ, thì làm ngay.
Tiểu đoàn 8 của Cao và Tiểu đoàn 9 của Sinh sẽ theo sau.

Trung đoàn 64 sẽ chiếm lấy vị trí “Charlie”.
Chỉ còn sót lại vài trăm tên lính dù ở đấy.
Chúng đã mỏi mòn, tên chỉ huy cũng đã chết.
Chỉ có thằng giặc Mỹ và không lực của nó là vấn đề.

Chúng ta có phòng không trên đỉnh núi.
Họ nhìn được bao quát mọi thứ trên “Charlie”.
Họ sẽ loại ra khỏi vòng chiến máy bay của Mỹ.
Nếu chúng bay qua đội hình của anh, bắn rơi chúng ngay.

Lúc 17:30 giờ, Tiểu đoàn 7 sẽ bắt đầu tấn công.
Dùng khe núi tây nam làm tuyến đầu xuất phát.
Dễ tràn lên, mà không phải tấn công lên đồi.
Pháo binh sẵn sàng từ 16:45 giờ đến 17:30 giờ.

Cao và Sinh, Tiểu đoàn 8 và 9 của các anh theo sau.
18:00 giờ, vượt qua Tiểu đoàn 7, toàn diện tấn công.
Quét “Charlie” cho thật sạch, không để sót lại bất cứ đứa nào.
Tôi muốn thằng giặc Mỹ chết, để ngưng mọi tấn công của máy bay.

Retreat!

They keep coming forward.
Twice we have stopped them
With a murderous fire.
They still keep coming.

The troopers are pulling back,
Out of ammunitions and frightened.
It is just the deadly planes-
Holding the enemy wave back.

Only a few more minutes,
And darkness will be here.
They will attack before then.
That will be the end.

Retreat and escape,
Before it’s too late.
The orders are given:
We prepare to break-out.

Triệt thoái!

Địch tiếp tục tiến lên.
Hai lần bị chặn đứng
Bằng biển lửa giết người.
Địch vẫn tiếp tục tiến.

Lính dù đang lui lại,
Hết đạn và sợ hãi.
Phải máy bay sát thủ-
Mới ngăn được sóng thù.

Chỉ còn vài phút nữa,
Màn đêm sẽ đến đây.
Địch sẽ tấn công trước.
Đến đó là chấm hết.

Triệt thoái và tẩu thoát,
Trước khi đã quá muộn.
Mệnh lệnh được ban ra:
Chuẩn bị phá vòng vây.

Rời bỏ Hỏa ngục “Charlie”

Withdrawal Order

The troopers are out of ammunition.
The NVA will soon overrun “Charlie”.
Only the “Cobra” gunships are stopping them.
We must break-out and
escape.

The troopers can disengage
And withdraw before it’s too late.
I’ll work the gun runs closer
And hold the enemy at bay.

It’s our only chance to escape.
No time to waste, give the orders.
The commander orders a withdrawal
And insists on staying with me to the end.

A rear guard of two, Me Le and me,
To stop NVA battalions in the attack.
This fight will need precision,
Cobra’s in the attack and
luck.

Notes: Le Van Me the new Commanding Officer post
Colonel Bao being killed in battle.

Lệnh Rút Lui

Lính dù đã hết đạn.
Phút chốc, địch sẽ tràn ngập “Charlie.”
Chỉ trực thăng tấn công “Cobra” là đang chặn đứng chúng.
Chúng ta phải phá vòng vây và tẩu thoát.

Lính dù có thể lùi
Và rút lui trước khi quá muộn.
Tôi sẽ gọi súng bắn gần thêm nữa
Và cầm chân kẻ thù.

Đó là cơ may duy nhất để tẩu thoát.
Không còn giờ để phí, phải xuống lệnh.
Vị chỉ huy hạ lệnh rút lui
Và nhất quyết sát cánh cùng tôi cho đến cuối.

Toán đoạn hậu có hai, Lê Mễ và tôi,
Để chặn các tiểu đoàn đang truy kích.
Trận này cần chính xác,
Trực thăng Cobra lên tấn công và may mắn.

Ghi chú:  Lê Văn Mễ lên giữ chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng sau khi Trung Tá Bảo tử trận.

We are a team, we have fought together
And if need be, we will die together.

Cùng đơn vị, cùng chiến đấu bên nhau
Và nếu cần, chúng ta sẽ cùng chết.

The Rear Guard; John Duffy

Đi đoạn hậu để bắn che cho cuộc rút lui của cả một “tiểu đoàn” trong khi bị địch truy đuổi gắt gao chỉ là hai khinh binh: “Me Van Le and John Duffy.”

Hãy cùng đọc bài thơ The Rear Guard dưới dạng thức lượng định tình hình và chia sẻ “tâm tình” giữa Thiếu Tá Lê Văn Mễ và Thiếu Tá John Duffy – hai “khinh binh” đứng đầu đơn vị, rất thấu hiểu thực trạng nguy ngập và thê thảm của tiểu đoàn.  

The Rear Guard
(Me Van Le and John Duffy)

The paratroopers are pulling back,
Major Hai Doan is leading them.
They are spent, out of
ammunition,
Many wounded, all hungry and
thirsty.

“I’ll cover the withdrawal with
air.

The Cobra gunships are flying
above us.

I’ll use them to disrupt the enemy.
I’ll work them close to cover the break-out.”

The men have fought and died in the trenches.
They have stopped the NVA for two weeks.
No one could’ve expected more from them.
Nothing more can be done, except to save them.

“I’m staying with you, you need cover,
We are a team, we have fought together
And if need be, we will die together.
That may be the cost of saving our troopers.”

Toán Khinh Binh Đoạn Hậu
(Lê Văn Mễ và John Duffy)

Những người lính dù đang lùi lại,
Thiếu Tá Hải Đoàn dẫn đầu.
Họ hoàn toàn kiệt quệ, cạn hết đạn dược,
Nhiều người bị thương, tất cả đều đói, khát.

“Tôi sẽ che chở cho cuộc rút lui này bằng máy bay. 
Đang bay trên đầu chúng ta là trực thăng tấn công Cobra.
Tôi sẽ dùng chúng làm rối loạn kẻ thù.
Tôi sẽ sát cánh làm việc với họ để che chở cho việc phá vòng vây.”

Những người lính đã chiến đấu và chết trong chiến hào.
Họ đã chặn đứng Bắc quân được hai tuần.
Không ai có thể mong đợi được gì nhiều hơn nữa từ những người này.
Không còn có thể làm được gì nhiều hơn nữa, ngoại trừ cứu lấy họ.

“Tôi ở lại với anh, anh cần che chở,
Cùng đơn vị, cùng chiến đấu bên nhau
Và nếu cần, chúng ta sẽ cùng chết.
Đó có thể là cái giá phải trả để cứu lấy những người lính của chúng ta.”

Trong giờ phút lâm nguy, những lời “tâm tình” của khinh binh đi đoạn hậu – Thiếu Tá Duffy – trong The Rear Guard cho thấy ông đã có những “tính toán” rất giản dị trong một thể cách lạnh lùng và tỉnh táo khi phải đối diện với “chọn lựa sau cùng.”

Những “tính toán giản dị” đó đã “vẽ” được bức tranh mô tả tình trạng tuyệt vọng của Tiểu đoàn 11 Dù khi bị tấn công vùi giập trong hai tuần bởi một địch quân quyết tâm tiêu diệt họ bằng hỏa lực và quân số vượt trội hơn gấp nhiều lần.

Trong một trận chiến đẫm máu và với một quyết tâm tiêu diệt, và “xóa sổ” toàn bộ Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù, thì Bắc quân không bao giờ khoan nhượng:

Charlie Sweep Order
(LTC Sinh, Commander, 9th NVA Battalion)

Captain Hoa, only the 7th battalion was hit hard.
We now hold “Charlie” but they’re still here.
You take your company and sweep to the east.
I don’t want anyone left behind your sweep.

Hoa led his company in a broad advance.
The sweep covered the outer trench line.
They needed to find the American Advisor,
The air force above was still attacking them.

As they closed in on the eastern perimeter,
They saw movement in a trench, it was two men.
They were paratroopers, the big one was the American.
They picked up their pace, closing carefully.

Lệnh Càn Quét Charlie
(Trung Tá Sinh, Chỉ huy trưởng, Tiểu đoàn 9 Bắc quân)

Đại Úy Hoa, chỉ có Tiểu đoàn 7 là bị nặng.
Hiện giờ ta đã giữ được “Charlie” nhưng địch vẫn còn đây.
Anh đưa đại đội lên càn quét bên phía đông.
Tôi không muốn để sót lại bất cứ tên địch nào sau cuộc càn quét.

Hoa dẫn đại đội của mình trải rộng ra tiến lên.
Cuộc càn quét đã vượt qua chiến hào bên tuyến ngoài.
Họ cần tìm cho được người Cố vấn Mỹ,
Lực lượng không quân trên đầu vẫn đang tấn công họ.

Khi họ tiến gần vào chu vi vòng đai phía đông,
Họ thấy có di động trong rãnh núi, đó là hai người đàn ông.
Đó là những lính dù, người to con là người Mỹ.
Họ tiến đến nhanh hơn, thận trọng thu ngắn khoảng cách.

Command Change

Colonel Le Me is coughing up blood.
The Doctor is trying to patch his chest wound.
“Duffy, You must take command of the battalion.
You must save the remaining paratroopers.”

“I’ll get us off the mountain, you’ll be
O.K.

We’ll be back in Saigon in a few days.
The NVA are dead, they cannot follow
us.

We’ll be drinking cognac at the Paradise Lounge.”

Major Duffy, the Advisor and senior officer
Assumes command of the 11th Battalion.
He will lead the night march thru the jungle.
He gives the orders, everyone falls in behind him.

Note: Of the 471 paratroopers in the battalion, 151 are in this night withdrawal.

Thay Đổi Chỉ Huy

Trung Tá Lê Mễ đang ho ra máu.
Vị Bác sĩ băng vết thương nơi ngực cho ông.
“Duffy, Anh phải nắm quyền chỉ huy tiểu đoàn.
Anh phải cứu những người lính dù còn lại.”

“Tôi sẽ đem chúng ta xuống núi, rồi anh sẽ bình thường.
Vài ngày nữa chúng ta sẽ về lại Sài Gòn.
Bắc quân đã chết, họ không thể theo chân chúng ta.
Bọn mình sẽ uống cognac tại Paradise Lounge.”

Thiếu Tá Duffy, Cố vấn và sĩ quan cao cấp
Đảm nhận quyền chỉ huy của Tiểu đoàn 11.
Anh ta sẽ dẫn đầu cuộc di hành băng rừng trong đêm.
Anh ta ra lệnh, mọi người theo sau trong đội hình tác chiến.

Ghi chú: Trong số 471 người lính dù trong tiểu đoàn, chỉ còn 151 người trong cuộc rút lui đêm này.

Destroy or Capture
(Colonel Khuat, 64th NVA Regiment
radio order to Major Ky 4th NVA Battalion)

“Major Ky, this is Khuat, commander of Charlie battle.
We have defeated the paratroopers on Charlie,
Some have escaped and are moving toward you.
Ambush them, kill or capture all of them.”

“Affirmative, how many paratroopers escaped?”
“I estimate 100 to 150, many are wounded,
They have no food and very little of ammunition.
They are marching down the mountain now.”

“There is one thing else that you should know.
They have advisor “Dusty Cyanide”, he is dangerous.
We have not been able to kill him, he controls airplanes.
He is good at communicating. Kill him and his radio!”

“I will be ready, we will surprise the paratroopers.
We shall kill them all unless they surrender.”
“Do not fail me Ky, many of our men have died.”
“I’ll report when the devils are all eliminated.”

Tiêu Diệt hay Bắt Sống
(Đại Tá Khuất, Trung đoàn 64 Bắc quân ra lệnh qua máy truyền tin cho Thiếu Tá Kỳ, Tiểu đoàn 4 Bắc quân)

“Thiếu Tá Kỳ, Khuất đây, chỉ huy trận Charlie.
Chúng ta đã đánh bại quân dù trên Charlie,
Một số đã chạy thoát và đang hướng về phía anh.
Phục kích, giết hoặc bắt sống tất cả.”

“Nhận rõ, có bao nhiêu quân dù trốn thoát được?”
“Tôi ước độ từ 100 đến 150, nhiều đứa bị thương,
Chúng không có thức ăn và còn rất ít đạn dược.
Bây giờ cả bọn đang kéo nhau đi xuống núi.”

“Còn một điều khác nữa mà anh nên biết.
Địch có cố vấn “Dusty Cyanide,” hắn rất nguy hiểm.
Chúng ta đã chưa giết được hắn, đây là kẻ điều khiển máy bay.
Hắn giỏi liên lạc vô tuyến. Giết hắn và cái đài của hắn!”

“Tôi sẽ sẵn sàng, chúng tôi sẽ gây bất ngờ cho quân dù.
Chúng ta sẽ giết hết trừ khi chúng đầu hàng.”
“Đừng làm tôi thất vọng, Kỳ, quân ta rất nhiều người đã chết.”
“Tôi sẽ báo cáo khi lũ quỷ bị tiêu diệt hết cả.”

Ambush

The swosh of the mortar,
The rat-a-tat-tat of the machine
gun,
Fear dominates the green soldiers.
Panic herds them into the killing zone.

Lord, how easily they die,
Their lips silently moving.
Appeals of the young to mother and God:
Blood bubbles from between their lips.

Phục Kích

Đạn súng cối rít lên đòi nạp mạng,
Tạch-tạch-tạch súng máy liên thanh nổ, 
Nỗi hãi hùng chôn chân người lính trẻ.
Cơn hoảng loạn lùa họ vào chỗ chết.

Trời ơi, sao họ dễ chết như vậy,
Môi mấp máy, phập phều như định nói.
Người trẻ tuổi gọi mẹ và xin
Chúa:
Máu ọc ra từ đôi môi tái nhợt.

Escape

The young green troopers panic;
Running away from the sound of fire.
Down toward the stream and death,
Where the killing guns draw blood.

I chamber a round and click my safety off.
My radio is dead, hit by AK-47 gunfire.
At least that will lighten my load on the run.
I gather the paratroopers nearby: “Follow me!”

Break away! The path of least resistance.
Move fast! Don’t get caught in the panic.
Move quick! Go, go, keep moving!
The veterans are still with you.

I takes time to kill the bunched herd;
Time needed to break-out,
Shooting when necessary,
But always moving quickly.

Snipers on the hilltops,
Trying to channelize movement.
Disregard! Disregard!
Their aim is high.

Far enough now, quiet!
Stop! Everyone must be quiet!
Security: Set a perimeter, but hold
fire!
My survival radio operating…
contact.

“Covey, this is Dusty, I require a lift package,
Thirty seven with some wounded. Over.”
“Roger Dusty, 4 ships for thirty seven.
Stand-by Dusty, I’ll try to rustle them up. Out.”

Tẩu Thoát

Những lính mới trong cơn hoảng loạn;
Vùng chạy khỏi tiếng gào của lửa.
Xuống khe suối và rồi sững chết,
Nơi súng máy thi nhau nã đạn.

Tôi nạp đạn và mở khóa an toàn.
Máy truyền tin của tôi trúng đạn AK-47, đã chết.
Nhờ vậy nhẹ gánh cho tôi trên đường bôn tẩu.
Tôi tập hợp những người lính nhảy dù gần đó: “Theo tôi!”

Bung ra! Chọn đường ít gặp địch nhất.
Di chuyển nhanh! Không được rối loạn.
Di chuyển lẹ! Đi, đi, tiếp tục di chuyển!
Những chiến binh kinh nghiệm vẫn sát bên bạn.

Tôi chậm lại để giết đám đỉa đói;
Cần thời gian để phá vỡ vòng vây,
Bắn khi cần,
Nhưng luôn luôn di chuyển lẹ.

Những thiện xạ bắn tỉa trên đỉnh đồi,
Đang điều chỉnh đường nhắm.
Không sao! Không sao!
Đích họ nhắm nằm ở chỗ cao.

Bây giờ ra đủ xa rồi đó, im lặng!
Ngưng lại! Mọi người phải im lặng!
An ninh: Lập vòng đai, nhưng không được nổ súng!
Máy vô tuyến mưu sinh của tôi đang hoạt động … liên lạc.

“Covey, đây là Dusty, tôi cần một chuyến bốc hàng,
Ba mươi bảy mạng với một vài bị thương. Xong.”
“Nhận rõ Dusty, 4 chiếc cho 37 mạng.
Ráng chờ Dusty, tôi sẽ gắng lo cho nhanh. Ngưng.”

Extinction is the rule. Survival is the exception.

Carl Sagan

Hot Extraction

“Dusty, this is Covey, lift package , five minutes out.
There are four lift ships and a pair of Cobras.
I’m low on fuel and I must return to base. Over.”
“Roger, four lift ships and guns, Thanks Covey. “

I advised Me Le, five minutes out, get ready,
Seriously wounded out first, four lifts.
Our band of thirty seven is divided up,
Four sticks, ready for lift off and rescue.

The Cobra gunships come in on the radio first.
I brief them on the situation, they circle us.
Huey lead comes up on the radio and is briefed:
“Dusty, we’re directed to have you on the first lift out.”

“Huey Lead, be advised I will be the last man out.”
“Dusty Cyanide, Huey Lead acknowledge, last man out.”
I pop a red smoke when I have him in view.
He spots the red smoke, I confirm red is a go.

I vector Huey Leads approach. Touch Down!
The wounded loaded and the rest scramble aboard.
First Load heads out: NVA machine-gun fire erupts.
The enemy gunner is to the south, forty meters.

The Cobras roll in, each in turn fire on the gun,
Their mini guns and rockets blast the enemy.
Lift Two in, touch-down, troopers load and gone.
Lift Three is right behind, load and out.

Me Le, Hai, two troopers and myself as tail gunner.
On final approach, Lift Four comes in under heavy fire.
He aborts his approach and does a fly-around.
The Cobras roll in, expending on the gunners.

Lift Four comes in from a different direction.
Touch down! We scrambled aboard his aircraft.
I am the last on and I ride the strut, signaling go!
The pilot lifts off, enemy fire riddles the ship.

PING! PING! PING!, Hai is hit and falling.
On the strut, I reach out, grabbing his web gear.
I throw him back into the aircraft, Me Le helps.
I crawl into the helicopter, Me Le is treating Hai.

The Crew Chief, tettered, is twisting in the wind,
I haul him in and patch the chest entry wound.
The exit wound is much bigger and is bubbling.
I am quick patching the wound; the bubbles stop.

We are clear, we are out, but one man dead,
And Hai, his foot shattered by enemy gunfire.
We touch down at the Kontum medical station
And drop off the wounded Hai and the dead Crew Chief.

Note: The Crew Chief and the door-gunner wear a tetter rope to keep them from getting totally shot out of the aircraft when they take a hit.

“Bốc” Trong Lửa

“Dusty, đây là Covey, chuyến bốc hàng, năm phút nữa sẽ tới.
Có bốn chiếc tới bốc và một cặp trực thăng tấn công Cobras.
Tôi gần hết nhiên liệu và phải quay về căn cứ. Xong.”
“Nhận rõ, bốn chiếc tới bốc và súng, Cảm ơn Covey.”

Tôi báo cho Lê Mễ, năm phút nữa là đi, phải sẵn sàng,
Bị thương nặng lên trước, 4 chuyến.
Nhóm chúng tôi 37 được chia ra,
Bốn đợt, sẵn sàng chờ bốc lên và được giải cứu.

Trực thăng tấn công Cobras có mặt đầu tiên trên tần số.
Tôi tóm tắt cho họ biết tình hình, họ bay vòng quanh chúng tôi.
Trưởng toán trực thăng Huey xuất hiện trên tần số và ngắn gọn:
“Dusty, chúng tôi nhận chỉ thị lo bốc bạn lên chuyến đầu tiên.”

“Trưởng toán Huey, báo tin cho bạn biết tôi sẽ là người cuối cùng ra đi.”
“Dusty Cyanide là người cuối cùng ra đi,” Trưởng toán Huey nhắc lại.
Tôi bung trái khói đỏ khi thấy anh ta trong tầm mắt.
Anh ta thấy điểm khói đỏ, tôi xác nhận màu đỏ là đi.

Tôi hướng dẫn Trưởng toán Huey đáp xuống. Trúng Như Để!
Người bị thương được đem lên và còn lại thì chen chúc trên máy bay.
Chuyến Thứ Nhất bay ra: súng máy của Bắc quân nổ rền.
Xạ thủ của địch ở phía nam, bốn mươi mét.

Hai chiếc Cobras nhào tới, thay phiên nhả đạn vào súng địch,
Súng mini (đại liên 7.62 mm, 6 nòng) và hỏa tiễn của họ bắn tung kẻ địch
Chuyến Hai vô tới, đáp xuống, lính dù lên hết và mất dạng.
Chuyến Ba theo sau, lên hết và bay ra.

Lê Mễ, Hải, hai lính dù và tôi là xạ thủ đoạn hậu.
Trong lần xuống cuối cùng này, Chuyến Bốn bị nhắm bắn dữ dội.
Phi công bỏ cách đáp cũ và đảo theo đường vòng.
Trực thăng Cobras lăn vô, nhả đạn xuống các xạ thủ của địch.

Chuyến Bốn đáp xuống bãi từ hướng khác.
Đụng đất! Chúng tôi chen chúc lên máy bay.
Tôi là người cuối cùng leo lên và cỡi trên càng trực thăng, ra dấu cho bay!
Phi công cất cánh, đạn địch lỗ chỗ bắn trúng con tàu.

BỤP! BỤP! BỤP!, Hải bị trúng đạn và đang rớt.
Trên càng trực thăng, tôi nhoài ra, nắm lấy dây ba chạc của anh ta.
Tôi ném anh ngược trở lại máy bay, Lê Mễ giúp.
Tôi bò vô trong trực thăng, Lê Mễ đang săn sóc Hải.

Trưởng toán Cơ phi, nát ngướu, đang oằn người trong gió,
Tôi lôi anh ta vô và băng bó vết thương nơi ngực.
Miệng vết thương quá lớn và máu nổi bong bóng.
Tôi nhanh tay băng lại vết thương; không còn bong bóng.

Chúng tôi lên được hết, ra được hết, nhưng chết một người,
Và Hải, bàn chân của anh ta bị vỡ vì đạn thù.
Chúng tôi đáp xuống trạm y tế Kontum
Và thả xuống Hải bị thương và người Trưởng toán Cơ phi đã chết.

Ghi chú: Trưởng toán Cơ phi và xạ thủ đại liên đeo dây đai an toàn cho nên họ không bị văng hoàn toàn ra khỏi máy bay khi trúng đạn.

Kiểm Điểm Quân Số

Trở lại những ngày đầu tiên khi vừa được điều động đến căn cứ hỏa lực Charlie, lúc đó quân số tham chiến của Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù là 470 người sĩ quan và binh sĩ, và 1 người cố vấn.

Tuy nhiên trong gần 2 tuần trấn giữ căn cứ Charlie, và sau khi phải rút lui, quân số tham chiến của Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù chỉ còn lại 36 người sĩ quan và binh sĩ, và 1 người cố vấn.

Nghĩa là trong trận đánh tại căn cứ Charlie, hơn 90% quân số của Tiểu đoàn 11 bị thương vong với 434 người bị tử trận, trong đó có vị Tiểu Đoàn Trưởng: Trung Tá Nguyễn Đình Bảo.

Đổi lại với sự hy sinh và mất mát to lớn như vậy, Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù đã cầm chân được Sư đoàn 320 trong gần hai tuần. Và do vậy, đã làm hỏng kế hoạch tiến quân của họ.  Vì thế Sư đoàn 320 không tiến chiếm được Kontum.

Theo sự ước tính của Hoa Kỳ, về phía quân cộng sản Bắc Việt, Sư đoàn 320 đã bị tổn thất với con số thương vong lên đến hơn 1250 quân.

Khi Thiếu Tá Lê Văn Mễ được Hoa Kỳ tưởng thưởng Silver Star Medal (huân chương đứng hàng thứ ba của Quân đội Hoa Kỳ), trong phần tuyên dương công trạng (Silver Star Citation) của ông, có ghi nhận những sự kiện trên:

Thiếu Tá Lễ Văn Mễ, từ ngày 4 đến 15 tháng 4 năm 1972, với tư cách là Sĩ quan Chỉ huy phó, đã chỉ huy nhiều cuộc phản công chống lại một kẻ thù rất quyết tâm.

Với tư cách là Tiểu Đoàn Trưởng, ông đã chỉ huy một tiểu đoàn nhẩy dù có quân số bị vượt trội gấp bội (với tỉ lệ 10 : 1) và vũ khi cũng bị vượt trội trong một cuộc phòng thủ anh hùng cho “Căn cứ Hỏa lực Charlie” do vậy đã làm rối loạn thời biểu tấn công của địch quân và trừng phạt hai Trung đoàn của Sư đoàn 320 Bắc quân bằng cách gây tổn thất cho hơn 1250 (ước tính) quân của các đơn vị đó. Điều này đã ngăn cản Bắc quân không để họ tiến qua được Kontum và liên kết với các đơn vị cộng quân ở vùng duyên hải, và như vậy sẽ cắt quốc gia này (Việt Nam Cộng Hòa) làm đôi và là một đòn nặng nề làm mất tinh thần chiến đấu cho tự do của miền Nam Việt Nam.

Sự can đảm, khả năng lãnh đạo, và sự dũng cảm phi thường của ông đã quyết định sự sống còn của Tiểu đoàn 11 Nhảy Dù.

Silver Star Citation9:

Major Me Van Le, 4-15 April 1972 as Executive Officer, led multiple counter-attacks against a determined enemy.

As Battalion Commander, led a heavily out numbered (10 to 1) and out gunned paratrooper battalion in a heroic defense of “Firebase Charlie”, thereby disrupting the enemy attack time table and punishing two Regiments of NVA 320th Division by inflicting more than 1250 KIA (estimate) on those units. This prevented NVA from pushing through Kontum and linking up with NVA coastal units which would have cut the country in two and been a severe demorilizing blow to South Vietnam’s fight for freedom.

His courage, leadership, and extroadinary bravery determined the survival of the 11th Airborne Battalion.

Người Ở Lại Charlie

The Commander’s Family
(Colonel Nguyen Dinh Bao Memorial Service)

Can you picture the scene:
Incense burning, banners hung, casket draped.
The moans and the weeping blend,
Sorrow hangs in the atmosphere.

The Commander’s comrades gathered,
To offer their last salute.
The young widow strong at first,
But soon sorrow overcomes her.

It is not the smoke which tears my eyes,
Although I have lit seven joss sticks.
The words are spoken for all to hear.
Now, it is I who must say the last

I will say the truth, and how he died:
“He died leading the paratroopers he loved.”
“He died fighting for the freedom he cherished.”
“He died a hero of
his country!”

Note: Colonel Bao was decorated and promoted after the battle for Charlie.
At his funeral, attended by his officers, to include this Advisor, his casket was empty, he remained on the battlefield, where he fell.

Gia Đình Của Vị Chỉ huy
(Lễ Tưởng Niệm Đại Tá Nguyễn Đình Bảo)

Bạn có thể hình dung ra cảnh tượng:
Khói nhang, trướng tang, quan tài phủ cờ.
Quyện lẫn tiếng khóc than và nức nở,
Một nỗi buồn lắng đọng khắp tâm tư.

Đồng đội của vị Chỉ huy đều hiện diện,
Để hô nghiêm, cùng chào tay lần cuối.
Người góa phụ trẻ ban đầu vững chãi,
Nhưng đau khổ đến quật bà quỵ ngã.

Không phải khói làm tôi chẩy nước mắt,
Mặc dù tôi đã thắp bảy cây nhang.
Lời chia buồn được chuyển cho tất cả,
Giờ đây, chính tôi phải nói lời cuối

Tôi sẽ nói sự thật, và cách ông chết:
“Ông đã chết dẫn đầu những người lính nhẩy dù mà ông thương yêu.”
“Ông đã chết chiến đấu cho tự do mà ông hằng ấp ủ.”
“Ông đã chết như một anh hùng cho đất nước!”

Ghi chú: Đại Tá Bảo được tặng huân chương và truy thăng sau trận đánh Charlie. Tại đám tang của ông, có sự tham dự của các sĩ quan của ông, kể cả người Cố vấn này, quan tài của ông trống rỗng, ông vẫn nằm lại trên chiến trường, nơi ông đã ngã xuống.

Nghĩa Cử Cao Đẹp

Vào năm 1998, ngày 7, tháng Bẩy, vị Tư lệnh cuối cùng của Quân đội Mỹ tại Việt Nam, từ 1972 đến 1973, là Đại Tướng Frederick C. Weyand đã gửi thư lên Thượng Nghị Sĩ Daniel Inouye, Tiểu bang Hawaii, để yêu cầu Thượng Nghị Sĩ Inouye đề nghị việc ân thưởng Medal Of Honor cho Thiếu Tá John Duffy. Và sau đó Thượng Nghị Sĩ Inouye đã chuyển hồ sơ sang Bộ Lục quân Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, sau các thủ tục điều tra và xác nhận giá trị của các bằng chứng cũng như các chứng từ của nhân chứng, mãi cho đến ngày 5 tháng 7, 2022 Thiếu Tá Duffy mới được ân thưởng Medal Of Honor. Tổng cộng thời gian xét duyệt là 24 năm.

Cũng nên biết, ngoài Đại Tướng Weyland, còn có 11 người khác10, trong đó có ba sĩ quan Việt Nam là Trung Tá Lê Văn Mễ (eyewitness), Thiếu Tá Đoàn Phương Hải (eyewitness) và Đại Úy Phan Nhật Nam, làm nhân chứng cho Thiếu Tá Duffy.

Những vị này đã đệ nạp các chứng từ (statements), và có cả băng thu âm các cuộc liên lạc vô tuyến giữa Thiếu Tá Duffy ở dưới đất và các đơn vị máy bay trực thăng yểm trợ trong lần rút lui cuối cùng ra khỏi căn cứ Charlie vào năm 1972.

It was apparent to all of those flying in support of Major Duffy that we were witnessing heroic acts by one of the Army’s finest.

Statement; Daniel E. Jones, Chief Warrant Officer 4

Trong số các chứng từ đệ nạp, bản văn của phi công phụ Dennis Watson có đoạn, mà theo cảm quan riêng của người viết bài này, rất ý nghĩa và cảm động:

Chiếc trực thăng Huey đầu tiên đáp xuống và cất cánh mang theo những người lính trên đó nhưng Thiếu Tá Duffy đã không lên. Ý định của ông hiện ra rõ ràng ngay lập tức. Tôi biết chắc là ông biết bãi đáp rồi sẽ rất “nóng.” Là một người Mỹ duy nhất, ông sợ rằng các phi công Mỹ sẽ ít dám liều lĩnh đáp xuống một bãi đáp nóng để ‘bốc’ người Việt Nam lên thay vì một người Mỹ. Ông biết rằng khi những chiếc trực thăng Huey tiếp tục đáp xuống, kẻ thù sẽ biết được đường bay ra và vào và họ sẽ có thể tự điều chỉnh để bắn cho trúng. Chọn ở lại dưới đất, có nghĩa là trên thực tế, Thiếu Tá Duffy đã đem mạng sống của ông ra để đánh đổi lấy mạng sống cho đồng đội của mình. Một khi chiếc Huey có khả năng bị bắn rớt càng lên cao, thì khả năng sống còn của chính ông lại càng xuống thấp11

Trong lúc đang phải nỗ lực chạy đua với đạn thù đang vây khổn mà sự sống còn được đo bằng từng phút, và dù có được ưu tiên để thoát ra khỏi chỗ chết, Thiếu Tá Duffy vẫn đã nhường ưu tiên đó lại cho những người chiến binh cùng đơn vị! 

Và Dennis Watson đã kết thúc bản chứng từ của ông bằng những lời nhận xét nói lên được những gì hết sức cao quý nơi con người của Thiếu Tá Lực lượng Đặc biệt Mũ xanh John Duffy:

Từ giây phút đầu tiên khi tôi nghe được giọng ông nói cho đến lúc cuối, Thiếu Tá Duffy cho thấy ông là một người chỉ huy có tài, gan dạ và vị tha đến tận cùng. Nhưng, ngoài khả năng chiến đấu và tài chỉ huy nổi bật của ông, thì việc ông sẵn sàng đem mạng sống của mình ra để đánh đổi cho mạng sống của đồng đội là điều mà tôi xem là không còn gì có thể cao đẹp hơn hành động tối hậu đó của ông.

From the first moment I heard his voice until the last, Maj. Duffy was a skilled, fearless leader who was selfless to the end. But, beyond his obvious skills and leadership, I consider none greater than his ultimate act, that of willingly offering his life for the lives of his men.

Còn có thể nói được gì thêm về hành động can trường, hào hùng và cao đẹp đó của ông Duffy dành cho những người đồng đội – dù họ không cùng màu da và tổ quốc?

John Duffy: Nhà Thơ Thời Kỳ Hậu Chiến Tranh Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam chống cộng sản, như người Mỹ vẫn gọi là Vietnam War, đã chấm dứt sau ngày 30/4/1975 tại Việt Nam.

Tuy thế, “Vietnam War” vẫn còn tiếp diễn tại Hoa Kỳ. Nhưng trên một “chiến trường” khác, với các loại “vũ khí:” truyền thông, sách vở và ngôn ngữ (Anh văn).

Trong “chiến trường” này, những thành kiến sai lạc và sự thật bị bóp méo về tinh thần và khả năng chiến đấu của người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn chiếm ưu thế trong kỹ nghệ phim ảnh, kỹ nghệ truyền thông, hoặc trong các khuôn viên đại học và các trung tâm nghiên cứu sử học hay chính trị học.

Và người Việt tự do chúng ta không được “trang bị” đúng mức và phải nói là còn quá yếu kém nơi những lãnh vực này. Trong gần 50 năm qua, chúng ta bị rơi vào một tư thế tứ bề thọ địch và bị vây hãm bởi những giới truyền thông và học thuật thiên tả. Cũng gần như Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù bị vây hãm, phải “chịu trận” trước những tấn công liên tục của Bắc quân, tại căn cứ hỏa lực Charlie năm 1972.

Với một quá trình chiến đấu tại Việt Nam, Thiếu Tá John Duffy là người có thể nói hoặc viết khá chính xác về khả năng chiến đấu và tinh thần phục vụ của người lính Việt Nam Cộng Hòa, hay ít ra thì cũng là người lính của Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù.

Mặt khác, về phương diện cầm bút, nhà thơ John Duffy cũng đã góp mặt vào “dòng chính” của thơ văn Hoa Kỳ bằng những tác phẩm thơ đã xuất bản. Và nhất là sau khi nhà thơ Thiếu Tá Duffy được Hoa Kỳ ân thưởng Medal Of Honor, thì tiếng nói của thơ ông về Vietnam War chắc chắn sẽ có thêm nhiều “trọng lượng.”

Con người và Tác phẩm của ông sẽ là một trong những “reference points” (nguồn tham khảo) có giá trị tại các thư viện, các đại học và có thể ngay cả trong kỹ nghệ phim ảnh, cho những nghiên cứu về Chiến tranh Việt Nam.

Và trong những tác phẩm về Vietnam War của John Duffy, người chiến binh Nam Việt Nam đã được ông “vẽ” lại một cách chân thực.

Những đóng góp bằng ngòi bút đó của nhà thơ John Duffy là một trong những “phản luận” hữu hiệu trước những bóp méo của giới truyền thông và học thuật thiên tả về sự chiến đấu của miền Nam Việt Nam trong Vietnam War.

Dù vẫn còn giới hạn, “phản luận” này vẫn mang một giá trị rất đáng kể vì đó là những sự thật đến từ “A recipient of the Medal Of Honor:” Thiếu Tá John Duffy.

Sự đóng góp về mặt chữ nghĩa của nhà thơ John Duffy – trong dài hạn – rất quan trọng cho sự thật của “Vietnam War.”

Và những đóng góp đó cũng quan trọng như những đóng góp của Thiếu Tá John Duffy cho miền Nam tự do vào nửa thế kỷ trước.

Xin được đứng nghiêm chào kính Thiếu Tá John Duffy
Và cũng xin được trân trọng cảm tạ Nhà Thơ John Duffy

Trần Trung Tín – Ngày 30, tháng 7, 2022

Chương trình ABC News của Hoa Kỳ, ngày 07/7/2022, phỏng vấn Thiếu Tá John Duffy và Thiếu Tá Lê Văn Mễ, cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù.

Chú thích

  1. The Medal of Honor is the highest military decoration that may be awarded by the United States government. It is presented by the President of the United States, in the name of Congress, and is conferred only upon members of the United States Armed Forces who distinguish themselves through conspicuous gallantry and intrepidity at the risk of life above and beyond the call of duty: … https://valor.defense.gov/description-of-awards/
  2. Duffy has been nominated for the Pulitzer Prize and has published six books of poetry. Two of his poems were selected to be inscribed on monuments, and others appear in countless publications and anthologies. https://www.army.mil/medalofhonor/duffy/
  3. Bài thơ “The Forward Air Controller” của ông Duffy đã được khắc lên bia đá hoa cương (monument) tại Colorado Springs, Colorado, để tưởng niệm những thành viên đã hy sinh của Đơn vị Tiền phương Không thám (“The Forward Air Controller”).

    Forward Air Controller’s Memorial Monument, Colorado Springs, Colorado

    Trong buổi lễ khánh thành, ông được yêu cầu viết và đã đọc bài thơ “Forward Air Controller’s Requiem.” Kế đó là máy bay của Không quân, theo đội hình “Missing Man Formation,” bay ngang qua trên bầu trời để kết thúc buổi khánh thành..” Sau đó, bài thơ này được đúc lên bảng đồng và gắn thêm vào bia kỷ niệm.

  4. Web page của quyển The Battle for “Charlie”: https://epoetryworld.com/3/miscellaneous5.htm
  5. https://www.amazon.com/Battle-Charlie-John-J-Duffy/dp/1499683618/ref=sr_1_1?keywords=The+Battle+of+%22Charlie%22&qid=1657914060&sr=8-1
  6. https://epoetryworld.com/3/miscellaneous5.htm#Victory%20or%20Death
  7. Mùa Hè Đỏ Lửa là tên của quyển sách nổi tiếng của tác giả Phan Nhật Nam. Ấn bản đầu tiên phát hành vào năm 1973 tại Sài Gòn.
  8. Dedication

    To the men and officers of the 11th Vietnamese Airborne Battalion who still hold the ground on “Charlie” and their Commander, Colonel Nguyen Dinh Bao, who was killed in action leading his beloved paratroopers.

    To the gallant helicopter pilots who performed fearlessly in the battle and are all heroes.

    To the Forward Air Controller (FACs) who controled the attack bombers and the B-52 boxes.*

    To the survivors of the battle for “Charlie,” the toughest paratroopers that I’ve had the honor to serve with in battle.

    To LTC Le Van Me, the bravest officer I know and his equally gallant Operations Officer, Major Doan P. Hai.

    *Note: A “B-52 box” is three B-52s simultaneously releaing 108 bombs each (500 and 1,000 pound mix) for box destruction of approximately 1/2 to 1/3 kilometer.

  9. Silver Star Citation: Tuyên dương công trạng khi được Quân đội Hoa Kỳ tưởng thưởng huân chương Silver Star Medal.

    Phần tuyên dương công trạng của Thiếu Tá Lê Văn Mễ được trích ra từ chú thích, ở cuối bài thơ Warrior’s Gun của ông John Duffy. Trong bài thơ này, ông Duffy đã liệt kê ra các loại huân chương mà Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ đã tưởng thưởng cho Trung Tá Lê Văn Mễ.

  10. Danh sách 12 người đề nghị (recommendation) hoặc làm nhân chứng (witness) để chứng thực những hành động anh hùng của Thiếu Tá John Duffy, xứng đáng được Hoa Kỳ ân thưởng Medal Of Honor:

    1. Đại Tướng Frederick C. Weyand,  Tư lệnh cuối cùng của Quân đội Mỹ tại Việt Nam (1972-1973)

    2. Chuẩn Tướng George E. Wear – Làm Phó (Deputy) cho ông John Paul Vann, giám đốc (tương đương Thiếu Tướng) của Second Regional Assistance Group (SRAG) trong khu vực Quân đoàn II của VNCH vào tháng 4, 1972

    3. Trung Tá Peter Kama  – Sĩ quan cố vấn Lữ đoàn 2 Dù

    4. Trung Tá Lê Văn Mễ  – Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 11 Dù

    5. Thiếu Tá Terry A. Griswold  – Sĩ quan cố vấn phó Lữ đoàn 2 Dù

    6. Thiếu Tá Đoàn Phương Hải – Sĩ quan Ban 3 Tiểu đoàn 11 Dù

    7. Đại Tá William S. Reeder, Jr.  – Phi công chỉ huy trực thăng AH-1G Cobra, yểm trợ hỏa lực cho vùng Kontum

    8. CW4 Dan Jones (CW4=Chief Warrant Officer 4) – Dẫn đầu hai chiếc trực thăng tấn công AH-1G Cobra yểm trợ hỏa lực cho căn cứ Charlie

    9. Thiếu Tá Forrest B. Snyder, Jr. – Ngày 15/4/72, lúc đó là thiếu úy, phi công phụ/xạ thủ, cho 2 phi vụ yểm trợ hỏa lực cho căn cứ Charlie

    10. Trung Tá James M. Gibbs – Chỉ huy phi đội của 7/17 Air Cav Squadron, bay yểm trợ hỏa lực cho căn cứ Charlie

    11. CW4 Dennis Watson – Ngày 5/4/1972, được 21 tuổi, là Warrant Officer 1, phi công phụ cho Thiếu Tá Mike Gibbs

    12. Đại Úy Phan Nhật Nam  – Sĩ quan Báo chí, Bộ chỉ huy Biệt Động Quân (1971-1972);  Press Officer, Ranger Headquarters (1971-1972)

    Ghi chú thêm:  Các sĩ quan chỉ huy Tiểu đoàn 11 Dù trong trận Charlie và tác giả Mùa Hè Đỏ Lửa đều xuất thân từ Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam:

    • Nguyễn Đình Bảo:  Khóa 14 – Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
    • Lê Văn Mễ: Khóa 18 – Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
    • Đoàn Phương Hải: Khóa 19 – Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam
    • Phan Nhật Nam (tác giả Mùa Hè Đỏ Lửa): Khóa 18 – Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam

  11. Trích từ https://epoetryworld.com/3/miscellaneous11.htm:

    … The first Huey landed and took off with his load but Maj. Duffy did not board it. His intentions became immediately apparent. I have not doubt he expected the LZ to become very “hot.” Being the only American, he feared American pilots would be less likely to risk a hot LZ (Landing Zone) to extract Vietnamese rather than an American. He knew that as the Hueys continued to land the enemy would know the paths in and out and would be able to assemble them-selves accordingly. By remaining on the ground, Maj. Duffy, in effect, offered his life in exchange for those of his men. As the odds of losing a Huey increased, the odds of his own surival decreased.

23 Comments

  1. Phạm Tín An Ninh

    Xin cám ơn tác giả và GNCĐ đã cho đọc một bài viết hay, nhiều chi tiết giá trị và ý nghĩa. Cựu Th. Tá John Duffy xứng đáng là một anh hùng, một người bạn tốt rất đáng trân trọng của TĐ 11ND và củacả QLVNCH

    • editor

      Cám ơn anh Phạm Tín An Ninh đã đọc. Quả thực John Duffy là một con người quá đặc biệt, thưa anh.

      “I was doing my job.” Đó là lời phát biểu của ông Duffy trong cuộc phỏng vấn với ABC News ngày 07/7/22, về việc chiến đấu tại căn cứ Charlie. Chữ “job” của người Mỹ dùng trong nhiều trường hợp không còn mang ý nghĩa “công việc” mà đó là “nhiệm vụ được giao phó.” Khi rời VN, ông đã hoàn thành cái “job” mà quân đội Hoa Kỳ giao cho ông. Nhưng về lại Mỹ, có lẽ ông Duffy nhận thấy ông chưa hoàn thành được cái “job” mà lương tâm của ông đã phó thác nơi ông. Cái “job” đó là “Nói Lên Sự Thật.”

      Về đến Mỹ, chắc chắn ông Duffy đã tận mắt chứng kiến các quân nhân Mỹ chiến đấu tại VN trở về bị rẻ rúng, bị khinh miệt. Và khi quay nhìn lại các bạn đồng ngũ Việt Nam thì người tù tội, kẻ lang thang và câm nín, tại cả VN lẫn ngay tại Mỹ.

      Tôi chỉ dám dự đoán, có lẽ vì vậy ông Duffy tự thấy là ông còn cần phải hoàn thành cái “job” mà lương tâm của ông giao cho ông và ông vẫn còn chưa làm được. Cái job đó là “Nói Lên Sự Thật” từ những gì ông thực sự chứng kiến, thực sự đổ máu.

      Và ông Duffy đã chọn Thơ là phương tiện để nói lên những gì mà ông thấy: run sợ, hãi hùng, đạn bắn, bom rơi và ở đó mới chính là nơi nhận ra thực chất của “Con Người,” của chính mình.

      Việc ông Duffy đã “do a good job” trong việc xử sự tốt đẹp với bạn bè, với đồng ngũ là một điều gì quá cao đẹp. Và ông rất xứng đáng được xem như là một hiệp sĩ – với đúng nghĩa tốt đẹp của chữ này.

      Hơn thế nữa, tôi nghĩ ông Duffy rất là hạnh phúc khi đã làm tròn được cái job “Nói Lên Sự Thật.” Có lẽ ông Duffy đang là con người tự do hơn bao giờ hết vì đúng thực là: “The Truth Will Set You Free.” Good For Him!

      Vài hàng chia sẻ với anh. -TTTín

  2. Phạm Minh Hùng

    Chào Anh Trần Trung Tín,

    Cám ơn bài viết này của Anh cho tôi thấy lòng dũng cảm chiến đấu của người bạn đồng minh có một không hai John Dufy đã sát cánh với Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù tới giây phút cuối của cuộc lui binh không tan hàng trước áp lực của địch quân Bắc Việt.

    Tinh thần chiến đấu của chiến binh Dù là niềm hãnh diện của Quân Lực Việt nam Cộng Hòa. Họ là một trong những Lữ Đoàn trừ bị thiện chiến nhất trong Quân Đội lúc bấy giờ.

    Xin tri ân tất cả những người đã ở lại Charlie năm 1972 đã hy sinh vì Tổ Quốc

    Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam nơi đào tạo nhiều anh hùng trong cuộc chiến.
    Nếu chiến trận này còn kéo dài, trong Quân Sử chắc chắn sẽ vinh danh một Quân Trường có công huấn luyện nhiều người trai nước Việt đứng ra góp phần bảo vệ Tổ Quốc đem vinh dự, thanh danh về Trường Mẹ.

    Thành kính tri ân các anh hùng đi trước đã vì màu cờ sắc áo quyết xông pha sa trường

    • editor

      Cám ơn anh Phạm Minh Hùng,

      Trong sách báo của mình, thường khi đề cập đến chiến trận, đến tử thủ, có lẽ ít người muốn nhắc đến những nỗi sợ hãi, những sự kinh hoàng mà hơn ai hết người chiến binh ở tuyến đầu lửa đạn phải chịu đựng. John Duffy đã không ngần ngại “vẽ” lại đầy đủ những “khổ ải, đầy đọa” đó áp đặt lên một con người, dù đó là các chiến binh gan dạ và thiện chiến như các chiến sĩ Tiểu đoàn 11 Dù.

      Điều đó chứng tỏ là chiến binh của Tiểu đoàn 11 Dù, trước tiên là những con người bình thường, không phải là những thành phần cuồng tín, điên cuồng vì chủ nghĩa, vì giáo điều…

      Thơ của John Duffy có chỗ rất cảm động như khi ông ghi lại cái chết của những người lính trẻ bị phục kích và vì thiếu kinh nghiệm chiến trường cho nên lại càng dễ bị tử vong.

      Với tôi, điều đáng phục nhất nơi các vị trong Tiểu đoàn 11 Dù đã chiến đấu tại Charlie là dù mất mát đến hơn 90% quân số họ vẫn “còn nước, còn tát.” Vẫn đâu lưng vào nhau, che chở cho nhau cho đến giờ phút chót. Nên nhớ rằng, họ cũng biết sợ hãi và đau đớn như bao người bình thường khác. Và những người lính này cầm súng không phải để đem lại “vinh quang” cho một chủ nghĩa mà chỉ đơn giản là để bảo vệ quê hương của họ.

      Có lẽ bởi đó mà nhà Amazon (https://www.amazon.com/Battle-Charlie-John-J-Duffy/dp/1499683618) mới giới thiệu Tiểu đoàn 11 Dù như là “Spartans at Thermopylae in 480 BC” vì những người Spartans cũng chiến đấu để bảo vệ quê hương của họ trước một kẻ thù chiếm ưu thế tuyệt đối về quân số. Xin cám ơn anh. -TTTín

  3. Bùi Phạm Thành

    Bài viết rất hay, có giá trị lịch sử, cần được phổ biến rộng rãi để các thế hệ mai sau của người Việt Nam hiểu phần nào về cuộc chiến Quốc-cộng kéo dài hơn 20 năm ở miền nam Việt Nam, đồng thời ghi lại những chứng tích oai hùng, bi tráng, cũng như tình bạn tuyệt vời giữa quân nhân Mỹ và Nam Việt Nam, cùng chung vai chiến đấu chống lại sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt.

    • editor

      Cám ơn anh Bùi Phạm Thành đã giới thiệu bài viết lên các diễn đàn. Thực tình thì tôi cũng dốt, chỉ biết đến Thiếu Tá Duffy từ khoảng 72-73, và hoàn toàn không biết gì về Nhà Thơ Duffy cho đến khi đọc bài đăng trên Đặc San Lâm Viên (http://www.dslamvien.com/). Xin riêng cám ơn ĐSLV về việc giới thiệu thơ của ông Duffy.

      Về sự quan trọng của chữ nghĩa, tôi hoàn toàn đồng ý với anh về việc này. Đối với những sự việc đã xẩy ra, nếu không ghi xuống được và không lưu giữ được, thì lâu dần cũng sẽ bị tiêu hủy. Thành ra, tôi rất “tâm đắc” với câu “If you don’t write it down, it did not happen.” của Cliff Stoll đã được trích ghi trong phần đầu của bài viết.

      Xin cám ơn anh BPThành lần nữa đã “giới thiệu” nhà thơ Duffy. -TTTín

  4. George (Trac) Pham

    Beautiful, finest, and first-class. Perhaps this is one of the best writings that I have seen in awhile.

    Keep it up and give us more.

    • editor

      Thank you, Trac. I am losing a ton of (already “silver”!) hairs doing these articles, my friend. 😎 -TTTín

  5. Bill Tran

    Bài viết phải nói là quá hay ,cãm ơn Tác Giả đã ,giúp cho Thế Hệ Trẻ biết về những Chiến Tích của Cha Ông ,đã đổ biết bao Xương Máu để Bảo Vệ Miền Nam Thân Yêu .Nhất là những Người Bạn Đồng Minh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ,họ đã Hy Sinh cho Miền Nam Việt Nam ,chống lại bọn cs Miền Bắc .
    Xin Tri Ân tất cả các Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng những Người Bạn Đồng Minh ..

    • editor

      Cám ơn anh Bill Tran đã đọc và chia sẻ. -TTTín

  6. Lưu Xuân Phước K24

    Bài viết thật hay, thật giá trị và lời dịch cũng vô cùng sống động.

    • editor

      Xin cám ơn Niên Trưởng Lưu Xuân Phước K24. -TTTín K31

    • Binh Tran

      Một chuyện lịch sử bị hùng của QLVNCH . Xin mãi tri ân những ngườì đã nằm xuống và những người còn lại sau trận chiến Charlie để miền Nam có thêm những năm tháng tự do.

  7. Minh pho le

    Viết về TĐ II ND ,viết về Charlie mà không nhắc đến một chiến sĩ ND ngoại hạng Bs Tô Pham Liệu thật sự là một thiếu sót rất lớn . Đinh viết Trinh ,Trinh Con còn hay mất ?

    • editor

      Xin cám ơn anh Minh pho le đã có ý kiến phiền trách. Thực sự thì về Tiểu đoàn 11 và trận Charlie tôi không đủ hiểu biết về mọi chi tiết trong cả hai.

      Tập thơ của ông Duffy có hơn 60 bài, mà tôi chỉ chọn ra 20 bài tiêu biểu để gói ghém cho trọn ý trong một bài báo. Mà trong bài báo online này thì tôi không dám có tham vọng viết về mọi chi tiết của Tiểu đoàn 11 Dù và trận Charlie, vì những lý do khách quan như đã ghi bên trên.

      Ngoài 20 bài đã trích ra trong bài viết, trong tập thơ của ông Duffy còn có bài riêng nói đến BS Tô Phạm Liệu, đến cá nhân Thiếu Tá Mễ, đến Thiếu Tá Hải, đến Trung Úy Thịnh, đến các đơn vị không quân Mỹ yểm trợ, và rất nhiều chi tiết khác. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một bài báo thì tôi không thể gồm hết tất cả những chi tiết đó vào được vì sẽ quá dài đối với đa số độc giả bình thường.

      Để cho được thật đầy đủ các chi tiết về Tiểu đoàn 11 và trận Charlie thì có thể phải cần đến một quyển sách được biên soạn bởi người am tường về Tiểu đoàn 11 và trận Charlie. Mà trong cả hai điều kiện cần có đó, tôi không có được một. Thành ra tôi đành phải nhận sự phiền trách của anh về sự thiếu sót mà anh đã nêu ra. Và chỉ dám mong anh thông cảm. Kính anh. -Trần Trung Tín

  8. Đỗ Gia Tuyền

    Xin cảm ơn tác giả qua bài báo đã nói lên được sự chiến đấu dũng cảm và can trường của QLVNCH chống cuộc xâm lược của Cộng Sản từ phương Bắc.
    Sự quyết định ở lại đi chuyến bay đi tản cuối cùng của Thiếu Tá Duffy để chắc chắn các chiến sĩ Tiểu đoàn 11 Dù VNCH đều được bốc đi thực đáng kính phục. Không có tình đồng đội nào cao cả hơn. Quá xứng đáng được Medal of Honor.
    Tự do từ 1954 đến 1975 đã phải trả bằng máu của người Việt với sự trợ giúp của các người bạn Đồng Mình. Tôi và gia đình xin nhân dịp này được nói lời tri ân đến tất cả dù có quá muộn màng.

    • editor

      Xin cảm tạ anh Đỗ Gia Tuyền đã đọc và chia sẻ cảm nghĩ. -TTTín

  9. THẬT TUYỆT VỜI, VÔ CÙNG KHÂM PHỤC.
    VÔ VÀN THƯƠNG TIẾC CHIẾN HỮU NGUYỄN ĐÌNH BẢO.
    CÁM ƠN THIẾU TÁ JOHN J DUFFY, ĐÃ MỘT THỜI SÁT CÁNH BẢO VỆ VNCH.
    NHIỆT LIỆT TÁN THƯỞNG THÀNH TÍCH TUYÊN DƯƠNG OAI HÙNG.
    VÔ CÙNG XỨNG ĐÁNG ĐƯỢC TƯỞNG THƯỞNG HUY CHƯƠNG CAO QUÝ NHẤT

    • editor

      Xin cảm ơn Đại Tá NGÔ THANH TÙNG, Cựu Trung Đoàn Trưởng và các chiến sĩ của Trung đoàn 52 Biệt lập đã một thời cống hiến xương máu để bảo vệ Miền Nam Tự Do. Kính. -Trần Trung Tín

  10. Đinh công Đức

    Toi la Dinh cong Duc, mot nguoi Viet Quoc Gia ty nan Cong San dang song tai thanh pho Houston, tieu bang Texas, Hoa Ky. Toi chan thanh gui loi cam on tac gia va nguoi thong dich trong tran chien lich su . Cau chuyen nay da gop phan giup cho tat ca nguoi Viet o khap moi noi tren the gioi, va nhung the he tre mai sau hieu ro them ve cong on hy sinh cua tat ca cac anh chi em trong quan luc Viet nam Cong Hoa da gop phan chien dau bao ve cho mien Nam Vietnam .
    ” Anh khong chet dau anh ! ” ” To Quoc, Danh Du, Trach Nhiem ”
    Cac anh luon luon va mai mai song trong long nguoi Viet Quoc Gia o khap moi noi tren the gioi .
    Dinh cong Duc

    • editor

      Thưa anh Đinh công Đức, đúng như anh ghi, câu truyện thơ của tác giả John Duffy kể lại trận chiến tại Căn cứ Hỏa lực Charlie rất quan trọng.

      Nhà thơ John Duffy đã kể lại những gì Thiếu Tá John Duffy, cùng tham dự với Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù tử chiến tại Charlie, tận mắt chứng kiến. Sự chiến đấu anh dũng để bảo vệ miền Nam của Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù đã được kể lại bởi một chứng nhân, có thể nói là, khách quan nhất.

      Mà chứng nhân này – Thiếu Tá John Duffy – lại là một người được trọng thưởng huân chương cao quý nhất của Hoa Kỳ. Và câu truyện thực của ông đã được Bộ Lục quân Hoa Kỳ kỹ lưỡng đối chiếu và xét nghiệm với nhiều nhân chứng.

      Nhà Thơ Thiếu Tá John Duffy, mấy chục năm sau trận chiến tại Charlie, vẫn hết sức trọng vọng các chiến sĩ Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù, như qua lời của phần Dedication: “To the survivors of the battle for “Charlie,” the toughest paratroopers that I’ve had the honor to serve with in battle.”

      Những lời thơ của ông Duffy đã “vẽ” lại được hình ảnh chiến đấu hào hùng và bi tráng của Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù để bảo vệ quê hương.

      Qua Nhà Thơ Duffy, sự chiến đấu và hy sinh của Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù đã vượt ra khỏi biên giới của Việt Nam và đến với độc giả Hoa Kỳ, và độc giả khắp thế giới, những người đọc được tiếng Anh. Để những từng lớp độc giả này có thể thấy được sự thật của những người chiến đấu bảo vệ miền Nam, qua hình ảnh tiêu biểu của Tiểu đoàn 11 Nhẩy Dù.

      Và những sự thật đó cần phải được phát huy. -TTTín

  11. Ấu Tím

    Góp Nhặt Cát Đá không phải dễ anh Tín ha, anh đọc nhiều sách, nghiên cứu tìm tòi với cách viết chắc nịch đọc những bài tưởng chừng khô khan nhưng lôi cuốn! Có chồng đi lính nhất là lính bốn chữ Thủy Quân Lục Chiến, nên được nghe kể rất nhiều về các anh hùng mũ đỏ – mũ xanh trong chiến trận! Những tên tuổi anh nhắc đến tôi cũng đã từng được gặp và hỏi chuyện bao lần!

    Thuở các anh lăn lóc sống chết cùng đạn pháo những cô gái thành đô vẫn yêu kiều tha thướt với áo dài sách vở, nghe đến chiến tranh trên đài truyền hình số 9 như xem phim truyện chẳng để ý nhiều đến nó.

    Nay đọc những tâm huyết của anh ghi lại lịch sử đã qua một phần hai thế kỷ, gom góp bao điều chân thật không hoa mỹ thêm thắt tôn vinh cá nhân người kể, trân trọng biết bao nhiêu – cám ơn anh.

    • editor

      Cám ơn chị Ấu Tím đã nhắc đến chuyện “ghi lại lịch sử đã qua một phần hai thế kỷ.” Quả thực, việc hình thành bài viết trên cũng nằm trong mong ước rất khiêm nhường của tôi là góp được một phần nhỏ trong việc ghi lại một sự kiện lịch sử quan trọng liên quan đến sự chiến đấu của quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

      Chị Ấu Tím rất chính xác khi ghi ‘(bài viết) không hoa mỹ thêm thắt tôn vinh cá nhân người kể (hay viết)’. Theo thiển ý, viết mà cứ xảo ngôn vẽ vời những thứ không thật thì cũng tựa như đem mỡ bôi lên ngòi bút cho … trơn tuột! Và đó là điều tôi không làm.

      Thôi, tôi phải ngưng chuyện này. Viết ra, thì dễ làm… “mích lòng” thiên hạ. Mà không viết ra, thì coi bộ… “chicken,” không được can đảm như chị Ấu Tím. Thành ra cũng giống như anh lính thú lưu đồn thời xưa: Hữu thân, hữu khổ, phàn nàn cùng ai!😍 -TTTín

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *