Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Author: editor (Page 12 of 13)

Chuyện Năm Cũ

Trần Thi

Chiếc command car thắng lại, cọ mạnh bánh nơi trước của nhà Hùng.  Cả nhà anh vừa xong bữa cơm trưa.

“Đây. Đây. Đúng địa chỉ đây rồi.” Giọng nói đặc sệt của người đàn ông mừng rỡ rối rít.

Đã nhận được thư báo trước, cả nhà Hùng mở cửa chạy ra. Người khách vẫn hơi phân vân, bỡ ngỡ.  Bố Hùng điềm đạm bắt tay:

“Tôi mừng cậu vẫn khỏe. Trông cậu cũng già đi nhiều.”

Ông khách, em trai của mẹ Hùng, chớp chớp mắt cảm khái:

“Chóng thật.  Có đến hơn 30 năm em không gặp anh chị.”

Continue reading

Cuộc Cách mạng Kỹ nghệ Lần thứ Tư – Ý nghĩa và Cách ứng phó

Năm 2013 là lần đâu tiên nhóm chữ “Fourth Industrial Revolution” được sử dụng bởi một nhóm khoa học gia đang hình thành một chiến lược công nghệ cao (high-tech strategy) cho chính quyền Đức.

Năm 2015, ông Klaus Schwab, Founder và Executive Chairman của World Economic Forum (WEF), đã giới thiệu bài tiểu luận “The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond đến một diễn đàn rộng lớn hơn qua tạp chí Foreign Affairs.

Năm 2016, World Economic Forum tổ chức Hội Nghị Thường Niên tại Davos-Klosters, Switzerland, với chủ đề: “Mastering the Fourth Industrial Revolution“. Trong hội nghị này ông Klaus Schwab, đã thuyết trình khai mạc với bài tiểu luận: The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond.


Continue reading

Trên Đất Lạ

Trần Thi

Dường như cuộc sống hiện tại trên đất lạ dễ làm chúng ta bận rộn quá thể, bạn nhỉ? Còn được mấy lúc bạn có thể thong thả nằm lăn trên cỏ, ngửa mặt nhìn trời?

Bạn, chúng ta có bận rộn quá chăng hay tất cả đang già nua cằn cỗi? Đâu đó, trong tiềm thức của bạn, của tôi, dường như chúng ta cố tình tránh né những lối về qua quá khứ.

Có phải vì (vật lộn với) hiện tại, (lo nghĩ về) tương lai và (quay nhìn lại) quá khứ đã không còn để lại cho chúng ta chút thời gian đủ dài hoặc dăm ba cơ hội đủ nhàn nhã để có được ít phút giây bình tâm nghe được “tiếng vang” của yên lặng?

Liệu rằng đời sống – trên đất lạ – với những vật lộn và phấn đấu cần phải có, rồi cũng sẽ chỉ đưa chúng ta đến khô cằn và cứng cỏi? Hay chính chúng ta đang mắt mờ lạc lối?

Continue reading

Không Thời Gian

Trần Thi

Xa…

Mãi trong đại lục, khí hậu lắm lúc thật lạ. Sáng ngày thật đẹp nắng, thoáng chiều đến đã lại mưa.

Tan sở. Hưng nhìn ra bãi đậu xe. Mưa chưa nặng hạt, người đã đi đâu hết.

Dường như. Xa. Nên ai cũng vội. Vội về? Hay vội đi?

“Vẫn còn khá sớm, chẳng việc gì phải vội.” Hưng tặc lưỡi, đứng nán lại bên hàng hiên trước sở.

Cổng vào sở làm, cửa đã khóa. Hết giờ làm việc, cô thư ký tiếp khách đã ra về. Có ai đó gọi điện thoại đến không đúng lúc. Trên bàn chuông reo liên hồi. Xuyên qua lần cửa kính, âm vang đứt quãng từng đợt. Được một lúc rồi im bặt. Mất hút. Không như nhịp chuông hôm nào vẫn luẩn quẩn trong Hưng.

Continue reading

Buổi Chợ Chiều

 Trần Thi

Tủ lạnh đã trống trơn. Hai thùng mì gói và phở ăn liền cũng hết sạch. Mấy chàng roommates độc thân đang ồn ào kháo nhau đi chợ. Một loạt các thứ lẩm cẩm mắm muối, dầu mỡ được dịp lên list.

“Tour of duty” lần này xoay đúng lượt người thanh niên trong bọn. Cái nết ham vui của anh vẫn chưa chừa bỏ được. Đi chợ nấu ăn mà vẫn cố chèo kéo thêm người bạn, để sau đó còn tính chuyện cà phê thuốc lá. Một công đôi ba việc!

Continue reading

Luật Bên Mỹ

3T

Sống bên Mỹ, có một chuyện dễ làm nhức đầu nhứt. Đó là chuyện luật pháp.

Lờ quờ mà bị dính chấu vô ba cái vụ pháp luật và bị lãnh án là coi như đời tàn nơi ngõ hẹp. Hổng phải chuyện giỡn chơi.

Bên California thì hồi nào tới giờ, có luật cho phép truy tố ra tòa mấy vụ hãm hiếp hay xâm phạm tình dục con nít. Nhưng chỉ được đem ra kiện trong vòng mười (10) năm tính từ khi có chuyện làm bậy mà thôi. Còn qua sau mười năm, thì coi như bỏ! Hết kiện được.

Continue reading

Lớp C.O.

3T

Hồi đầu tháng 8/2016 mới rồi, nghe tin tức nói chánh quyền Mỹ của ông Tổng Thống Obama trong năm sẽ cho vô Mỹ ít nhứt là 10,000 người Syria tị nạn.

Ngẫm nghĩ lòng vòng một hồi, cái thằng 3T tui nhớ lại hồi người Việt mình đi tị nạn cộng sản thời mấy chục năm dìa trước.

Hồi đó, cỡ khoảng sau 1981, ở trại tị nạn bên đảo Galang, Indonesia, trước khi đi định cư tại Mỹ, mọi người từ 18 tuổi trở lên đều bị bắt buộc theo học một lớp C.O. trong 3 tháng để học về mấy điều thường thức cần biết khi sanh sống tại Hoa Kỳ. Kêu là C.O. vì đó là viết tắt của hai chữ Cultural Orientation.

Continue reading

Xa Lộ Tin Liệu – Thập niên 1990s: Thời Kỳ Phát Triển

Thy Trang2

Ngược dòng thời gian về trước, vào lúc điện thoại bắt đầu phát triển, đã có nhiều người dự đoán là điện thoại chính yếu sẽ được dùng để nghe những buổi nhạc opera truyền về nhà.

Lúc ấy, ngoại trừ những bộ óc có khả năng dự kiến xa như của Jules Verne, người được xem như cha đẻ của bộ môn khoa học giả tưởng thời nay, không ai phác tính trước được vai trò của điện thoại sẽ như thế nào trong xã hội hiện thời, nhất là với những ứng dụng có liên quan đến điện thoại như fax, hoặc voice mail.

Continue reading
« Older posts Newer posts »