Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Tag: kỳ thị

Truyền thông xử án Rittenhouse

Từ ngày 1/11/2021 đến 19/11/2021, đã phiên xử Kyle Rittenhouse, bị buộc tội cố ý bắn người trong vụ bạo loạn tại Kenosha, Wisconsin. Trước đó, giới truyền thông đã cung cấp nhiều tường thuật và phân tích. Tuy nhiên, những thông tin mang nhiều thành kiến, như kỳ thị màu da, không chính xác và có khi đi đến mức sai lc.

Jonathan Turley đã có ý kiến đăng trên USA TODAY, ngày 19/11/2021, qua bài báo From Kenosha riots to Kyle Rittenhouse trial, biased media coverage makes everyone angrier (Từ những bạo loạn tại Kenosha đến phiên tòa xử Kyle Rittenhouse, sự tường thuật nặng thành kiến của giới truyền thông làm mọi người thêm tức giận).

Tác giả Jonathan Turley, thành viên của Hội đồng Cộng tác viên (Board of Contributors) của USA TODAY, là Shapiro Professor of Public Interest Law tại George Washington University. Ông còn là nhà phân tích pháp lý (a legal analyst) cho đài Fox News. Xin mời quý vị, quý bạn đọc phần chuyển ngữ của bài báo.


Continue reading

Quyền Tự Vệ Bằng Súng Tại Mỹ

Trần Trung Tín

Thứ Sáu ngày 19 tháng 11, 2021, sau hơn 25 giờ làm việc trong 4 ngày, toàn thể bồi thẩm đoàn, gồm mười hai (12) thành viên, tại tòa án ở Kenosha, Wisconsin đã quyết định Kyle Rittenhouse không có tội (not guilty) trước một cáo buộc về tội cố ý sát nhân cấp độ thứ nhất và bốn cáo buộc với các tội danh khác, theo tin CNN.

Vụ xử Kyle Rittenhouse được nhiều giới tại Hoa Kỳ quan tâm theo dõi vì có liên hệ đến nhiều yếu tố khác nhau như chính trị, kỳ thị màu da, và bên cạnh đó là những yếu tố pháp luật và quyền được mang và giữ vũ khí, được quy định trong Tu Chính Án thứ Hai của Hiến pháp Hoa Kỳ – Second Amendment to the United States Constitution.

Từ thập niên 1990s đến nay, đã có hai cuộc xung đột vì màu da làm rúng động toàn nước Mỹ:

  1. Năm 1992, tại Los Angeles County, California, bạo loạn đã xẩy ra sau khi tòa xử trắng án bốn người cảnh sát da trắng đã sử dụng sức mạnh quá mức (excessive force) khi bắt giữ một người da đen tên Rodney King
  2. Năm 2020, tại thành phố Minneapolis, Minnesota, một viên cảnh sát da trắng đã giết người da đen tên George Floyd, và đã tạo nên luồng sóng phản đối dữ dội từ cả người da đen lẫn da trắng trên khắp nước Mỹ.

Theo nhận xét riêng của người viết, hai cuộc biểu tình phản đối nói trên đều khởi đi từ yếu tố chính đáng, bắt nguồn từ việc nhân viên công lực người da trắng đã kỳ thị và ngược đãi người da đen – có trường hợp đưa đến việc sát nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những người biểu tình, phản đối chính đáng còn có sự tham dự của nhiều phần tử trộm cướp, hôi của và nhiều thành phần vô chính phủ (arnachist), tùy tiện đốt phá, hủy hoại và cướp bóc tài sản của người dân.

Và một khi chính quyền sở tại không đủ khả năng hoặc không đủ ý chí để bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân thì việc có người đứng ra hành xử “Quyền Tự Vệ Bằng Súng” là điều khó tránh khỏi.

Continue reading