Mắt nhắm
Cứng ngắc coi ù lì
Đêm thâu thêm mệt nhọc
Bịt miệng phun ú ớ
Continue reading
Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ
“The Universe is under no obligation to make sense to you.” ― Neil deGrasse Tyson (1958- )
Mắt nhắm
Cứng ngắc coi ù lì
Đêm thâu thêm mệt nhọc
Bịt miệng phun ú ớ
Continue reading
Trần Thi
Email trong nhóm ở sở của Hùng năm nào cũng rôm rả lời chúc tụng khi năm mới đang đến.
Nhóm của Hùng cũng độ hơn 60 người. Tính theo màu da thì trong nhóm có 3 sắc dân chính: da trắng, Ấn Độ và Á Châu (nghĩa là Trung Hoa và Việt Nam).
Năm Tây thì chúc Happy New Year. Năm ta thì chúc Happy New Lunar Year. Cứ thế thì chẳng có gì để phải nói.
Có lần vào dịp năm ta, có người bạn đồng nghiệp da trắng gửi ra lời chúc “Happy Tet” đến mọi người trong nhóm.
Thế là emails bắt đầu “xẹc” qua, “xẹc” lại.
Continue readingVào những năm đầu tiên của thời hậu “giải phóng,” khoảng 1979-80, khi chiến trường Tây Nam với Kampuchea lên cao điểm và quân Trung Cộng tràn qua biên giới phía Bắc Việt Nam, thì giới trai tráng trong Nam như lên cơn sốt.
Trong miền Nam, được “vinh hạnh trúng tuyển” nghĩa vụ quân sự, có muốn hay không thì cũng bị đẩy sang Kampuchea để “giải phóng” nước bạn, hoặc để chết như “bộ đội cách mạng” cuồng nhiệt muốn lấy thân mình “lấp lỗ châu mai” để xây dựng thành trì xã hội chủ nghĩa.
Còn từ phương Bắc, thì mối họa truyền kiếp “bá quyền sô vanh nước lớn (chauvinism)” thuộc nhà Đại Hán và người anh em cộng sản Việt Nam “môi hở răng lạnh” “núi liền núi, sông liền sông” đang xâu xé tàn sát lẫn nhau.
Bên nào thắng thì người dân Việt Nam cũng đều chết dở, sống dở!
Continue readingNgang
Qua biển. Lên
Khu. Vũng Áng1.
Giành nhau. Tranh
Sống
Thắc thỏm. Âu lo. Xơ xác.
Nổi. Lêu bêu.
Đi
Đường đêm thêm nặng bước
Lẻ bóng. Theo. Lộ mòn
Cẳng rêm khiêng gối mỏi
Lết bết. Tới. Chân như?
Quơ tay chụp thời khắc
Hỏi giờ. Về. Được chưa?
Đứng
Vểnh tai nghiêng mặt nghệt
Ngu ngơ. Trông. Lớ ngớ
Thắc thỏm đôi chân rạc
Ngẩn ngơ. Tìm. Hư ảo
Say mê hoài ngày tháng
Đến giờ. Đợi. Chờ ai?
Trần Thi
Sau tháng Tư 1975, chính quyền “cách mạng” hay đặt tên các phương tiện giao thông vận tải xuyên Việt với hai chữ Thống Nhất đi kèm. Chẳng hạn như tuyến đường sắt Thống Nhất, rồi từ đoàn tàu (hỏa) Thống Nhất, đến tàu (thủy) Thống Nhất…
Thời đó, “phó thường dân Nam bộ” hiểu hai chữ “Thống Nhất” này một cách rất “giản đơn:” Từ ngoài Bắc, người thì đua nhau kéo vào Nam; Còn từ trong Nam, hàng thì lũ lượt chở ra Bắc.
Continue readingĐã bao lần. Cạnh bên em
Trò chuyện.
Còn đâu tuổi đôi mươi!
Sao vẫn cứ ngập ngừng vơ vẩn.
Thy Trang
Mỗi lần chạy sang nhà hàng xóm và thấy chiếc quạt trần đang quay là cậu nhỏ cứ đăm chiêu mãi. Nỗi “suy tư” của cậu nhóc rất giản dị: Không biết chiếc quạt đang quay đó có rơi xuống “quạt” ngay vào… cổ cậu không?
Nỗi lo sợ vẩn vơ đó làm cậu nhỏ rờn rợn. Đôi khi nghe tiếng gió rít lên từ các cánh quạt, cậu nhỏ lại liên tưởng đến lời nguyền của những mụ phù thủy trong chuyện cổ tích.
Mà chắc có phù thủy thật! Chứ không thì tại sao khi đứng yên có đến những ba cánh quạt, nhưng khi quay thì cả ba cánh quạt lại biến đi đâu mất hết và chỉ để lại một mặt phẳng lung linh?
Continue reading© 2025 Góp Nhặt Cát Đá
Theme by Anders Noren — Up ↑