Góp Nhặt Cát Đá

Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Page 3 of 11

Đôi Mắt Oedipus

Cuộc đời giống như ván bài. Lá bài chia cho bạn thì thuộc về số mạng; còn cách bạn chơi lá bài đó như thế nào thì thuộc về ý chí tự do.

Life is like a game of cards. The hand you are dealt is determinism; the way you play it is free will.

JAWAHARLAL NEHRU (1889–1964)

Trần Thi

Theo thần thoại cổ Hy Lạp, thành phố Thebes khi xưa được trị vì bởi King Laius và Queen Jocasta. Và con trai của hai vị này là Oedipus.

Tuy nhiên, ngay từ lúc Oedipus đang còn trong bụng mẹ, Vua Laius đã được lời tiên tri cho biết là đứa con trai sắp ra đời sẽ giết Vua trong mai hậu.

Vì vậy, khi Hoàng hậu Jocasta hạ sinh Oedipus, Vua Laius ra lệnh cho một người thuộc hạ chăn cừu đem Oedipus bỏ trên một vùng rừng núi xa xôi và để mặc cho chết ở đó.

Động lòng trắc ẩn thương cho đứa bé sơ sinh vô tội, người thuộc hạ của Vua Laius đã đem Oedipus đưa cho một người chăn cừu khác.

Và người chăn cừu này đem Oedipus dâng lên cho King Polybus và Queen Merope của thành phố Corinth làm con nuôi.

Continue reading

Khinh Trí Thức 2.0

Vừa rồi, do một người bạn chuyển đến qua email, tôi có cơ hội đọc được bài nhận định của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc với tựa đề: Khinh Trí Thức1.

Ngay từ nhận xét đầu tiên trong bài, phải nói rằng tôi hoàn toàn đồng ý với những điều nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc viết:

Ở giới lãnh đạo Việt Nam, có một nghịch lý: một mặt, họ có vẻ chuộng bằng cấp, ai cũng có vẻ muốn có bằng cấp thật cao và tạo cơ hội cho các cán bộ dưới quyền có bằng cấp thật cao, kể cả bằng giả hoặc bằng dỏm; nhưng mặt khác, họ lại không che giấu được sự khinh bỉ cố hữu đối với trí thức.

Về điều trích dẫn từ nhà văn Nguyễn Thành Long được ghi phía dưới, thì dù đã đọc qua rồi, cũng là điều vẫn cần nên phải được lập lại:

“Khi đọc tài liệu Văn nghệ Diên An của Mao Trạch Đông, tôi còn nhớ nguyên văn một câu gây ấn tượng dai dẳng trong tôi: ‘Trí thức là cục phân’. Chúng tôi phải tin theo điều này và tự phủ nhận bản thân mình.” (Phong Lê (chủ biên) (1995), Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học 1945-1854 [sic], Hà Nội: nxb Khoa học xã hội, tr. 527)

Và một đoạn khác trích từ phát biểu của nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh:

Lần khác nữa, trong buổi họp mặt giữa Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng bí thư đảng, với khoảng 100 văn nghệ sĩ Hà Nội, vào tháng 10 năm 1987, Nguyễn Đăng Mạnh phát biểu: “Lãnh đạo khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ.”

Continue reading

Chính sách “Mơ hồ Chiến lược” của Mỹ tại Eo biển Đài Loan

Trong thời gian gần đây, Đài Loan liên tục lên tiếng báo động về những hoạt động quân sự khiêu khích của Trung Hoa gia tăng đến mức phải lo ngại. Thể hiện rõ nhất là sự xâm nhập của máy bay quân sự Trung Hoa tiến vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo này lên cao đến mức kỷ lục trong 4 thập niên vừa qua.

Ngày 10 tháng 10 năm 2021, trong dịp quốc khánh của Đài Loan, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan, Chiu Kuo-cheng, lên tiếng cảnh cáo rằng Trung Hoa lục địa (Hoa lục) sẽ có khả năng toàn diện tấn công hòn đảo này vào năm 20251.

Trước những gây hấn như vậy, Hoa Kỳ vẫn luôn đáp ứng bằng cách tái xác định sẽ tiếp tục giúp Đài Loan tự bảo vệ như Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Lloyd Austin, đã tuyên bố tại Tổng Hành Dinh của NATO tại Bỉ, ngày 22/10/2021 (US Defense Secretary: US Will Continue to Help Taiwan Defend Itself2).

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không cam kết là sẽ bảo vệ Đài Loan khi bị tấn công.

Chính sách này của Hoa Kỳ đặt trọng tâm trên “sự mơ hồ chiến lược” (strategic ambiguity) đã được áp dụng từ 1979 sau khi Hoa Kỳ công nhận Trung Hoa.

Continue reading

Truyền thông xử án Rittenhouse

Từ ngày 1/11/2021 đến 19/11/2021, đã phiên xử Kyle Rittenhouse, bị buộc tội cố ý bắn người trong vụ bạo loạn tại Kenosha, Wisconsin. Trước đó, giới truyền thông đã cung cấp nhiều tường thuật và phân tích. Tuy nhiên, những thông tin mang nhiều thành kiến, như kỳ thị màu da, không chính xác và có khi đi đến mức sai lc.

Jonathan Turley đã có ý kiến đăng trên USA TODAY, ngày 19/11/2021, qua bài báo From Kenosha riots to Kyle Rittenhouse trial, biased media coverage makes everyone angrier (Từ những bạo loạn tại Kenosha đến phiên tòa xử Kyle Rittenhouse, sự tường thuật nặng thành kiến của giới truyền thông làm mọi người thêm tức giận).

Tác giả Jonathan Turley, thành viên của Hội đồng Cộng tác viên (Board of Contributors) của USA TODAY, là Shapiro Professor of Public Interest Law tại George Washington University. Ông còn là nhà phân tích pháp lý (a legal analyst) cho đài Fox News. Xin mời quý vị, quý bạn đọc phần chuyển ngữ của bài báo.


Continue reading

Quyền Tự Vệ Bằng Súng Tại Mỹ

Trần Trung Tín

Thứ Sáu ngày 19 tháng 11, 2021, sau hơn 25 giờ làm việc trong 4 ngày, toàn thể bồi thẩm đoàn, gồm mười hai (12) thành viên, tại tòa án ở Kenosha, Wisconsin đã quyết định Kyle Rittenhouse không có tội (not guilty) trước một cáo buộc về tội cố ý sát nhân cấp độ thứ nhất và bốn cáo buộc với các tội danh khác, theo tin CNN.

Vụ xử Kyle Rittenhouse được nhiều giới tại Hoa Kỳ quan tâm theo dõi vì có liên hệ đến nhiều yếu tố khác nhau như chính trị, kỳ thị màu da, và bên cạnh đó là những yếu tố pháp luật và quyền được mang và giữ vũ khí, được quy định trong Tu Chính Án thứ Hai của Hiến pháp Hoa Kỳ – Second Amendment to the United States Constitution.

Từ thập niên 1990s đến nay, đã có hai cuộc xung đột vì màu da làm rúng động toàn nước Mỹ:

  1. Năm 1992, tại Los Angeles County, California, bạo loạn đã xẩy ra sau khi tòa xử trắng án bốn người cảnh sát da trắng đã sử dụng sức mạnh quá mức (excessive force) khi bắt giữ một người da đen tên Rodney King
  2. Năm 2020, tại thành phố Minneapolis, Minnesota, một viên cảnh sát da trắng đã giết người da đen tên George Floyd, và đã tạo nên luồng sóng phản đối dữ dội từ cả người da đen lẫn da trắng trên khắp nước Mỹ.

Theo nhận xét riêng của người viết, hai cuộc biểu tình phản đối nói trên đều khởi đi từ yếu tố chính đáng, bắt nguồn từ việc nhân viên công lực người da trắng đã kỳ thị và ngược đãi người da đen – có trường hợp đưa đến việc sát nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những người biểu tình, phản đối chính đáng còn có sự tham dự của nhiều phần tử trộm cướp, hôi của và nhiều thành phần vô chính phủ (arnachist), tùy tiện đốt phá, hủy hoại và cướp bóc tài sản của người dân.

Và một khi chính quyền sở tại không đủ khả năng hoặc không đủ ý chí để bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân thì việc có người đứng ra hành xử “Quyền Tự Vệ Bằng Súng” là điều khó tránh khỏi.

Continue reading

Điều gì sẽ đẩy Trung Hoa đến chỗ động binh khởi chiến?

Cuộc chiến tranh lạnh đã đang diễn ra. Câu hỏi được đặt ra là liệu Washington có thể làm Bắc Kinh chùn bước để không khởi động cuộc chiến tranh nóng hay không.

Bên trên là phần được trích dẫn trong bài báo What Will Drive China to War? đăng trên The Atlantic ngày 01/11/2021. Xin được giới thiệu bài phân tích này của hai tác giả Michael Beckley và Hal Brands.

Michael Beckley là Jeane Kirkpatrick Visiting Fellow tại American Enterprise Institute (AEI). Nghiên cứu của ông tập trung vào sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa, và ông là associate professor tại Đại học Tufts.

Hal Brands là senior fellow tại AEI. Ông nghiên cứu về chính sách đối ngoại và chiến lược quốc phòng của Hoa Kỳ, và ông là Henry A. Kissinger Distinguished Professor của Global Affairs tại Johns Hopkins School of Advanced International Studies.


Continue reading

Họa Cô Vít

3T

Còn chừng 1 tuần nữa là qua hết tháng 10 năm 2021. Từ hồi Cô Vít kéo qua tấn công nước Mỹ tới nay tính ra cũng hơn một năm rưỡi, chớ đâu có ít! Nghe nói Cô Vít được sáng chế từ một phòng lab vi trùng học tại Vũ Hán của nhà Đại Hán.

Giống như mấy “điệp viên gái” làm điệp vụ trong lòng địch, nương nương Cô Vít này “nhập nội” rất là “hung,” còn hung hơn… “ghẻ bộ đội” vô Sài Gòn sau 30/4/75. Ai có sống tại Thành phố Hồ Chí Minh sau “giải phóng” – thời 75-77 – là phải biết tới màn bị phỏng da… non vì phải xức thuốc lác hiệu ông già để trị ghẻ bộ đội.

Xuất xứ của Cô Vít này nào có chi xa lạ. Đâu phải khơi khơi mà được các đỉnh cao trí tuệ của xứ Bắc Hà tôn xưng là “chị hiền Trung Quốc!” Vì cao cơ hơn mấy đỉnh cao (tới 1.1 mét) trí tuệ tại thủ đô Hà Lội cả chục lần, nên chị em ta dòng Cô Vít ào ào tuôn qua Mỹ lẹ làng hơn gấp mấy ngàn lần ghẻ bộ đội vô Sài Gòn sau 75.

Bị như dzậy nên nguyên con nước Mỹ lãnh đạn. Trúng độc trầm kha, nước Mỹ quýnh quáng mê sảng, không biết phải đối phó ra sao với đại họa Cô Vít.

Continue reading

Ngôn luận trên Internet rồi sẽ đi về đâu?

Hiện nay, việc điều hợp (moderation) và kiểm duyệt nội dung phát biểu (content) vẫn đang xảy ra trên các mạng truyền thông xã hội (social media), hay Internet platforms của Big Tech. Việc làm này của Big Tech đụng chạm nặng đến nguyên tắc cột trụ của người Mỹ trong đời sống: Tự do Ngôn luận. Giải quyết việc này sẽ không đơn giản, nhất là vì hiện nay Big Tech được bảo vệ bởi luật trong Section 230.

Tổng Thống Thomas Jefferson có lần nói: When injustice becomes law, resistance becomes duty. (Khi bất công trở thành luật, thì kháng cự trở thành nhiệm vụ.)

Nhìn theo quan điểm này, thì kháng cự lại Big Tech là chuyện tất phải có. Tuy nhiên, sau khi nắm giữ được những ứng dụng quan yếu trên Internet, Big Tech đã tiến đến chỗ khống chế được xã hội ở nhiều mặt. Để kháng cự lại sự kiểm soát chặt chẽ của một hệ thống có cấu trúc tập trung (centralized systems) như của Big Tech, thì xem ra xã hội sẽ cần đến những loại “vũ khí” mới, được hình thành từ những kỹ thuật mới theo một cấu trúc “phân tán mỏng” – mà theo ngôn ngữ kỹ thuật distributed systems, thì mới có khả năng vượt thắng được những “bức tường lửa” của Big Tech.

Đây sẽ là một “kháng cự cực kỳ đa dạng phức tạp về mặt kỹ thuật, sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt của xã hội, ngay cả chính quyền. Xin mời quý vị theo dõi phần chuyển ngữ bài viết Today’s Internet Speech Debates Are a Dead End. What’s Next? đăng ngày 12/10/2021, trên website của Cato Institute – một libertarian think tank. Tác giả, Matthew Feeney, là một giám đốc của Dự án về những Kỹ thuật đang Nổi lên (Project on Emerging Technologies) tại Cato. Ông làm việc trong lãnh vực liên quan đến những vấn đề về kỹ thuật mới và quyền tự do dân sự (civil liberties).


Continue reading

Độc Tài Từ Phe Tả

Trong thời gian vừa qua, tại nhiều thành phố lớn ở Mỹ, đã có những hành động chống phá cực đoan, có khi là bạo động, được thực hiện bởi những nhóm thuộc phe tả như Antifa, hoặc bởi phong trào Black Lives Matter (BLM) mà nhiều người cho là đã đẩy mạnh lịch trình nghị sự của những thành phần cực tả.

Cũng như trên mặt truyền thông đại chúng, như TV, báo chí, hay qua các mạng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter hay YouTube, đã thường thấy xuất hiện những biện pháp kiểm duyệt, hay tước bỏ diễn đàn (de-platform) ngăn cấm không cho người không cùng quan điểm chính trị, hay xã hội sử dụng. Trong số đó, có người bị “chế tài” đơn giản chỉ vì họ đi “chệch hướng” với các phong trào tả phái “dòng chínhđương thời như Woke hay BLM. Và những biện pháp trừng phạt có tính cách độc đoán áp chế của phe tả thường diễn ra trong một môi trường “văn hóa” mới: Cancel culture.

Tuy nhiên, có nhiều chuyên gia vẫn không nhìn ra được tính cách áp chế, độc tài nơi những hành động nói trên của nhiều thành phần phe tả. Để tìm hiểu tình trạng này, xin mời quý vị đọc phần chuyển ngữ của bài báo The Experts Somehow Overlooked Authoritarians on the Left của Sally Satel đăng trên The Atlantic ngày 25/9/2021. Tác giả bài báo là một chuyên gia bệnh tâm thần (psychiatrist), một học giả thường trú tại American Enterprise Institute, và là đồng tác giả của quyển sách Brainwashed: The Seductive Appeal of Mindless Neuroscience. Bà là giáo sư thỉnh giảng tại Vagelos College of Physicians and Surgeons của Đại học Columbia, New York.


Continue reading

Có thể nào cứu vãn được tuần trăng mật ngắn ngủi của Biden với Âu châu?

Đối với Âu châu, lễ nhậm chức của ông Biden báo hiệu một khởi đầu mới mẻ trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Họ công khai hoan nghênh ông Biden so với người tiền nhiệm Donald Trump. Tổng thống Biden đã nói với các nhà lãnh đạo Âu châu: “Hãy để tôi xóa bỏ bất cứ nghi ngờ nào còn sót lại: Hoa Kỳ sẽ hợp tác chặt chẽ với các đối tác Liên minh Âu châu và các thủ đô trên khắp lục địa, từ Rome đến Riga, để đáp ứng với những thách thức chung mà chúng ta phải đối diện.”1

Nhưng với cuộc rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan vào tháng 8/2021, phản ứng của Âu châu có thể được tóm tắt qua tựa đề của bài báo đăng trên politico.eu: “Mất tin tưởng và phản bội: Âu châu phản ứng trước sự ‘tính toán sai lầm’ của Biden ở Afghanistan”2.

Và vừa qua, với hiệp ước quân sự AUKUS, được ký kết giữa Úc, Anh và Mỹ, đã tạo ra sự phẫn nộ từ Pháp và một số đồng minh EU. Trong cuộc phỏng vấn với radio France Info, Ngoại trưởng Pháp Le Drian đã nói: “Đây không phải là điều mà các đồng minh đối xử với nhau. Quyết định tàn bạo, đơn phương và không thể tiên liệu được này nhắc tôi nhớ rất nhiều đến những gì ông Trump thường làm.”3

Qua “tuần trăng mật” ngắn ngủi với chính quyền Biden, Âu châu đã nhận ra có nhiều “tương đồng” giữa “America First” của Trump và “America is back” của Biden. Và nhất là đã có dấu hiệu Mỹ “chuyển trục” sang Á châu Thái Bình Dương. Xin mời quý vị đọc phần chuyển ngữ của bài báo Can Biden’s short-lived honeymoon with Europe be salvaged? của Melissa Rossi, đăng trên Yahoo!News ngày 24/9/2021.


Continue reading
« Older posts Newer posts »