Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: tu hành

Đôi Mắt Oedipus

Cuộc đời giống như ván bài. Lá bài chia cho bạn thì thuộc về số mạng; còn cách bạn chơi lá bài đó như thế nào thì thuộc về ý chí tự do.

Life is like a game of cards. The hand you are dealt is determinism; the way you play it is free will.

JAWAHARLAL NEHRU (1889–1964)

Trần Thi

Theo thần thoại cổ Hy Lạp, thành phố Thebes khi xưa được trị vì bởi King Laius và Queen Jocasta. Và con trai của hai vị này là Oedipus.

Tuy nhiên, ngay từ lúc Oedipus đang còn trong bụng mẹ, Vua Laius đã được lời tiên tri cho biết là đứa con trai sắp ra đời sẽ giết Vua trong mai hậu.

Vì vậy, khi Hoàng hậu Jocasta hạ sinh Oedipus, Vua Laius ra lệnh cho một người thuộc hạ chăn cừu đem Oedipus bỏ trên một vùng rừng núi xa xôi và để mặc cho chết ở đó.

Động lòng trắc ẩn thương cho đứa bé sơ sinh vô tội, người thuộc hạ của Vua Laius đã đem Oedipus đưa cho một người chăn cừu khác.

Và người chăn cừu này đem Oedipus dâng lên cho King Polybus và Queen Merope của thành phố Corinth làm con nuôi.

Continue reading

Trật Đường Rầy

Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet, 

Rudyard Kipling (1865-1936) ◆ The Ballad of East and West


3T

Ở trại tị nạn trên đảo của Indonesia gần hết năm 1982, thì tui đi định cư. Thời đó, tui có “kế hoạch” qua tới Mỹ là đi làm liền. Lên máy bay, nghe pilot dặn dò đủ thứ. Ráng hết sức, mới nghe được duy nhứt một câu: “Fasten your seat belts.” Nghe được có nhiêu đó thôi là thấy “kế hoạch” đi làm bị “trật đường rầy” mất tiêu rồi!

Bởi vậy, tới Mỹ phải tính lại. Lẹ lẹ lo kiếm đường đi học. Tuổi tui hồi đó cũng gần ba bó chớ ít gì. Ở Mỹ đụng tới cái gì cũng tiếng Anh. Mà tiếng Anh của tui giỏi dữ lắm! Có hai lớp ESL (English as a Second Language)—dành cho dân lạng quạng tiếng Anh—thì thi xếp lớp, tui đậu vô lớp chót.

Đi học ESL, tui ngán nhứt là màn viết essays (luận văn). Nói dóc bằng tiếng Việt, chắc tui cũng thuộc hàng… cao thủ! Nhưng tới hồi viết, bứt tóc tới sói đầu mà kiếm hoài cũng không ra chữ. Còn qua tới tiếng Anh, thì thua đẹp!

Continue reading

Chuyện Tu Hành

Trần Thi

Vào những năm đầu tiên của thời hậu “giải phóng,” khoảng 1979-80, khi chiến trường Tây Nam với Kampuchea lên cao điểm và quân Trung Cộng tràn qua biên giới phía Bắc Việt Nam, thì giới trai tráng trong Nam như lên cơn sốt.

Trong miền Nam, được “vinh hạnh trúng tuyển” nghĩa vụ quân sự, có muốn hay không thì cũng bị đẩy sang Kampuchea để “giải phóng” nước bạn, hoặc để chết như “bộ đội cách mạng” cuồng nhiệt muốn lấy thân mình “lấp lỗ châu mai” để xây dựng thành trì xã hội chủ nghĩa.

Còn từ phương Bắc, thì mối họa truyền kiếp “bá quyền sô vanh nước lớn (chauvinism)” thuộc nhà Đại Hán và người anh em cộng sản Việt Nam “môi hở răng lạnh” “núi liền núi, sông liền sông” đang xâu xé tàn sát lẫn nhau.

Bên nào thắng thì người dân Việt Nam cũng đều chết dở, sống dở!

Continue reading