Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Truyền Thông Thiên Tả Tại Mỹ

If you tell the truth, you don’t have to remember anything.

Mark Twain

Vào ngày 09/4/2024, bài báo I’ve Been at NPR for 25 Years. Here’s How We Lost America’s Trust.1 của Uri Berliner, một senior bussiness editor cho NPR, đăng trên The Free Press đã làm nhiều giới truyền thông Hoa Kỳ kinh ngạc.

NPR = National Public Radio là một tổ chức truyền thông (media organization), được thành lập bởi một đạo luật năm 1967 của Quốc hội Hoa Kỳ.  NPR có một hệ thống với hơn 1,000 đài phát thanh công cộng phát sóng trên toàn nước Mỹ. 

Có thể nói, từ thời Tổng thống Obama đến nay, Hoa Kỳ đã bị khuấy động mạnh qua nhiều hình thái của một Culture War2—Chiến tranh Văn hóa.

Qua bài báo của Uri Berliner, được chuyển sang Việt ngữ dưới đây, quý bạn đọc có thể hiểu được phần nào suy nghĩ và hành động của giới truyền thông thiên tả, liên quan đến cuộc “Chiến tranh Văn hóa” nói trên.

Trong bài chuyển ngữ, ở những nơi mà nội dung có tính cách “nhạy cảm,” thì bên cạnh phần Việt ngữ sẽ có phần tương ứng trong Anh ngữ.  Như vậy, quý vị có thể dễ dàng đối chiếu và lượng định sự xác thực của phần chuyển ngữ.

Ngoài ra, người dịch xin được cung cấp thêm phần Phụ Chú, sơ lược về một vài điều như: Liberal và Progressive, Equality và Equity, DEI…  Tương tự, phần Chú Thích được cung cấp bởi người dịch – không phải của tác giả Uri Berliner. 

Riêng về NPR, ngày 16/4/2024, NPR thông báo quyết định ngưng chức Uri Berliner trong 5 ngày không trả lương (five-day suspension without pay)3.

I eagerly voted against Trump twice but felt we were obliged to cover him fairly.

Tôi đã hăng hái bỏ phiếu chống Trump hai lần nhưng cảm thấy chúng tôi có nhiệm vụ phải loan tin về ông một cách công bằng.

Uri Berliner; NPR

Bạn biết thành kiến về người nghe NPR rồi đó: lái xe điện, chơi ô chữ, dân ưu tú tại vùng bờ biển (coastal elite)4 chuộng mang túi xách. Điều này mô tả tôi không được chính xác lắm, nhưng cũng không quá sai. Tôi học tại Sarah Lawrence5, được nuôi dưỡng bởi bà mẹ là một nhà chuyên vận động cho hòa bình đồng tính nữ (lesbian peace activist mother), tôi lái chiếc Subaru, và Spotify nói rằng thói quen nghe nhạc của tôi gần giống như dân Berkeley6.

Tôi vừa vặn khít vô cái khuôn NPR. Tôi công nhận chuyện đó là đúng.

Vì vậy, từ khi làm ở đây 25 năm trước, tôi không bao giờ quay lại hối tiếc. Là biên tập viên thâm niên về kinh doanh, nơi tin tức luôn luôn nóng sốt, chúng tôi loan tin về những đột biến trong chỗ làm, giá cả tại siêu thị, mạng xã hội và AI.

Quả đúng là NPR luôn luôn nghiêng về phía có ý tưởng tự do (liberal bent), nhưng suốt thời kỳ tôi làm việc ở đây, vẫn thể hiện một truyền thống phóng khoáng, tò mò. Chúng tôi là dân “cuồng chữ” (nerdy), nhưng không máy móc (knee-jerk), hoạt động tranh đấu (activist) hoặc la mắng.

Nhưng, những năm gần đây, điều đó đã thay đổi. Ngày nay, những người nghe NPR hoặc đọc tin tức trực tuyến của nó sẽ tìm thấy một điều gì đó khác lạ: đó là một thế giới quan chắt lọc của một thành phần rất nhỏ của dân số Hoa Kỳ.

Nếu là người bảo thủ, đọc đến đây bạn sẽ nói, thì từ trước đến nay vẫn luôn thế.

Nhưng không phải vẫn luôn là như thế.

Nhiều thập niên, từ khi thành lập NPR năm 1970, cả một vùng lớn rộng của Mỹ đã mở NPR để đón nhận tin tức khả tín và những mảng âm thanh tuyệt diệu với tiếng chim hót ở Amazon. Cả triệu người đến với chúng tôi qua những cuộc đối thoại đã cho chúng tôi tiếp cận với những tiếng nói trên khắp đất nước và thế giới, hoàn toàn khác với những gì của chúng tôi—đúng nghĩa là cùng tham dự vì những đối thoại đó không rào đón thủ thế và không tiên liệu được. Không có hình ảnh nào đem đến niềm hãnh diện cho NPR hơn là hình ảnh của người nông dân đang nghe chương trình Morning Edition từ xe máy kéo của họ lúc rạng đông.

Lùi lại 2011, dù thính giả NPR hơi thiên tả một ít, nhưng nhìn chung vẫn mang một nét giống nước Mỹ. Hai mươi sáu phần trăm (26%) thính giả tự mô tả là bảo thủ (conservative), 23% đứng giữa (middle of the road) và 37% tự do (liberal).

Đến 2023, bức tranh đã hoàn toàn khác: chỉ 11% mô tả họ là người rất hoặc hơi bảo thủ, 21% là đứng giữa, và 67% người nghe cho biết họ rất hoặc hơi tự do. Chúng tôi không chỉ mất đi những người bảo thủ; chúng tôi cũng đang mất đi những người ôn hòa và những người tự do truyền thống (traditional liberals).

Tinh thần cởi mở không còn hiện hữu trong NPR và hiện nay, có thể tiên đoán được, chúng tôi không có lớp thính giả phản ánh được nước Mỹ.

Đó sẽ không là vấn đề cho một hãng chuyên khai thác tin gây tranh luận phục vụ lớp khán giả riêng biệt Nhưng với NPR, nơi có ý định cân nhắc mọi thứ, thì điều đó đang tàn phá NPR cả mặt báo chí lẫn mô hình kinh doanh.

That wouldn’t be a problem for an openly polemical news outlet serving a niche audience. But for NPR, which purports to consider all things, it’s devastating both for its journalism and its business model. 

Giống như nhiều điều không may, cuộc vận động dâng cao cùng lúc với sự cất cánh của Donald Trump. Như trong các tòa soạn khác, sự đắc cử của ông năm 2016 đã được NPR chào đón bằng một pha trộn của chối bỏ, tức giận và tuyệt vọng. (Ghi chú, tôi đã hăng hái bỏ phiếu chống Trump hai lần nhưng cảm thấy chúng tôi có nhiệm vụ phải loan tin về ông một cách công bằng.)

Nhưng bắt đầu từ những loan tin cứng cỏi, thẳng thừng về ông tổng thống hung hãn, không thành thực đã đổi hướng sang những nỗ lực để gây tổn hại hay lật đổ tổng thống Trump. 

But what began as tough, straightforward coverage of a belligerent, truth-impaired president veered toward efforts to damage or topple Trump’s presidency.

Những tin đồn dai dẳng rằng ban vận động tranh cử của Trump thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử đã thành miếng mồi ngon lèo lái việc tường trình. Tại NPR, chúng tôi đã bám theo đuôi nhân vật đối nghịch nổi bật nhất của Trump, Dân biểu Adam Schiff.

Persistent rumors that the Trump campaign colluded with Russia over the election became the catnip that drove reporting. At NPR, we hitched our wagon to Trump’s most visible antagonist, Representative Adam Schiff. 

Schiff, đảng viên Đảng Dân chủ đứng đầu Ủy ban Tình báo Hạ viện, đã trở thành bàn tay chỉ dẫn, nguồn cảm hứng bất tận (ever-present muse) của NPR. Theo ghi nhận của tôi, những người trách nhiệm chương trình của NPR đã phỏng vấn Schiff 25 lần về Trump và Nga. Trong nhiều cuộc hội luận đó, Schiff ám chỉ đến điều có vẻ như là bằng chứng của sự thông đồng (alluded to purported evidence of collusion). Luận điểm của Schiff trở thành tiếng trống dẫn đường cho các bản tin của NPR.

Nhưng đến khi phúc trình của Mueller không tìm ra được bằng chứng khả tín của sự thông đồng, thì phần loan tin của NPR rõ rệt là thưa thớt (notably sparse). Vụ Russiagate lặng lẽ mờ nhạt lùi ra khỏi chương trình của chúng tôi.

Làm hỏng một tin hệ trọng là một việc. Không may, điều đó xảy ra. Bạn theo dấu vết sai lạc, bạn bị những nơi tín cẩn phỉnh gạt, bạn để cảm xúc chi phối trong câu chuyện và các mảnh vụn của bằng chứng gián tiếp không bao giờ làm thành chứng cớ. Làm hỏng một tin hệ trọng thì tệ hại.

It is one thing to swing and miss on a major story. Unfortunately, it happens. You follow the wrong leads, you get misled by sources you trusted, you’re emotionally invested in a narrative, and bits of circumstantial evidence never add up. It’s bad to blow a big story. 

Tệ hại hơn nữa là giả vờ xem như chuyện đó chưa bao giờ xảy ra, tiếp tục sống như thể mình không lỗi lầm gì hết, không tự soi rọi lại chính mình. Đặc biệt là khi bạn mong đợi sự minh bạch ở những chuẩn mực cao từ các nhân vật của công chúng và các định chế công cộng (public figures and institutions), nhưng chính bạn lại không tự hành xử theo những chuẩn mực đó. Đó chính là điều làm mất sự tin tưởng và tạo ra sự hoài nghi về giới truyền thông.

Vụ Russiagate này không phải chỉ là sai lầm duy nhất của NPR.

Tháng 10, 2020, tờ New York Post đã đăng một bài báo gây chấn động về chiếc laptop mà Hunter Biden đã bỏ lại nơi cửa hàng bán computer ở Delaware, bên trong chứa đựng những emails về những giao dịch kinh doanh nhơ bẩn của anh ta. Khi chỉ còn vài tuần là đến cuộc bầu cử, NPR đã nhắm mắt làm ngơ. Đây là cách mà vị tổng thư ký toà soạn lo về tin tức của NPR vào thời điểm đó giải thích suy nghĩ: “Chúng ta không muốn phí thời giờ của mình vào những tin không thực sự là tin và chúng ta không muốn làm phí thời giờ của người nghe và người đọc vào những nguồn tin mà chỉ là những xao lãng thuần túy.”

Nhưng đó không phải là một sự xao lãng thuần túy, hoặc một sản phẩm thông tin ngụy tạo của Nga, như cả tá giới chức tình báo, cựu cũng như kim, đã gợi ý. Chiếc laptop đó thuộc về Hunter Biden. Nội dung của nó tiết lộ mối liên hệ của anh ta với thế giới tham nhũng hối mại quyền thế đến nhiều triệu đô la và những tác hại gián tiếp có thể gây ra cho cha của anh ta.

But it wasn’t a pure distraction, or a product of Russian disinformation, as dozens of former and current intelligence officials suggested. The laptop did belong to Hunter Biden. Its contents revealed his connection to the corrupt world of multimillion-dollar influence peddling and its possible implications for his father.

Rất đáng đưa tin chiếc laptop. Nhưng bản năng bất biến của giới báo chí trong việc truy theo dấu vết hàng đầu của nguồn tin nóng hổi bị bóp nghẹn. Suốt buổi họp với các đồng nghiệp, tôi nghe một trong những nhà báo xuất sắc nhất và có đầu óc công bằng nhất của NPR nói đó là điều tốt chúng ta không theo đuổi nguồn tin về chiếc laptop bởi vì nó có thể giúp Trump.

The laptop was newsworthy. But the timeless journalistic instinct of following a hot story lead was being squelched. During a meeting with colleagues, I listened as one of NPR’s best and most fair-minded journalists said it was good we weren’t following the laptop story because it could help Trump.

Khoảng một năm rưỡi sau đó, khi những dữ kiện quan yếu của bài báo đăng trên tờ Post được xác nhận và các email được chứng thực một cách độc lập, thì chúng tôi đã có thể nhận lỗi về sự phán đoán sai lầm của mình. Nhưng, giống như vụ thông đồng với Nga, chúng tôi đã không quyết định chọn sự minh bạch. (But, like Russia collusion, we didn’t make the hard choice of transparency.) 

Chính trị cũng xâm nhập vào phần loan tin về Covid của NPR, nổi bật nhất trong phần phúc trình về nguồn gốc của đại dịch. Một trong những khía cạnh thảm hại nhất của giới báo chí về Covid là đã nhanh chóng mặc nhiên xem đó là những kết cấu thuộc về ý thức hệ (ideological story lines). Ví dụ: có phe Team Natural Origin—ủng hộ giả thuyết cho rằng virus này xuất phát từ một chợ thú vật hoang dã ở Vũ Hán, Trung Quốc. Còn phía bên kia, phe Team Lab Leak, lại nghiêng về ý tưởng cho rằng virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.

Giả thuyết phòng thí nghiệm bị rò rỉ xuất hiện thì gần như lập tức gặp phải sự đối xử thô bạo, bị bác bỏ vì bị xem là phân biệt chủng tộc hoặc là lý thuyết âm mưu của hữu phái (dismissed as racist or a right-wing conspiracy theory). Anthony Fauci và cựu giám đốc NIH Francis Collins, đại diện cho giới quyền thế trong lãnh vực y tế công cộng (representing the public health establishment), là những người chỉ trích nổi bật nhất. Và như vậy là quá đủ cho NPR. Chúng tôi trở thành những thành viên nhiệt thành của phe Team Natural Origin, thậm chí còn tuyên bố rằng vụ rò rỉ từ phòng thí nghiệm đã bị các khoa học gia phanh phui.

Nhưng điều đó không đúng.

Đầu tiên khi có tin về một loại virus bí ẩn ở Vũ Hán, một số nhà virus học hàng đầu lập tức nghi ngờ virus có thể bị rò rỉ từ phòng lab nơi thí nghiệm coronaviruses của dơi. Đó là tháng 1, 2020, trong những lúc khá yên tĩnh trước khi đại dịch toàn cầu được công bố, và trước khi nỗi sợ hãi lan rộng và chính trị xâm nhập.

Phúc trình về việc phòng thí nghiệm có thể bị rò rỉ chẳng bao lâu đã gây nên chia rẽ. Fauci và Collins hiển nhiên khuyến khích ấn bản tháng Ba trên tạp chí khoa học có ảnh hưởng với tựa đề “The Proximal Origin of SARS-CoV-2 (Nguồn gốc lân cận của SARS-CoV-2)”. Các tác giả của bài viết ghi rằng họ không tin “bất kỳ cảnh huống nào có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm là hợp lý.” (Its authors wrote they didn’t believe “any type of laboratory-based scenario is plausible.” )

Nhưng giả thuyết rò rỉ nơi phòng thí nghiệm đã không chết. Và cũng hiểu được điều đó. Trong chốn riêng tư, ngay cả vài khoa học gia viết bài bác bỏ giả thuyết đó cũng có vẻ đã có ý kiến khác. Một trong những tác giả, Andrew Rambaut, là nhà sinh vật học tiến hóa từ Đại học Edinburgh, viết cho các đồng nghiệp, “Tôi đúng thực là xoay chuyển từng ngày suy nghĩ về việc virus thoát khỏi phòng thí nghiệm hay tự nhiên.” (“I literally swivel day by day thinking it is a lab escape or natural.”)

Suốt thời gian đại dịch, một số nhà báo chuyên điều tra đã đưa ra các trường hợp có tính thuyết phục, nếu không muốn nói là có tính xác định, về vụ phòng thí nghiệm rò rỉ. Nhưng tại NPR, chúng tôi không có ý chuyển đổi hay ngay cả nhón chân rón rén bước ra khỏi sự khăng khăng ủng hộ câu chuyện về nguồn gốc tự nhiên. Chúng tôi không chút lay chuyển khi Bộ Năng lượng—cơ quan liên bang với chuyên môn cao nhất về phòng thí nghiệm và nghiên cứu sinh học—kết luận, dù với độ tin cậy thấp, việc phòng thí nghiệm rò rỉ là giải thích có thể có cho sự xuất hiện của virus.

Thay vào đó, chúng tôi bắt đầu loan tin về quá trình đó vào ngày 28 tháng 2, 2023, bằng cách tự tin tuyên bố rằng “bằng chứng khoa học gần như hoàn toàn chỉ tới một nguồn gốc tự nhiên cho virus.” (“the scientific evidence overwhelmingly points to a natural origin for the virus.”) 

Khi một đồng nghiệp lo về phần vụ khoa học của chúng tôi được hỏi tại sao họ lại bác bỏ giả thuyết phòng thí nghiệm bị rò rỉ đến vậy, thì câu trả lời thật kỳ quặc. Người đồng nghiệp này so sánh điều đó với lập luận vô căn cứ của chính quyền Bush rằng Iraq sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt, hiển nhiên có ý muốn nói là chúng ta không để bị lừa lần nữa. Nhưng hai biến cố này hoàn toàn không hề có chút gì liên quan với nhau hết. Một lần nữa, chính trị đã làm hoen ố sự tò mò và độc lập mà đáng lẽ ra phải là những điều thúc đẩy công việc của chúng tôi.

Uri Berliner gần nhà ông ta tại Washington, D.C.,- Ngày 5/4/2024. (Photo by Pete Kiehart for The Free Press)

Tôi đưa ra ba thí dụ của những nguồn tin được theo dõi sâu rộng là nơi mà tôi tin rằng chúng tôi đã mất phương hướng (faltered). Tin do chúng tôi loan ra thuộc về tài sản chung của công chúng (public domain). Ai cũng có thể đọc hoặc nghe và lấy ra nhận định riêng của mình. Nhưng để thực sự hiểu được tinh thần báo chí độc lập bị thiệt hại như thế nào tại NPR, thì bạn cần bước vào bên trong tổ chức này.

Bạn cần bắt đầu với ông cựu CEO John Lansing. Bắt đầu làm tại NPR năm 2019, Lansing đến từ cơ quan được liên bang tài trợ để giám sát đài Voice of America. Như những người khác giữ chức vụ cao nhất tại NPR, ông ta được nhận vào làm chính yếu là để quyên tiền và giữ gìn tốt đẹp mối quan hệ làm việc với hàng trăm đài thành viên đặt mua chương trình phát thanh của NPR.

Sau khi làm việc hầu hết là ở sau hậu trường, Lansing trở thành một nhân vật nổi tiếng và mạnh mẽ hơn sau cái chết của George Floyd vào tháng 5, 2020. Đó là khoảng thời gian đầy khổ ải trong tòa soạn, cả mặt cá nhân và nghề nghiệp cho nhân viên NPR. Vụ sát nhân giết chết Floyd, được thu vào video, đã thay đổi cả cuộc đối thoại và hoạt động hàng ngày tại NPR.

Với cái chết của Floyd, có thể đó là thời điểm lý tưởng để đương đầu với câu hỏi khó: Có phải nước Mỹ, như các nhà hoạt động cấp tiến tuyên bố, bị vây hãm bởi nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống trong thập niên 2020s—trong việc thực thi pháp luật, giáo dục, nhà ở và nơi khác? Chúng ta có một công cụ đắc lực để trả lời những câu hỏi như vậy: báo chí. Loại báo chí để bằng chứng đi trước dẫn đường.

Given the circumstances of Floyd’s death, it would have been an ideal moment to tackle a difficult question: Is America, as progressive activists claim, beset by systemic racism in the 2020s—in law enforcement, education, housing, and elsewhere? We happen to have a very powerful tool for answering such questions: journalism. Journalism that lets evidence lead the way.

Nhưng thông điệp từ bên trên lại rất khác. Sự ruỗng nát của Mỹ (America’s infestation) với nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống được công bố rất rõ ràng: đó là một thực thể hiển nhiên (it was a given). Nhiệm vụ của chúng tôi là thay đổi nó.

“Đến lúc nhận diện và chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc có hệ thống,” Lansing viết trong bài phổ biến nội bộ, “chúng ta có thể là tác nhân của thay đổi. Lắng nghe và suy nghiệm là điều cần nhưng chưa đủ. Những điều đó phải được theo sau bằng những bước tiến xây dựng và có ý nghĩa. Tôi buộc tôi chịu trách nhiệm về việc này.”

“When it comes to identifying and ending systemic racism,” Lansing wrote in a companywide article, “we can be agents of change. Listening and deep reflection are necessary but not enough. They must be followed by constructive and meaningful steps forward. I will hold myself accountable for this.”

Và chúng tôi được bảo rằng chính NPR là một phần của vấn nạn đó. Trong ngôn ngữ xưng tội, ông nói rằng các nhà lãnh đạo truyền thông đại chúng, “bắt đầu với tôiphải ý thức về việc chính chúng ta hưởng lợi như thế nào từ đặc quyền da trắng trong sự nghiệp của mình. Chúng ta phải hiểu cái thành kiến trong vô thức chúng ta mang đến cho công việc và sự tương tác của mình. Và chúng ta phải tự cam kếtthể xác và tâm hồnthực hiện những thay đổi sâu sắc trong chính bản thân và định chế của chúng ta.”

And we were told that NPR itself was part of the problem. In confessional language he said the leaders of public media, “starting with me—must be aware of how we ourselves have benefited from white privilege in our careers. We must understand the unconscious bias we bring to our work and interactions. And we must commit ourselves—body and soul—to profound changes in ourselves and our institutions.”

Ông tuyên bố rằng sự đa dạng—nơi nhân viên và trong thính giả của chúng tôi—là sứ mệnh ưu tiên, “Sao Bắc Đẩu” của tổ chức. Những cụm từ như “đó là một phần của Sao Bắc Đẩu” trở thành một phần của các buổi họp và đối thoại thông thường.

Chủng tộc và bản sắc (race and identity) trở nên tối cao trong gần như mọi khía cạnh của nơi làm việc. Các nhà báo buộc phải hỏi người được phỏng vấn về chủng tộc, giới tính và sắc tộc (ethnicity) của họ (cùng các câu hỏi khác) và phải đem thông tin đó nhập vào hệ thống kiểm soát trung ương (a centralized tracking system). Chúng tôi phải tham dự các buổi huấn luyện về thành kiến vô thức. Thành phần nhân sự mở rộng của nhóm DEI7 đưa ra các buổi họp thông thường kêu gọi chúng tôi “bắt đầu nói về chủng tộc”. Các cuộc đối thoại hàng tháng được tổ chức cho “phụ nữ da màu” và “đàn ông da màu”. Bao gồm cả những người da màu không phải nam hay nữ (nonbinary people).

Những kế hoạch toàn diện này, được hỗ trợ bởi ngân khoản 1 triệu mỹ kim từ NPR Foundation, từ ban quản lý, từ trên đi xuống. Chính yếu là ở mặt văn hóa, những kế hoạch đó đồng bộ với những gì diễn ra ở cấp cơ sở—giữa các nhà sản xuất, phóng viên và nhân viên khác. Rõ rệt nhất là con số gia tăng của những nhóm nhân viên có cùng đặc điểm chung8 (hoặc đồng cảm – affinity) căn cứ theo bản sắc.

Những nhóm đó bao gồm MGIPOC (chương trình chỉ dẫn cho người có giới tính bị xem thường và Người da màu có giới tính không nam không nữ); Mi Gente (nhân viên gốc Latinx tại NPR); NPR Noir (nhân viên da đen tại NPR); Người Tây Nam Á và Bắc Phi tại NPR; Ummah (nhân viên theo Hồi giáo); Phụ nữ, Giới tính mở rộng; và Người chuyển giới trong công nghệ truyền thông đại chúng; Khevre (di sản và văn hóa Do Thái tại NPR); và NPR Pride (nhân viên LGBTQIA tại NPR).

They included MGIPOC (Marginalized Genders and Intersex People of Color mentorship program); Mi Gente (Latinx employees at NPR); NPR Noir (black employees at NPR); Southwest Asians and North Africans at NPR; Ummah (for Muslim-identifying employees); Women, Gender-Expansive, and Transgender People in Technology Throughout Public Media; Khevre (Jewish heritage and culture at NPR); and NPR Pride (LGBTQIA employees at NPR).

Tất cả điều này phản ánh một phong trào rộng lớn hơn trong văn hóa của những người cùng họp lại theo ý thức hệ hoặc đặc điểm lúc sinh ra (characteristic of birth). Nếu, như trang web nội bộ của NPR gợi ý, các nhóm này chỉ đơn giản là “cách rất hay để gặp gỡ những đồng nghiệp có cùng chí hướng” và “giúp nhân viên mới cảm thấy được hội nhập,” thì đó là một chuyện.

Nhưng vai trò và thế đứng của các nhóm đồng cảm, gồm cả những nhóm ngoài NPR, thì nhiều hơn thế. Họ trở thành ưu tiên cho công đoàn của NPR, SAG-AFTRA—một tiết mục trong việc thương lượng tập thể về lương bổng và quyền lợi nhân viên (collective bargaining). Hợp đồng hiện hành, trong khoản về DEI, buộc ban quản lý NPR phải “thường xuyên cập nhật các chỉ dẫn nhận từ các nhóm báo chí đồng cảm về ngôn ngữ và phong cách đương thời” và báo cho nhân viên nếu ngôn ngữ khác với đặc lệnh (diktats) của các nhóm đó. Trong trường hợp như vậy, tranh chấp có thể ra trước Ủy ban Trách nhiệm DEI (DEI Accountability Committee).

Thực chất, có nghĩa là công đoàn của NPR, mà tôi là thành viên đóng hội phí, bảo đảm cho các nhóm vận động ngồi vào bàn quyết định các thuật ngữ và ngữ vựng của phần chúng tôi loan tin.

In essence, this means the NPR union, of which I am a dues-paying member, has ensured that advocacy groups are given a seat at the table in determining the terms and vocabulary of our news coverage. 

Mâu thuẫn giữa nhân viên và cấp trên, giữa lao động và quản lý, vẫn thường thấy ở chỗ làm. NPR cũng gặp những chuyện đó. Nhưng đáng lưu ý là mức độ mà nhân viên các cấp của NPR đã thoải mái họp lại thành một khối chung quanh thế giới quan cấp tiến.

Conflicts between workers and bosses, between labor and management, are common in workplaces. NPR has had its share. But what’s notable is the extent to which people at every level of NPR have comfortably coalesced around the progressive worldview. 

Và tôi tin rằng, đây là sự phát triển tai hại nhất đang diễn ra tại NPR: sự vắng mặt của quan điểm đa dạng.

And this, I believe, is the most damaging development at NPR: the absence of viewpoint diversity.

There’s an unspoken consensus about the stories we should pursue and how they should be framed. It’s frictionless—one story after another about instances of supposed racism, transphobia, signs of the climate apocalypse, Israel doing something bad, and the dire threat of Republican policies. It’s almost like an assembly line.

Uri Berliner,

Có một thoả thuận bất thành văn về những tin chúng tôi nên theo đuổi và nên gói ghém chúng như thế nào. Phải trơn tru—tin này theo sau tin khác về các điều được xem là phân biệt chủng tộc, chứng sợ chuyển giới, các dấu hiệu tận thế vì khí hậu, Do Thái làm chuyện tệ hại gì đó, và mối đe dọa nghiêm trọng của các chính sách của Đảng Cộng hòa. Gần giống một hệ thống dây chuyền lắp ráp.

There’s an unspoken consensus about the stories we should pursue and how they should be framed. It’s frictionless—one story after another about instances of supposed racism, transphobia, signs of the climate apocalypse, Israel doing something bad, and the dire threat of Republican policies. It’s almost like an assembly line.

Định kiến chỉ đạo những chọn lựa ngôn ngữ. Trong tài liệu Hướng dẫn Loan tin về Chuyển giới của NPR—do ban quản lý tin tức phân phối—chúng tôi được yêu cầu tránh dùng từ ngữ biological sex9. (Tập hướng dẫn biên tập được soạn thảo với sự trợ giúp của một cựu nhân viên của Trung tâm Quốc gia cho Bình đẳng Chuyển giới.) Định kiến sản sinh ra những câu chuyện quái đản—về vấn đề chủng tộc nơi ban nhạc The Beatlestên các loài chim, và những thứ chia rẽ đáng ngại khác; biện minh cho việc hôi của, với những tuyên bố xem những sợ hãi về tội phạm là phân biệt chủng tộc; và gợi ý rằng những người Mỹ gốc Á châu phản đối chính sách affirmative action10 vì họ bị khiển dụng bởi những thành phần bảo thủ da trắng.

The mindset prevails in choices about language. In a document called NPR Transgender Coverage Guidance—disseminated by news management—we’re asked to avoid the term biological sex. (The editorial guidance was prepared with the help of a former staffer of the National Center for Transgender Equality.) The mindset animates bizarre stories—on how The Beatles and bird names are racially problematic, and others that are alarmingly divisive; justifying looting, with claims that fears about crime are racist; and suggesting that Asian Americans who oppose affirmative action have been manipulated by white conservatives.

Vừa mới đây, chúng ta đến gần chiến tranh Israel-Hamas và sự tràn lan của nó trên đường phố và khuôn viên đại học qua những lăng kính “giao thoa” nhẩy từ phòng giải lao trường đại học sang toà soạn. Kẻ áp bức với người bị áp bức. Điều đó có nghĩa là làm nổi bật sự đau khổ của người Palestine ở hầu hết mọi khía cạnh trong khi hạ thấp sự tàn bạo của ngày 7 tháng 10, không màng đến việc Hamas cố ý đặt thường dân người Palestine vào nguy hiểm và xem nhẹ sự bùng nổ của sự thù ghét bài Do Thái trên khắp thế giới.

More recently, we have approached the Israel-Hamas war and its spillover onto streets and campuses through the “intersectional” lens that has jumped from the faculty lounge to newsrooms. Oppressor versus oppressed. That’s meant highlighting the suffering of Palestinians at almost every turn while downplaying the atrocities of October 7, overlooking how Hamas intentionally puts Palestinian civilians in peril, and giving little weight to the explosion of antisemitic hate around the world. 

Gần như toàn bộ sự nghiệp của tôi, làm việc tại NPR đã là nguồn hãnh diện lớn lao. Được làm trong tòa soạn của một viên ngọc quý của nền báo chí Mỹ là một đặc quyền. Các đồng nghiệp của tôi đều thân thiện và chăm chỉ.

Tôi không thể đếm hết được bao nhiêu lần tôi gặp người nào đó, mô tả việc tôi làm và họ nói, “Tôi yêu thích NPR!”

Và họ không dừng lại tại đó. Họ đề cập đến người dẫn chương trình mà họ yêu thích hoặc nói đến một trong những “khoảnh khắc lái xe” (“driveway moments”) nghe được câu chuyện hấp dẫn đến độ phải ngồi lại trong xe để nghe cho hết.

Điều đó vẫn xảy ra, nhưng thường thì hiện giờ hướng tới của câu chuyện lại khác. Sau phần mở đầu “Tôi yêu thích NPR,” có chút ngập ngừng và người đó thừa nhận, “Tôi không nghe nhiều như trước đây nữa”. Hoặc, với chút thất vọng: “Chuyện gì đang xảy ra ở đó vậy? Tại sao NPR lại bảo tôi phải nghĩ như thế?” (Why is NPR telling me what to think?”)

Những năm gần đây, tôi đã vật vã để trả lời câu hỏi đó. Lo ngại sự thiếu vắng quan điểm đa dạng, tôi đã nhìn vào con số mà nhân viên toà soạn của chúng tôi đăng ký bầu cử. Tại D.C., nơi NPR đặt trụ sở chính và là nơi nhiều người trong chúng tôi sinh sống, tôi tìm được 87 người ghi danh là đảng viên Đảng Dân chủ làm ở các vị trí biên tập và không có đảng viên Đảng Cộng hòa. Hoàn toàn không.

Đến ngày 3 tháng 5, 2021, tôi trình ra những con số này tại buổi họp toàn ban biên tập. Khi tôi gợi ý rằng chúng tôi có vấn đề về tính đa dạng với con số 87 đảng viên Đảng Dân chủ và zero đảng viên Đảng Cộng hòa, thì không gặp phản ứng thù địch nào. Có điều còn tệ hơn thế nữa. Điều tôi đưa ra gặp phải sự thờ ơ sâu đậm. Tôi nhận được vài tin nhắn từ các đồng nghiệp ngạc nhiên, tò mò. Nhưng những tin nhắn chỉ đại loại “oh wow, that’s weird” (“ồ, điều đó quái thật”), như thể sự chênh lệch quá đáng đó là do sự ngẫu nhiên bất thường chứ không phải là do sự thất bại trầm trọng của sứ mạng đa dạng Sao Bắc Đẩu của chúng tôi.

Trong một email trao đổi, một giám đốc điều hành cao cấp về tin tức của NPR (a top NPR news executive) bảo tôi rằng bà bị “nhạo báng” (skewered) vì đưa ra vấn đề đa dạng của suy nghĩ (diversity of thought) khi bà đến làm tại NPR. Cho nên, bà ta nói, “Tôi muốn cẩn thận về cách chúng ta thảo luận công khai vấn đề này.”

Trong nhiều năm, tôi đã kiên trì. Khi tôi tin rằng phần loan tin của chúng tôi đã đi sai đường (gone off the rails), tôi gửi email bình thường cho những vị lãnh đạo cao cấp chuyên lo về tin, ngay cả thỉnh thoảng cũng có họp tay đôi với họ. Ngày 10 tháng 3, 2022, tôi viết cho một giám đốc điều hành cao cấp lo phần tin tức về việc nhiều lần chúng tôi đã mô tả dự luật giáo dục gây tranh cãi ở Florida là dự luật “Don’t Say Gay” (“Đừng Nói Đồng tính”) khi dự luật đó không cả dùng đến chữ ‘gay’. Tôi đã thúc đẩy việc làm sáng tỏ điều này, và viết vào một lần khác để hỏi tại sao chúng tôi tiếp tục sử dụng chữ Latinx11 là chữ mà nhiều người gốc Tây Ban Nha ghét. Ngày 31 tháng 3, 2022, tôi được mời đến buổi họp của các cấp quản lý (managers) để trình bày những quan sát của tôi.

Suốt những trao đổi này, không ai nói nặng tôi. Đó không phải là cung cách của NPR. Mọi người đều lịch sự. Nhưng không có gì thay đổi hết. Cho nên tôi trở thành kẻ có tư tưởng sai trái nổi bật tại nơi tôi yêu mến. Đó là điều không thoải mái, có khi rất phiền muộn.

Dù vậy, vì bực dọc, ngày 6 tháng 11, 2022, tôi viết cho thuyền trưởng con tàu Sao Bắc Đẩu—CEO John Lansing—về việc thiếu quan điểm đa dạng và hỏi liệu hai chúng tôi có thể có cuộc đối thoại về vấn đề đó không. Không có trả lời, nên bốn ngày sau tôi lại hỏi tiếp. Ông ta nói là rất trân trọng lắng nghe quan điểm của tôi và có gửi kèm đến viên phụ tá của ông ta để lo xếp đặt buổi họp. Ngày 15 tháng 12, ngay sáng của buổi họp, viên phụ tá của Lansing viết báo hủy bỏ cuộc đối thoại của chúng tôi vì ông ta không được khỏe. Cô ấy nói ông ta rất mong đợi được nói chuyện và sẽ gửi ra lời mời họp mới. Nhưng lời mời đó không bao giờ đến.

Tôi sẽ không suy đoán tại sao cuộc họp của chúng tôi không bao giờ diễn ra. Làm CEO (Giám đốc điều hành) của NPR là làm một công việc khó khăn phải khu xử với nhiều thành phần khác nhau và giải quyết những vấn đề đau đầu. Nhưng có một điều không thể chối cãi được là không ai có vị trí trong C-Suite12 hoặc quản lý cao cấp đã chọn đứng ra đối phó với vấn đề thiếu quan điểm đa dạng tại NPR và điều đó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động báo chí của chúng tôi.

Cả là một điều xấu hổ. Vì mặc dù với tất cả mọi nhấn mạnh mà chúng tôi đặt vào (sứ mạng) Sao Bắc Đẩu, thính giả NPR vào những năm gần đây đã trở nên kém đa dạng, không hề tăng. Lùi lại năm 2011, thính giả của chúng tôi nghiêng một chút về cánh tả nhưng còn tương đối phản ánh được nước Mỹ ở mặt chính trị; còn hiện giờ, thính giả bị dồn vào một hầm chứa nhỏ hơn của giới cấp tiến.

Bất kể mọi tài nguyên mà chúng tôi dành riêng ra cho việc gầy dựng lớp thính giả nghe tin tức của chúng tôi từ những người da đen và người Hispanics (gốc Tây Ban Nha), những con số này hầu như không đổi. Năm 2023, theo nghiên cứu nhân khẩu học của chúng tôi, 6% thính giả nghe tin tức của chúng tôi là người da đen, kém xa con số của toàn bộ dân số người trưởng thành ở Hoa Kỳ, với 14.4% là người da đen. Và người Hispanics chỉ có 7%, so với toàn bộ dân số người Hispanics trưởng thành, vào khoảng 19%. Số lượng thính giả theo dõi tin của chúng tôi còn xa mới phản ánh được nước Mỹ. Đại đa số là người da trắng và cấp tiến, tập trung quanh các thành phố ven biển và các thành phố đại học.

Đây là những lúc hiểm nghèo (perilous times) cho các cơ quan truyền thông. Năm ngoái, NPR cho 10% nhân viên nghỉ (laid off ) hoặc tự nguyện thôi việc có bồi thường (bought out) và hủy bỏ bốn chương trình podcast13 sau khi thu nhập quảng cáo bị giảm. Thính giả nghe radio của chúng tôi giảm và số lần tải xuống podcast của chúng tôi cũng ít đi từ năm 2020. Những tin trên trang web của chúng tôi hiếm khi có ảnh hưởng toàn quốc. Chúng không mở ra được những cuộc đối thoại (conversation starters). Ưu thế của chúng tôi về mặt phát thanh—nơi NPR không có đối thủ trong nhiều năm—đang biến mất. Còn có rất nhiều podcast thông tin và giải trí khác để lựa chọn.

Ngay trong khối thính giả vốn đã giảm sút của chúng tôi, vẫn thấy có bằng chứng cho thấy có trở ngại ở ngay tại mức độ căn bản nhất: sự tín nhiệm (trust).

Vào tháng 2, nhóm điều nghiên thính giả của chúng tôi gửi email hãnh diện thông báo là chúng tôi được số điểm tin tưởng cao hơn CNN hay The New York Times. Nhưng nghiên cứu từ Harris Poll khó có thể trấn an được ai. Nghiên cứu này tìm được “3 trong 10 thính giả quen thuộc với NPR nói rằng họ liên kết NPR với đặc điểm ‘đáng tin tưởng.'” Chỉ trong một thế giới mà uy tín của truyền thông sụp đổ hoàn toàn, thì số điểm 3 trên 10 về tin tưởng mới là điều đáng để đem ra khoe khoang.

In February, our audience insights team sent an email proudly announcing that we had a higher trustworthy score than CNN or The New York Times. But the research from Harris Poll is hardly reassuring. It found that “3-in-10 audience members familiar with NPR said they associate NPR with the characteristic ‘trustworthy.’ ” Only in a world where media credibility has completely imploded would a 3-in-10 trustworthy score be something to boast about. 

Với thứ hạng ngày càng đi xuống, mức độ tin cậy ở mức đáng buồn và dần dà thính giả trở nên ít đa dạng hơn, hướng tiến của NPR không mấy hứa hẹn. Chỉ có hai con đường rõ rệt. Chúng tôi có thể tiếp tục làm những gì đang làm, hy vọng mọi việc sẽ tự động giải quyết. Hoặc chúng tôi có thể bắt đầu lại, khởi đi từ những nền móng xây dựng căn bản của báo chí. Chúng tôi có thể trực diện nhìn vào những chỗ đã làm sai để giải quyết. Những cơ quan truyền thông không tính toán như thế. Nhưng có một lý do tốt để hy vọng NPR sẽ là nơi đầu tiên làm chuyện đó: chúng tôi là những kẻ mà trong tên của chúng tôi có chữ public (công cộng).

Cho dù có những sai lầm tại NPR, thì cắt bỏ nguồn tài trợ không phải là câu trả lời. Khi quốc gia này bị thêm rạn nứt, thì vẫn cần có một định chế công cộng (public institution) nơi mà có những câu chuyện được kể ra và những quan điểm được trao đổI trong sự chân thành. Cắt bỏ nguồn tài trợ, như một khiển trách từ Quốc hội, sẽ không thay đổi được báo chí tại NPR. Điều đó cần phát xuất từ bên trong.

Vài tuần trước, NPR đón chào một CEO mới, Katherine Maher, một người đứng đầu trong công nghệ. Bà không xuất thân từ thông tin, đó có thể là một tích sản tính theo những gì đang diễn ra. Tôi sẽ ủng hộ bà. Đó là một công việc khó khăn. Quy tắc (làm việc) đầu tiên của bà có thể rất đơn giản: đừng bảo mọi người suy nghĩ như thế nào. Điều đó ngay cả có thể là một (chương trình) Sao Bắc Đẩu mới.

A few weeks ago, NPR welcomed a new CEO, Katherine Maher, who’s been a leader in tech. She doesn’t have a news background, which could be an asset given where things stand. I’ll be rooting for her. It’s a tough job. Her first rule could be simple enough: don’t tell people how to think. It could even be the new North Star.

Trần Trung Tín chuyển ngữ – Ngày 24 tháng 4, 2024


Phụ Chú:

◼︎  Một cách thật khái quát, về mặt những vấn đề kinh tế trong xã hội, theo website của các thành phần cấp tiến (progressive) của Mỹ Huffpost:

▸ Liberals (Tự do) : là những người đặt trọng tâm vào việc sử dụng tiền thuế để cải thiện xã hội.

▸ Progressive (Cấp tiến): là những người đặt trọng tâm vào việc dùng quyền lực của chính quyền để bắt các định chế lớn phải hành xử theo một số luật.

◼︎ Affirmative Action (của Hoa Kỳ):

Theo https://www.britannica.com/topic/affirmative-action, affirmative action gồm những nỗ lực của chính quyền đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện cơ hội có việc làm hoặc cơ hội nhận được giáo dục tốt cho các thành viên của các nhóm thiểu số và phụ nữ, vốn là những nhóm bị kỳ thị từ lâu đời.  

Những biện pháp nói trên bao gồm các chính sách, chương trình và phương thức dành ưu tiên có giới hạn cho người thiểu số và phụ nữ trong việc được tuyển dụng vào làm việc, được nhận vào học tại các đại học, được ký kết hợp đồng với chính quyền và các phúc lợi xã hội khác.

Các tiêu chuẩn điển hình nằm trong phạm vi được bảo vệ bởi affirmative action là chủng tộc (race), tàn tật (disability), giới tính (gender), nguồn gốc dân tộc (ethnic origin) và tuổi tác (age).

Affirmative action đầu tiên được chính quyền của Tổng thống  Lyndon Johnson (1963–69) khởi xướng.

Về sau, affirmative action còn được mở rộng thêm để bao gồm phụ nữ và Native Americans (một cách dễ hiểu là người Mỹ gốc da đỏ), người Hispanics (người có liên hệ gốc với Tây Ban Nha) và các dân tộc thiểu số khác.

Tại Mỹ, về phương diện giáo dục, nhờ vào Affirmative Action mà nhiều học sinh gốc thiểu số tại Mỹ được nhận vào các trường đại học—cả trường rất danh tiếng lẫn bình thường—dù học lực của các học sinh này, tính theo số điểm đã đạt được khi xin vào trường, còn kém số điểm của các học sinh khác.

◼︎ Equal Opportunity:

Theo https://www.britannica.com/topic/equal-opportunity, trong thuyết lý chính trị (political theory), equal opportunity là một ý tưởng, theo đó mọi người đều có thể tranh đua theo những điều kiện bình đẳng (equal terms), hay trên “một sân chơi ngang bằng” ( “level playing field”) để tiến lên được những vị trí hay văn phòng cao cấp (advantaged offices and positions).  

Ở Mỹ, có Ủy ban EEOC (The U.S. Equal Employment Opportunity Commission) chuyên lo thực thi luật pháp để bảo vệ người bị kỳ thị khi xin việc làm hoặc đang đi làm trên căn bản chủng tộc (race), màu da (color), tôn giáo (religion), giới tính (sex – gồm cả mang thai), căn cước giới tính (gender identity), and định hướng tình dục (sexual orientation), quốc gia xuất xứ (national origin), tuổi tác (age  – 40 hoặc già hơn), tàn tật (disability) hoặc thông tin về di truyền (genetic information).

◼︎ Equality vs Equity: Theo https://onlinepublichealth.gwu.edu/resources/equity-vs-equality/ của Đại học George Washington

▸ Equality (bình đẳng) có nghĩa là mỗi cá nhân hoặc nhóm người được cho những tài nguyên hoặc cơ hội đều giống nhau. (Equality means each individual or group of people is given the same resources or opportunities. )

▸ Equity (đồng đều) nhìn nhận rằng mỗi người có mỗi hoàn cảnh khác nhau và phân bổ đúng các tài nguyên và cơ hội cần có để đạt đến kết quả bình đẳng. (Equity recognizes that each person has different circumstances and allocates the exact resources and opportunities needed to reach an equal outcome.)

Tuy vậy, luôn luôn có một khoảng cách to lớn giữa “ước mơ” và “thực tế” như được minh hoạ một cách khái quát bởi website của Đại học UC Berkeley https://belonging.berkeley.edu/equity-imagery-context-targeted-universalism:

 Có lẽ dễ thấy sự khác biệt khi lược qua một thí dụ về sinh viên học đại học:  

✔︎ Equality (bình đẳng): Do thực tài hay do Affirmative Action nâng đỡ, hoặc “gửi gắm” hay đút lót, các ứng viên đều vào được đại học. Năm thứ nhất, mỗi sinh viên đều đứng trên một bục “Equality” như phần bên trái của ảnh. 

✔︎ Equity (đồng đều): Khi sắp tốt nghiệp, thì lại khác. Có khi có sinh viên không đủ điểm ra trường. Do vậy, muốn mọi sinh viên đều tốt nghiệp, thì “Equity” phải can dự và làm chuyện “tái phối trí” như phần giữa của ảnh.

✔︎ Reality (thực tế): Sau khi ra trường với văn bằng tốt nghiệp, lúc vào đời, nói theo kiểu Mỹ là khi “Reality kicks in,” thì lại như phần bên phải của  ảnh.

◼︎ DEI: Diversity, Equity and Inclusion là những từ được định nghĩa bởi Lệnh Điều Hành được ban hành bởi Tổng thống Biden ngày 25/6/2021:   Executive Order on Diversity, Equity, Inclusion, and Accessibility in the Federal Workforce.

Diversity: The practice of including the many communities, identities, races, ethnicities, backgrounds, abilities, cultures, and beliefs of the American people, including underserved communities. 

▸ Đa dạng: Thực hành việc bao hàm nhiều cộng đồng, bản sắc, chủng tộc, sắc tộc, lý lịch, khả năng, văn hóa và tín ngưỡng của người dân Mỹ, kể cả các cộng đồng không được phục vụ đầy đủ.

Equity: The consistent and systematic fair, just, and impartial treatment of all individuals, including individuals who belong to underserved communities that have been denied such treatment.

▸ Đồng đều: Đối xử đồng nhất và công bằng có hệ thống, đúng đắn và không phân biệt đối với tất cả mọi cá nhân, kể cả những cá nhân thuộc các cộng đồng không được phục vụ đầy đủ vốn đã bị khước từ những đối xử như vậy.

Inclusion: The recognition, appreciation, and use of the talents and skills of employees of all backgrounds.

▸ Kết hợp: Công nhận, thấu hiểu và sử dụng tài năng và kỹ năng của nhân viên thuộc mọi thành phần.


Chú thích

  1. Bài báo của Uri Berliner, nguyên bản Anh ngữ: https://www.thefp.com/p/npr-editor-how-npr-lost-americas-trust
  2. Đọc thêm về American Culture War – Chiến tranh Văn hoá Mỹ:
    ▪︎ https://abcnews.go.com/US/culture-wars-identity-center-politics-america/story?id=100768380
    ▪︎ https://manhattan.institute/article/the-politics-of-the-culture-wars-in-contemporary-america
  3. Các bài báo hoặc thông báo của NPR sau bài báo của Uri Berliner:
    ▪︎  https://www.npr.org/2024/04/09/1243755769/npr-journalist-uri-berliner-trust-diversity
    ▪︎  https://www.npr.org/sections/npr-extra/2024/04/12/1244456600/from-npr-president-and-ceo-katherine-maher-thoughts-on-our-mission-and-our-work
    ▪︎  https://www.npr.org/2024/04/16/1244962042/npr-editor-uri-berliner-suspended-essay
  4. coastal elite: ý nói giới trí thức thiên tả sống bên vùng bờ biển miền Đông và Tây Hoa Kỳ, như New York và California.
  5. Sarah Lawrence College: một liberal art college ở New York City, New York.
  6. Berkeley: ý nói giới trí thức thiên tả tại khu vực đại học University of California, Berkeley (UC Berkeley).
  7. DEI = Diversity, Equity, and Inclusion – Xem thêm về DEI trong phần Phụ Chú.
  8. Employee Resource Groups (thường được gọi bằng tên tắt ERGs) là các nhóm nhân viên được thành lập theo lợi ích chung (common interests).

    Theo cơ quan National Institute of Health (NIH) của Hoa Kỳ, https://www.edi.nih.gov/people/resources/employee-resource-groups, ERGs có thể đặt căn bản trên các đặc tính như:

    • Race/Ethnicity (Chủng tộc/Sắc tộc)
    • Gender (Giới tính)
    • Disability Status (Tình trạng Tàn tật)
    • Cultural/Multicultural (Văn hóa/Đa văn hóa)
    • Sexual Orientation (Khuynh hướng Tình dục)
    • Religious Beliefs (Niềm tin Tôn giáo)
    • Military Service (Quân nhân)
    • Professional/Academic Interests (Ngành nghề Chuyên môn/Học thuật)
    • Other (Những thứ khác)

  9. biological sex: giới tính lúc được sinh ra
  10. Xem “affirmative action” trong phần Phụ Chú.
  11. Người nói tiếng Tây Ban Nha thường gọi người phái nam của họ là Latino, và người phái nữ là Latina. Trong khi đó chữ Latinx, theo wikipedia, là một từ mới được dùng trong tiếng Anh của người Mỹ (American English). Chữ Latinx bắt đầu lưu truyền trên mạng xã hội, social media, khoảng 2004 do nỗ lực của các nhà hoạt động (activists), sinh viên và giới học thuật (academics) tìm cách ủng hộ các cá nhân không nam-không nữ (non-binary) và genderqueer. Có chỉ trích cho rằng chữ Latinx là không tôn trọng tiếng Tây Ban Nha thường dùng (disrespectful toward conventional Spanish).
  12. C-Suite: ý nói đến các chức vụ quản trị cao nhất trong công ty bắt đầu bằng “C” tiêu biểu cho “chief,” thí dụ CEO (chief executive officer), CFO (chief financial officer), COO (chief operating officer), CTO (chief technology officer), CIO (chief information officer)…
  13. podcast: chương trình phát sóng qua phương tiện kỹ thuật số, digital medium.

10 Comments

  1. Giang Nguyen

    Anh Tín ơi, công trình chuyển ngữ một bài viết tiếng Anh dài như bài nầy sang tiếng Việt lưu loát và chính xác như vậy, thì tôi xin ngưỡng mộ khả năng Anh ngữ của anh. Tôi đã từng đọc nhiều bái báo ở Anh, thì có nhiều chữ Anh, tôi chỉ hiểu qua tiếng Anh mà không biết dịch sang tiếng Việt ra làm sao. Thí dụ: chữ nerdy anh dịch là cuồng lũ, knee-jerk (không máy móc).
    Tình trạng báo chí thiên tả không phải chỉ có ở Mỹ mà gần như Âu Châu cũng không khá hơn. Gần đây, tôi vui mừng là tại nước Anh, thì ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Anh đã mạnh mẽ lên án Tàu cộng và Putin và cam kết nước Anh hỗ trợ quân sự cho Ukraine chống Putin cho đến khi cuộc chiến kết thúc. Hôm nay báo chí Anh cũng loan tin Chính phủ Đức cũng làm tương tự.

    • editor

      Cám ơn nhã ý của anh Giang. Thực ra, khả năng tiếng Anh của tôi cũng còn bị giới hạn lắm. Đây là tôi nói thật chứ không phải giả vờ để được tiếng khiêm tốn, thưa anh.

      Chỉ trình ra một điều dễ hiểu là vốn liếng ngữ vựng của tôi cũng chưa đủ để đọc một bài báo, chứ chưa nói đến đọc sách, hay truyện như Gone With The Wind và hiểu trọn vẹn nội dung của sách báo đó mà không cần đến tự điển. Đó là còn phải kể đến các idoms, cũng như prepositions mà hiểu sai một ly thì “bay” xa cả dặm!

      Được nghe lời khen và là người phàm, có lẽ ai cũng thích, tôi cũng thế. Nhưng không nói ra sự thực, thì tự thấy như vậy là “chơi không điệu” 😀 với bạn đọc, thưa anh.

      Như khi dịch Anh sang Việt, tôi phải dùng đến tự điển (English-English) tối đa. Chữ không biết, phải tra là điều dễ hiểu. Còn có chữ có khi tôi nghĩ là hiểu rồi, nhưng đọc thì lại thấy cái nghĩa không đúng. Lại phải tra tự điển, để hiểu cho đúng. Đến khi đó thì thường là học được thêm một vài nghĩa khác của chữ đó. Vì một chữ có 2, 3 nghĩa không phải là chuyện hiếm.

      Đến lúc nghĩ là hiểu được đúng phần tiếng Anh, thì chuyển sang tiếng Việt lại là một “nhức đầu” khác vì nhiều khi Việt ngữ mình không có chữ tương đương một-đối-một với tiếng Anh. Chữ “nerdy” là một điển hình. Dịch sang tiếng Việt, có nơi dịch nerdy là “ngu ngốc” là “mọt sách” . Nhưng như thế thì lại không đúng với nghĩa của nerdy bên tiếng Anh. Với lại khi dịch ngược từ Việt sang Anh thì “ngu ngốc” là idiotic, ignorant, và “mọt sách” là bookworm, hoàn toàn khác nghĩa với nerdy bên tiếng Anh.

      Một chữ Việt khác, có điểm giống với nerdy là chữ “gàn”. Nhưng chữ “gàn” chỉ gần giống chữ “nerdy” về behavior, manner, nghĩa là “ngang phè phè”, thích là làm không kể đến ai khác. Nhưng còn phần làm việc thì, bên cạnh tính “gàn”, anh/chị nào được gọi là nerdy thì thường phải có máu đam mê, làm việc theo kiểu chịu “húc” và “thua, bỏ,” đầu óc phải sắc bén, nhanh nhẹn trong ngành nghề của họ. Điều này lại không hợp với chữ “gàn”. Cho nên tìm được chữ Việt để diễn đạt cho đúng (hay thật gần đúng) nghĩa của một chữ Anh cũng nhiêu khê. Đòi hỏi sự … “khó tính” của người dịch, và tiếng Việt phải thuộc loại khá.

      Bên trên, tôi ghi “khó tính” vì tôi không thích cách dịch kiểu… có chữ là đủ. Mà khi dịch xong đem ra đọc, lại thấy chữ đi đàng chữ và nghĩa đi đàng nghĩa, cứ như hai con mắt … lé, thì không xong. Dịch kiểu đó, với tôi, là khinh thường người đọc, cho là họ không biết gì cho nên tha hồ muốn vẽ hươu, vẽ vượn gì thì cũng xong. Như vậy, không fair với người đọc. Cho nên người dịch phải nghĩ đến người đọc “khó tính”, và người đọc “khó tính” đầu tiên cũng chính là người dịch! Nếu không passed được cái test đó, thì phải “làm bài” lại! 😎 Vài hàng chia sẻ chuyện “dịch” với anh Giang. -TTTín

  2. Thanh

    Chào anh Tín,
    Thật ngưỡng mộ bài dịch của anh. Cảm ơn anh đã dành thời gian để dịch nhiều bài vở sang Việt ngữ. Vô lượng công đức!!!
    Tôi có nghe về vụ ông URI Berliner với NPR qua tin tức buổi sáng. Thật đáng tiếc cho NPR. Thú thật tôi là thính giả trung thành của NPR (88.5) và đọc giả dài hạn của NYTimes. Tuy nhiên khi vụ Hillary Clinton với Email Server là tôi đã canceled NYTimes Subscription, rồi đến vụ việc của TT Trump rồi Wuhan virus rồi George Floyd là tôi không nghe band tầng này nữa. Sống trên đất Mỹ từ ngày đầu của 75’s đến giờ tôi thấy đạo đức và xã hội Mỹ bắt đầu xuống dốc từ thời Bill Clinton – người đã nhìn thẳng vào mặt quần chúng mà láo qua câu nói “I did not have …. with that woman.” Không tưởng tượng được có một người TT nào láo một cách trắng trợn như thế trước quần chúng 🤬🤬🤬 Rồi đến Biden và đám bù nhìn Schumer Pelosi quỳ gối xin phiếu qua vụ Floyd, rồi đến trộm cướp, nỗi loạn đập phá tượng đài lịch sử, rồi chống đối trù dập, hành hung những người không cùng ý kiến như vụ Schumer đe dọa các Justices…. Thật là không còn chút thể diện nào của những người trí thức đại diện cho dân nữa…
    Những người trong đám tả phái ngày nay chỉ còn biết đến quyền lợi cá nhân và phe nhóm chứ không còn đặt quyền lợi của đất nước dân tộc lên trên nữa. Họ chỉ đấu tranh cho phe nhóm của họ mà thôi. Nhìn nhóm thiên tả đang cầm quyền và đám báo chí cũng như tụi nỗi loạn nói chuyện ứng xử hoạt động làm tui liên tưởng đến tụi cộng sản, hình như họ được huấn luyện bởi tụi cộng sản hay xài cùng một notebook với tụi cộng sản thì phải. Nhìn tụi BLM thì cũng thấy tụi nó được tạo cùng lò rồi.
    Vài dòng chia sẻ cùng anh. Chúc anh luôn sức khỏe để cống hiến cho đọc giả những bản dịch giá trị và thú vị

    • editor

      Cám ơn anh Thanh đã chia sẻ ý kiến.

      Có nhiều người nghĩ là họ có ý tưởng cao đẹp, muốn đem lại tốt đẹp cho xã hội, muốn nâng cao giá trị của con người. Và muốn thực hiện được các điều đó, thì họ phải nắm giữ được quyền lực.

      Nhưng, giống như một axiom (=điều đương nhiên đúng, không cần chứng minh): Quyền lực càng tăng, ý thức đạo đức càng giảm! Phần riêng, tôi thấy Lord Acton (1834-1900), một sử gia người Anh, có câu nói rất giá trị: “Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely.” “Quyền lực có khuynh hướng hư hỏng, và quyền lực tuyệt đối chắc chắn hư hỏng.” Nhận xét này tuyệt đối đúng.

      Và phe tả hay hữu, mà giữ được quyền lực tuyệt đối và không có một lực nào để đối trọng, thì cũng đều “hư hỏng” hết.

      Có điều, theo như sự quan sát của tôi, thì phe tả thường hay “sáng tạo” ra những ý tưởng “tiên phong” và dễ thu hút các thành phần trẻ, hoặc trí thức tháp ngà và rất thích làm … cách mạng và biểu tình! -TTTín

  3. Duc Lanh Nguyen

    Tôi là người Úc gốc việt, đúng ra tôi không quan tâm lắm đến chính trị nước Mỹ, trước năm 2016 khi Trump đắc cử tôi chẳng biết ông này là ai, tôi thích bà Hillary hơn nhưng tôi chấp nhận kiểu bầu cử của HK, tôi chỉ ngạc nhiên đến tột độ khi nhiều người chống đối ông ta kịch liệt, khác quan điểm chính trị là chuyện đương nhiên nhưng chống đối bằng những trò chơi bẩn như tố cáo Trump thông đồng với Nga, sử dụng bọn BLM cướp phá, gây bạo loạn, bất ổng trên đường phố rồi dùng thằng cha G Floyd làm thánh tử đạo thì thấy họ đã đi quá trớn. Tôi thấy Trump chịu quá nhiều bất công khi đứng ra làm TT dù ổng không cần phải ra làm chi, tiền bạc đầy túi, vợ đẹp con ngoan nhưng có lẽ vì ổng yêu nước thực sự nên nhất định cứu nguy đất nước mà ra thôi. Từ ngày làm TT tôi thấy ổng chưa bao giờ được 1 ngày yên bình, hết bị cáo buộc ,đàn hặc, kiện tụng chuyện này sang chuyện khác nên tôi thấy rất bất bình nên muốn đứng về phe ông ta. Tôi ủng hộ đa số các chính sách của Trump như bắt NATO phải đóng góp 2%, đánh thuế CHINA, ký lại hiệp ước với Canada và Mexico, rút doanh nghiệp về HK qua việc ưu đãi thuế cho họ, kiểm soát di dân lậu …Tôi thấy báo chí Mỹ bây giờ không còn loan tin trung thực nữa nên rất nản, họ không có sự công bằng, trung thực và trong sáng, CNN, WAPO, MSNBC, FB đều không đáng tin. Cám ơn anh đã chuyển dịch bài này.

    • editor

      Tình cờ hôm nay được 3 anh từ 3 Châu khác nhau chia sẻ ý kiến:

      ⁃ Âu Châu, anh Giang Nguyen: Gần đây, tôi vui mừng là tại nước Anh, …
      ⁃ Mỹ Châu, anh Thanh: Sống trên đất Mỹ từ ngày đầu của 75’s …
      ⁃ Úc Châu, anh Duc Lanh Nguyen: Tôi là người Úc gốc việt,…

      Xin được cám tạ các anh từ… Ba Phương Trời Cách Biệt (nghe giống như tên bản nhạc của … Hoàng Trọng!) đã đọc bài chuyển ngữ (cũng hơi dài!) và đều có “hứng khởi” ghi xuống đôi dòng cảm nghĩ.

      Kế tiếp xin góp chút ý kiến với comment của anh Duc Lanh Nguyen.

      Người Việt có câu: Tiền tài và Danh vọng. Cho nên về ông Trump, nếu nhìn từ khía cạnh của một con người hay một businessman, thì có thể ông Trump ra ứng cử Tổng thống lần #1 là vì Danh vọng. Hiển nhiên, yếu tố yêu nước nơi ông Trump, cũng như nơi các vị tổng thống khác, là điều không thể phủ nhận được.

      Nhưng Danh vọng của một Tổng thống Hoa Kỳ thuộc loại top #1, thì không thể xem thường yếu tố này. Vấn đề còn lại là khi lên làm Tổng thống thì làm việc như thế nào cho đất nước. Đó mới là điều quan trọng nhất đối với người dân trong nước.

      Người Mỹ hay nói: Trong chính trị, Perception is Reality. Với dân Mỹ, Tổng thống nào mà——vì bất cứ lý do gì——không tạo được “good” perception cho dân, thì vị đó dễ bị người dân … show the door!

      Về mặt đòn phép chính trị, phe “tả” hay “hữu” đều có nhiều chiêu bá đạo. Phe nào khéo thì giấu diếm được, còn vụng thì lộ ra cái xấu. Công bằng mà nói, đã leo lên võ đài chính trị của Mỹ là phải chấp nhận những đòn phép ugly đó, either “kill” or “get killed,” politically.

      Ở đây, điều đáng phải nói là về giới truyền thông. Đáng lẽ ra họ phải giữ gìn tư cách đáng được trọng nể của người đứng “trung lập” làm “trọng tài” để ngăn chặn bớt những trò ma giáo quá tệ của cả hai bên và nhất là để hướng dẫn hoặc ngay cả “giáo dục” (educate) dư luận quần chúng, thì càng về sau này giới truyền thông Mỹ – mà đa số là thiên tả – lại càng tự làm mất giá trị của họ để trở thành các cổ động viên, hay “dư luận viên cấp cao” cho một võ sĩ trên võ đài. Do thế, sự tín nhiệm của người dân Mỹ vào giới truyền thông đều xuống thấp.

      Hơi ví von một chút, giới truyền thông Mỹ năm xưa, đã “lên đường” với một hào khí ngất trời của một dũng sĩ trừ gian, diệt bạo. For their credit, họ đã làm được nhiều điều tốt. Do đó, “dũng sĩ truyền thông” Mỹ càng ngày càng có quyền lực gần như vô địch. Nhưng: “Power tends to corrupt, and absolute power corrupts absolutely.”

      Tới đây, thì anh “dũng sĩ truyền thông” của Mỹ đó cũng hơi giống như anh dũng sĩ – lúc còn đang “hành hiệp” trước khi về lại chùa – trong câu chuyện “Cửa tùng đôi cánh gài” của tác giả Nhất Hạnh.

      Một điều khá chắc chắn là thời gian sắp tới, càng gần mùa bầu cử tổng thống Mỹ, vào tháng 11/2024, thì trong giới truyền thông Mỹ sẽ có nhiều dịp để họ phô trương: Ai là trọng tài? Ai là cổ động viên? Hay là dư luận viên cấp cao?

      Xin cám ơn anh Duc Lanh Nguyen và cũng xin tạ lỗi là trả lời anh hơi trễ. -TTTín

  4. Lê Hồng Phong

    Hi Tín,
    Tao không biết mày tìm đâu ra thì giờ cho những bài dịch thuật như thế này. Thật đáng nễ và phục tài chuyển ngữ của mày.

    Gà A31 của tụi tui đó nghe .

    • editor

      Hello Phong,

      > Tao không biết mày tìm đâu ra thì giờ cho những bài dịch thuật như thế này. …

      Tiếng Anh có câu nghe rất có lý: “You don’t have time. You make time.”

      Còn Lão Tử nói câu cũng có lý luôn: “Time is a created thing. To say I don’t have time, is like saying, I don’t want to.”https://minimalistquotes.com/lao-tzu-quote-4231/

      > Gà A31 của tụi tui đó nghe

      Phong, nên lưu ý, đây là blog mở ra cho public đọc. Viết “Gà A31”, thì mấy ai biết đó là cái gì, nếu chưa đọc: https://gopnhatcatda.com/y-tim-loi/tuy-but/trung-doan-sinh-vien-si-quan.

      Thank you bạn hiền đã “chịu khó” đọc bài báo dài như… con đường “triệt thoái” năm xưa lúc gần 30/4/1975. -TTTín

  5. long vuong

    Chào anh Trần Trung Tín.
    Cám ơn anh đã bỏ thời giờ để chuyên dịch một bài viết giá trị.
    Tôi ở Mỹ 30 năm và đã là thính giả thường xuyên của NPR trong thời gian gần 20 năm.
    Tiếc thay, có một ngày tôi nhận ra NPR không còn đáng tin nữa.
    Tôi không nghe NPR lâu rồi.
    Bài viết này thật là hữu ích, tôi sẽ chuyển tiếp cho mấy ông bạn già của tôi.
    Cám ơn anh Tín nhiều lắm.
    VML

    • editor

      Xin cảm tạ góp ý và chia sẻ của anh VML. -TTTín

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *