Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Author: editor (Page 3 of 12)

Bài Thơ Đã Viết

Thời gian có thể làm lành vết thương. Nhưng thời gian không làm sống lại được người đã bị chết, bị tàn hại bởi sự thù hận của cộng sản Việt Nam sau ngày 30/4/1975. Thời gian cũng không cứu được những gia đình, những con em đã bỏ thây hay bị hải tặc làm nhục trên biển cả vì phải trốn chạy cộng sản Việt Nam… Ở giây phút hình ảnh những ngày đau buồn nhất của miền Nam quay trở lại:

Tôi đã viết bài thơ
Kể những chuyện trần gian
Những chuyện khắc trong tim
Những chuyện in trong óc.

Continue reading

Dậy đi em!

Từ giữa tháng 3 đến 30/4/1975, từ Đà Nẵng đến Khánh Dương; Kontum sang Ban Mê Thuột; rồi Long Khánh, Biên Hòa… và Sài Gòn, đã có biết bao người chồng, người anh, người chị, trong đêm đen mờ mịt đã vội vã đánh thức người vợ, lay mạnh những đứa em nhỏ, bằng những kinh hoàng hốt hoảng: Dậy đi em! …

Rồi trên đường trốn chạy cộng sản, những người di tản như đang đi vào chỗ chết. Người già, phụ nữ, trẻ em, còn biết làm gì hơn là phó mặc cho số kiếp mong manh của những nạn nhân đang lần tìm cõi sống?

Dậy đi em! chỉ là một bài thơ không đoạn kết và chỉ ghi được một chút nhỏ nhoi của nỗi thống khổ thương đau của người dân miền Nam trong biến cố 30/4/75.

Dậy đi em! cũng chỉ quẩn quanh nhìn được và “bắt nắm” được một vài góc cạnh “tân thời” của một xứ sở đã “hồi phục,” đã “vươn lên” thành “hiện tượng.”

Xin mời quý vị và các bạn cùng đọc bài thơ không đoạn kết …  -thơ Tín

Continue reading

Âu Châu Bừng Tỉnh Chuyển Mình Sau Khi Nga Tấn Công Ukraine

Nhìn về vấn đề an ninh của đất nước, người Việt chúng ta khá quen thuộc với lời căn dặn: “Cư an tư nguy” và tại Hoa Kỳ thì “Peace through strength” được xem là ý tưởng nền tảng cho chính sách ngoại giao của tổng thống Reagan, còn được biết đến là Reagan Doctrine (Chủ thuyết Reagan) trong thập niên 1980s.

Tại Âu châu từ khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt vào năm 1991 cho đến tháng 2/2022, Âu châu đã rất hòa bình và thịnh vượng. Căn cứ trên những diễn tiến chính trị tại đó, xem ra Âu châu đã rất hài lòng với ý tưởng “Peace through… Politics!” Ở đây, chữ Politics muốn nói là “nhượng bộ,” là “thỏa ước,” là “ngoại giao,” là “kinh tế” và không chú trọng đến quân sự. Và thực ra, sức mạnh quân sự của Âu châu, cho đến nay, xem ra chỉ đáp ứng được vai trò phụ trợ trước những biến cố quân sự lớn của thế giới.

Tất cả những quan điểm và phong cách lịch thiệp “yêu hòa bình, chuộng thương thảo” theo cách thế nói trên của Âu châu đã bị, có thể nói là, tan tác trước việc Nga xua quân xâm lăng Ukraine vào tháng Hai 2022. Trước biến cố lịch sử này và trước nguy cơ của một sự xâm lăng quân sự có thực, Âu châu đã tỉnh người thức dậy!

Xin mời quý vị đọc bài tiểu luận L’Europe dans l’interrègne : notre réveil géopolitique après l’Ukraine (Âu châu trong Giai đoạn Chuyển mình: Sự bừng tỉnh về địa lý chính trị của chúng ta sau Ukraine) đăng trên website của Groupe d’études géopolitiques (Nhóm nghiên cứu địa lý chính trị) ngày 24/3/2022. Phần chuyển sang Việt ngữ căn cứ theo bản Anh ngữ Europe in the Interregnum: our geopolitical awakening after Ukraine.

Tác giả bài viết, ông Josep Borrell Fontelles, hiện đang là EU High Representative for Foreign Affairs and Security Policy (Đại diện Cao cấp của EU đặc trách Ngoại giao và Chính sách An ninh) và ông còn là Vice-President của European Commission. Trước đây, ông đã là President of the European Parliament từ 2004-2007.


Continue reading

Những kẻ xuẩn ngốc hữu dụng người Đức của Putin

Không ai có thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của người Đức trong nhiều lãnh vực trên thế giới như văn chương, triết học, âm nhạc, nghệ thuật, khoa học và kinh tế…

Hiện tại, về kinh tế, Đức quốc đứng đầu Âu châu và thứ 4 trên thế giới sau Hoa Kỳ, Trung Hoa và Nhật Bản. Sức mạnh kinh tế đó đã cho phép Đức có thể làm đối trọng với Nga, một cường quốc quân sự mà tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2021 của họ chỉ ở hàng thứ 12 trên thế giới, sau cả Nam Hàn.

Ngược về quá khứ, trong thế kỷ qua, Đức đã là “tác nhân” trong việc gây ra Thế Chiến I và II. Ở những thời điểm đó, Đức đã đứng vào phía bên lề sai trật của lịch sử.

Và vừa mới đây, việc Nga xâm lăng Ukraine trong tháng 2/2022 đã cho thấy sự thất bại hoàn toàn của toàn bộ chính giới Đức trong “triều đại” 16 năm của bà Merkel qua chính sách chủ trương “mềm mỏng” với Nga để sống chung (hay mua chuộc) hòa bình.  Xem ra, thêm một lần nữa, Đức quốc lại đứng vào phía bên lề sai trật của lịch sử.

Xin giới thiệu phần chuyển ngữ của bài báo Putin’s useful German idiots đăng trên Politico Europe, ngày 28/3/2022. Tác giả bài báo là Matthew Karnitschnig, trưởng phóng viên Âu châu của (POLITICO’s chief Europe correspondent), trụ sở đặt tại Berlin.


Continue reading

Vladimir Putin – 22 Năm từ Chính Khách đến Bạo Chúa

Ngày 24 tháng 02, 2022, Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đã xua quân xâm lăng Ukraine. Tính cho đến cuối tháng 3, 2022, thì Nga đã thất bại trong toan tính tốc chiến tốc thắng để chiếm Ukraine. Tổn thất nặng nề nhất vẫn là người dân Ukraine. Chịu trách nhiệm lớn nhất trong vụ xâm lăng này phải là ông Vladimir Putin.

Nếu mượn lời của cựu Tổng thống Pháp Charles de Gaulle để hỏi: Qui est Putin? Thì có lẽ không ai có thể đưa ra được câu trả lời chính xác.

Dù vậy, bài báo The Making of Vladimir Putin đăng trên tờ The New York Times ngày 26/3/2022 đã cô đọng được quá trình 22 năm hình thành ông Putin từ chính khách đến bạo chúa. Xin giới thiệu đến quý vị bạn đọc phần chuyển ngữ của bài báo này.

Tác giả bài báo là Roger Cohen – trưởng phòng báo chí (bureau chief) tại Paris của tờ The New York Times. Ông đã làm cho tờ The New York Times hơn 30 năm, từng là phóng viên nước ngoài và biên tập viên nước ngoài. Roger Cohen lớn lên ở Nam Phi và Anh, sau này ông ta trở thành công dân Mỹ (naturalized American).


Continue reading

Đôi Mắt Oedipus

Cuộc đời giống như ván bài. Lá bài chia cho bạn thì thuộc về số mạng; còn cách bạn chơi lá bài đó như thế nào thì thuộc về ý chí tự do.

Life is like a game of cards. The hand you are dealt is determinism; the way you play it is free will.

JAWAHARLAL NEHRU (1889–1964)

Trần Thi

Theo thần thoại cổ Hy Lạp, thành phố Thebes khi xưa được trị vì bởi King Laius và Queen Jocasta. Và con trai của hai vị này là Oedipus.

Tuy nhiên, ngay từ lúc Oedipus đang còn trong bụng mẹ, Vua Laius đã được lời tiên tri cho biết là đứa con trai sắp ra đời sẽ giết Vua trong mai hậu.

Vì vậy, khi Hoàng hậu Jocasta hạ sinh Oedipus, Vua Laius ra lệnh cho một người thuộc hạ chăn cừu đem Oedipus bỏ trên một vùng rừng núi xa xôi và để mặc cho chết ở đó.

Động lòng trắc ẩn thương cho đứa bé sơ sinh vô tội, người thuộc hạ của Vua Laius đã đem Oedipus đưa cho một người chăn cừu khác.

Và người chăn cừu này đem Oedipus dâng lên cho King Polybus và Queen Merope của thành phố Corinth làm con nuôi.

Continue reading

Khinh Trí Thức 2.0

Vừa rồi, do một người bạn chuyển đến qua email, tôi có cơ hội đọc được bài nhận định của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc với tựa đề: Khinh Trí Thức1.

Ngay từ nhận xét đầu tiên trong bài, phải nói rằng tôi hoàn toàn đồng ý với những điều nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc viết:

Ở giới lãnh đạo Việt Nam, có một nghịch lý: một mặt, họ có vẻ chuộng bằng cấp, ai cũng có vẻ muốn có bằng cấp thật cao và tạo cơ hội cho các cán bộ dưới quyền có bằng cấp thật cao, kể cả bằng giả hoặc bằng dỏm; nhưng mặt khác, họ lại không che giấu được sự khinh bỉ cố hữu đối với trí thức.

Về điều trích dẫn từ nhà văn Nguyễn Thành Long được ghi phía dưới, thì dù đã đọc qua rồi, cũng là điều vẫn cần nên phải được lập lại:

“Khi đọc tài liệu Văn nghệ Diên An của Mao Trạch Đông, tôi còn nhớ nguyên văn một câu gây ấn tượng dai dẳng trong tôi: ‘Trí thức là cục phân’. Chúng tôi phải tin theo điều này và tự phủ nhận bản thân mình.” (Phong Lê (chủ biên) (1995), Cách mạng kháng chiến và đời sống văn học 1945-1854 [sic], Hà Nội: nxb Khoa học xã hội, tr. 527)

Và một đoạn khác trích từ phát biểu của nhà phê bình Nguyễn Đăng Mạnh:

Lần khác nữa, trong buổi họp mặt giữa Nguyễn Văn Linh, nguyên Tổng bí thư đảng, với khoảng 100 văn nghệ sĩ Hà Nội, vào tháng 10 năm 1987, Nguyễn Đăng Mạnh phát biểu: “Lãnh đạo khinh bỉ sâu sắc văn nghệ sĩ.”

Continue reading

Chính sách “Mơ hồ Chiến lược” của Mỹ tại Eo biển Đài Loan

Trong thời gian gần đây, Đài Loan liên tục lên tiếng báo động về những hoạt động quân sự khiêu khích của Trung Hoa gia tăng đến mức phải lo ngại. Thể hiện rõ nhất là sự xâm nhập của máy bay quân sự Trung Hoa tiến vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo này lên cao đến mức kỷ lục trong 4 thập niên vừa qua.

Ngày 10 tháng 10 năm 2021, trong dịp quốc khánh của Đài Loan, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan, Chiu Kuo-cheng, lên tiếng cảnh cáo rằng Trung Hoa lục địa (Hoa lục) sẽ có khả năng toàn diện tấn công hòn đảo này vào năm 20252.

Trước những gây hấn như vậy, Hoa Kỳ vẫn luôn đáp ứng bằng cách tái xác định sẽ tiếp tục giúp Đài Loan tự bảo vệ như Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, Lloyd Austin, đã tuyên bố tại Tổng Hành Dinh của NATO tại Bỉ, ngày 22/10/2021 (US Defense Secretary: US Will Continue to Help Taiwan Defend Itself3).

Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã không cam kết là sẽ bảo vệ Đài Loan khi bị tấn công.

Chính sách này của Hoa Kỳ đặt trọng tâm trên “sự mơ hồ chiến lược” (strategic ambiguity) đã được áp dụng từ 1979 sau khi Hoa Kỳ công nhận Trung Hoa.

Continue reading

Truyền thông xử án Rittenhouse

Từ ngày 1/11/2021 đến 19/11/2021, đã phiên xử Kyle Rittenhouse, bị buộc tội cố ý bắn người trong vụ bạo loạn tại Kenosha, Wisconsin. Trước đó, giới truyền thông đã cung cấp nhiều tường thuật và phân tích. Tuy nhiên, những thông tin mang nhiều thành kiến, như kỳ thị màu da, không chính xác và có khi đi đến mức sai lc.

Jonathan Turley đã có ý kiến đăng trên USA TODAY, ngày 19/11/2021, qua bài báo From Kenosha riots to Kyle Rittenhouse trial, biased media coverage makes everyone angrier (Từ những bạo loạn tại Kenosha đến phiên tòa xử Kyle Rittenhouse, sự tường thuật nặng thành kiến của giới truyền thông làm mọi người thêm tức giận).

Tác giả Jonathan Turley, thành viên của Hội đồng Cộng tác viên (Board of Contributors) của USA TODAY, là Shapiro Professor of Public Interest Law tại George Washington University. Ông còn là nhà phân tích pháp lý (a legal analyst) cho đài Fox News. Xin mời quý vị, quý bạn đọc phần chuyển ngữ của bài báo.


Continue reading

Quyền Tự Vệ Bằng Súng Tại Mỹ

Trần Trung Tín

Thứ Sáu ngày 19 tháng 11, 2021, sau hơn 25 giờ làm việc trong 4 ngày, toàn thể bồi thẩm đoàn, gồm mười hai (12) thành viên, tại tòa án ở Kenosha, Wisconsin đã quyết định Kyle Rittenhouse không có tội (not guilty) trước một cáo buộc về tội cố ý sát nhân cấp độ thứ nhất và bốn cáo buộc với các tội danh khác, theo tin CNN.

Vụ xử Kyle Rittenhouse được nhiều giới tại Hoa Kỳ quan tâm theo dõi vì có liên hệ đến nhiều yếu tố khác nhau như chính trị, kỳ thị màu da, và bên cạnh đó là những yếu tố pháp luật và quyền được mang và giữ vũ khí, được quy định trong Tu Chính Án thứ Hai của Hiến pháp Hoa Kỳ – Second Amendment to the United States Constitution.

Từ thập niên 1990s đến nay, đã có hai cuộc xung đột vì màu da làm rúng động toàn nước Mỹ:

  1. Năm 1992, tại Los Angeles County, California, bạo loạn đã xẩy ra sau khi tòa xử trắng án bốn người cảnh sát da trắng đã sử dụng sức mạnh quá mức (excessive force) khi bắt giữ một người da đen tên Rodney King
  2. Năm 2020, tại thành phố Minneapolis, Minnesota, một viên cảnh sát da trắng đã giết người da đen tên George Floyd, và đã tạo nên luồng sóng phản đối dữ dội từ cả người da đen lẫn da trắng trên khắp nước Mỹ.

Theo nhận xét riêng của người viết, hai cuộc biểu tình phản đối nói trên đều khởi đi từ yếu tố chính đáng, bắt nguồn từ việc nhân viên công lực người da trắng đã kỳ thị và ngược đãi người da đen – có trường hợp đưa đến việc sát nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những người biểu tình, phản đối chính đáng còn có sự tham dự của nhiều phần tử trộm cướp, hôi của và nhiều thành phần vô chính phủ (arnachist), tùy tiện đốt phá, hủy hoại và cướp bóc tài sản của người dân.

Và một khi chính quyền sở tại không đủ khả năng hoặc không đủ ý chí để bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân thì việc có người đứng ra hành xử “Quyền Tự Vệ Bằng Súng” là điều khó tránh khỏi.

Continue reading
« Older posts Newer posts »