Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Author: editor (Page 5 of 12)

Trường Trận: Chiến lược Quy mô của Tàu để Thay thế Trật tự của Mỹ

Ngày 02/8/2021 vừa qua, Brookings Institution, một think tank của Hoa Kỳ, thành lập năm 1916, đã có bài tiểu luận giới thiệu quyển sách The Long Game: China’s Grand Strategy To Displace American Order, tác giả Rush Doshi.

Theo Kevin Rudd, Chủ tịch Asia Society và cựu Thủ tướng Úc: “The Long Game đem đến phần lớn những gì thiếu vắng trong cuộc tranh luận về quan hệ Mỹ-Hoa: Cái nhìn sâu sắc về bản chất của hệ thống và chiến lược theo Lenin của Trung Hoa.

Theo Graham Allison, Professor of Government, Harvard Kennedy School: “Quyển sách cần phải đọc đối với bất cứ ai đang đánh vật với China Challenge. Việc Doshi phân tích cẩn thận các tài liệu bằng Hoa ngữ cho thấy rằng Trung Hoa đang theo đuổi một chiến lược quy mô chặt chẽ nhằm đảo lộn trật tự quốc tế do Mỹ dẫn đầu.

Graham Alliso còn là tác giả của quyển sách nổi tiếng Destined for War: America, China, and Thucydides’s Trap (2017). Theo đó Thucydides’s Trap được dùng để mô tả khuynh hướng đi đến chiến tranh khi cường quốc đang nổi lên đe dọa sẽ thay thế cường quốc đang hiện hữu để giành lấy quyền bá chủ khu vực hay toàn cầu.


Continue reading

Tổng thống Biden và Cuộc họp Thượng đỉnh G-7, năm 2021

Cuộc họp của khối G-7 lần thứ 47 đã diễn ra tại Cornwall, Vương Quốc Anh, trong ba ngày 11–13 tháng Sáu, 2021.

Nhóm G-7 có bảy quốc gia hội viên là: Anh, Canada, Đức, Mỹ, Nhật, Pháp và Ý.

Liên minh Âu châu tham gia vào tất cả các cuộc thảo luận với tư cách khách mời và được đồng đại diện bởi Chủ tịch Hội đồng Âu châu (the President of the European Council) và Chủ tịch Ủy ban Âu châu (the President of the European Commission).

Vương quốc Anh cũng đã mời các nhà lãnh đạo Úc Đại Lợi, Ấn Độ, Nam Phi và Nam Hàn tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các Nhà lãnh đạo (the Leaders’ Summit) với tư cách là các quốc gia khách mời.

Tại cuộc họp báo hôm Chủ nhật, ngày 13/6/21, Tổng thống Biden nói rằng hội nghị thượng đỉnh đã là một sự “cộng tác phi thường” giữa các quốc gia tham dự. Các nhà lãnh đạo G-7 đã đồng ý về hành động nhắm đến trường hợp của các hồ sơ vi phạm nhân quyền của Trung Hoa và biến đổi khí hậu sau ba ngày hội đàm.

Continue reading

Trật Đường Rầy

Oh, East is East, and West is West, and never the twain shall meet, 

Rudyard Kipling (1865-1936) ◆ The Ballad of East and West


3T

Ở trại tị nạn trên đảo của Indonesia gần hết năm 1982, thì tui đi định cư. Thời đó, tui có “kế hoạch” qua tới Mỹ là đi làm liền. Lên máy bay, nghe pilot dặn dò đủ thứ. Ráng hết sức, mới nghe được duy nhứt một câu: “Fasten your seat belts.” Nghe được có nhiêu đó thôi là thấy “kế hoạch” đi làm bị “trật đường rầy” mất tiêu rồi!

Bởi vậy, tới Mỹ phải tính lại. Lẹ lẹ lo kiếm đường đi học. Tuổi tui hồi đó cũng gần ba bó chớ ít gì. Ở Mỹ đụng tới cái gì cũng tiếng Anh. Mà tiếng Anh của tui giỏi dữ lắm! Có hai lớp ESL (English as a Second Language)—dành cho dân lạng quạng tiếng Anh—thì thi xếp lớp, tui đậu vô lớp chót.

Đi học ESL, tui ngán nhứt là màn viết essays (luận văn). Nói dóc bằng tiếng Việt, chắc tui cũng thuộc hàng… cao thủ! Nhưng tới hồi viết, bứt tóc tới sói đầu mà kiếm hoài cũng không ra chữ. Còn qua tới tiếng Anh, thì thua đẹp!

Continue reading

Úc Đại Lợi trước viễn ảnh chiến tranh với Trung Cộng

Ngay giữa thời điểm hỏa tiễn và bom đạn đang nổ bùng giữa Hamas và Do Thái, vào tháng 5, 2021, thì tại Washington DC đã diễn ra cuộc họp giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, và Ngoại trưởng Úc Đại Lợi, Marise Payne.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Úc đến Hoa Kỳ không phải như là một đặc sứ con thoi để giúp tái lập hòa bình, hay ngưng bắn giữa Hamas và Do Thái.

Mà Ngoại trưởng Úc Marise Payne đến Washington để tham khảo với đồng minh Hoa Kỳ để đối phó với sự cưỡng chế càng ngày càng gia tăng của Trung Cộng nhắm vào nước Úc – một đồng minh lâu đời và đáng tin cậy của Hoa Kỳ.

Continue reading

BỨC ĐIỆN DÀI HƠN – Nhìn Về Một Chiến Lược Mới Của Mỹ Đối Với Trung Hoa

Ngày 22/2/1946, ông George Kennan, charge d’affaires của Tòa Đại sứ Mỹ tại Moscow, đã gửi về Ngoại Trưởng Hoa Kỳ một điện tín, khoảng 5,000 chữ (~9 trang). Bức điện tín lịch sử này, nổi danh với tên gọi “long telegram,” là ý tưởng nồng cốt của học thuyết bao vây ngăn chặn (doctrine of containment) mà Hoa Kỳ áp dụng trong Chiến Tranh Lạnh để đánh bại Liên Xô.

Ngày 28/1/2021, Atlantic Council, một think tank của Hoa Kỳ, thành lập năm 1961, chuyên về international affairs, công bố THE LONGER TELEGRAM – Toward a new American China strategy. Bài phân tích với tựa đề “The Longer Telegram” có ước vọng được như là một “khung sườn” vững chãi cho chiến lược của Hoa Kỳ để đánh bại Trung Hoa, như “long telegram” đã giúp đánh bại Liên Xô.

Theo Atlantic Council, tác giả của bài phân tích dài hơn 50 trang (double spaced), là một cựu giới chức cao cấp trong chính quyền Hoa Kỳ, đã yêu cầu được giữ kín tên họ. Tôn trọng lời yêu cầu với lý do chính đáng, Atlantic Council ghi tên tác giả là “Anonymous.”


Continue reading

Người Bạn Tàu

Trần Thi

Hôm 26 tháng 11, 2018 vừa qua, các đài truyền hình xôn xao nói đến việc NASA đã đưa phi thuyền đáp xuống được Hỏa Tinh (Mars) sau bảy tháng du hành trên không gian, qua hơn 301 triệu dặm (cỡ hơn 484 triệu km).

Tuy vậy, thành tựu đáng phục đó dường như chỉ để mọi người ngưỡng mộ khen thưởng và không có gì để phải bàn cãi thêm.

Cho nên, sang hôm sau thì các đài TV lại trở lại với các bình luận sốt dẻo về các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa vào cuối tháng 11 tại hội nghị thượng đỉnh G20.

Nhưng cũng nhờ thế mà Hùng lại được dịp nhớ đến anh bạn người Tàu với câu chuyện khá lâu trước đây về việc Trung Hoa phóng phi thuyền lên không trung.

Continue reading

Ngược Xuôi Nguồn

Thương tặng Em và Con – TTT

Lớn lên tại Mỹ, đi học ở trường dùng toàn tiếng Anh, nhưng về nhà con bé lại nói toàn tiếng Việt. 

Hết năm cuối bậc trung học, con bé cùng bố mẹ đi nghỉ hè xa tại một vùng rừng núi Nam Mỹ. Dọc đường mòn, ngang khe suối, giữa đất trời rộng mở, tha hồ sảng khoái cười nói bằng tiếng Việt.

Tạt vào bìa rừng tìm bóng mát, con bé và gia đình gặp hai mẹ con người da trắng đang nghỉ chân.

Bà mẹ da trắng vui vẻ bắt chuyện, hỏi cả gia đình con bé: “Are you from Vietnam?” (Quý bạn người Việt Nam?)

Con bé nhanh nhẹn cười trả lời: “No, I am not.”

Continue reading

Người Tù Nhân Chứng Năm Xưa

Thời gian qua đi quá lâu và tôi đã không còn nhớ chính xác khi nào là lần đầu tiên đọc được bài thơ Bắt Đầu Lại của Nhã Ca. Có một điều chắc chắn là tôi đã đọc bài thơ đó – khá lâu – sau ngày 30/4/1975. Và từ đó cứ bị ray rứt mãi với hai câu kết:

Bắt đầu lại đời ta, các con
Bắt đầu lại từ chỗ bôi xóa mẹ

Nhã Ca làm bài thơ này vào khoảng năm 1972. Tôi cũng không biết Nhã Ca làm ra bài thơ trên khởi đi từ ưu tư hay biến động nào trong tâm tư của bà.

Nhưng lần đầu tiên đọc hai câu thơ đó – khá lâu – sau ngày 30/4/1975, tôi có cảm giác lạnh buốt như đang đọc một lời tiên tri đã được đưa ra từ trước để cảnh cáo mọi người về một điều đại bất tường sẽ xẩy đến. Nhưng chẳng ai quan tâm lưu ý. Cho đến khi đã quá muộn!

Continue reading

Cắt Tranh

Lê Tùng1

“Hôm nay Khối 3 các anh được ‘trên’ phân công đi cắt tranh, chỉ tiêu mỗi người phải cắt đủ để đánh 2 tấm. Chung quanh trại đã hết tranh rồi, chỉ còn một chỗ còn tranh mà thôi: đó là bãi mìn mà trước đây các anh đã đặt.”

Tên quản giáo nói tiếp:

“Các anh nên nhớ rằng chính sách của cách mạng là khoan hồng độ lượng, do đó hôm nay khi vào cắt tranh trong bãi mìn, các anh phải hết sức cẩn thận đừng để có anh nào đạp phải mìn chết hay bị thương sẽ mang tiếng cho cách mạng.”

Nói đến đây tên quản giáo dừng lại một chút.  Tất cả anh em tù cải tạo đều im lặng trong bầu không khí căng thẳng, nặng nề.  

Continue reading

Ba Cha Con

3T

Hồi 1982, tui còn ở trong trại tị nạn, bên đảo Galang, Indonesia. Gần barrack chỗ tui ở, có gia đình ba cha con: người đờn ông và hai đứa con trai còn nhỏ téo.

Ngó mặt mày hai đứa nhỏ coi cũng sáng láng nhưng thấy cũng ít nói như người đờn ông. Ba cha con tối ngày sống như mấy cái bóng.

Dân tị nạn ở đảo, tới hồi đi định cư có ai mà hổng mừng? Ngó dzậy mà nhiều khi hổng phải dzậy.

Nhớ tới sáng bữa đó, ba cha con lết bết dẫn nhau ra cầu tàu để rời đảo.

Thấy người đờn ông mắt đỏ ngầu, miệng méo méo. Hổng dám khóc, chắc bởi sợ hai đứa nhỏ khóc theo. Bị trong chuyến vượt biên của ổng, má bầy trẻ bị hải tặc Thái Lan bắt mất tiêu.

Continue reading
« Older posts Newer posts »