Quan sát. Lắng nghe. Ghi nhận. Chia sẻ

Cuộc Truy Lùng Tên Gián Điệp Điện Toán

Đầu thập niên 1980s, computer hacking cũng còn là một việc mà cơ quan an ninh như FBI hay tình báo CIA vẫn chưa thấu đáo. Cho nên nhân viên của họ đa số đều ngơ ngác khi có yêu cầu nhờ đối phó với loại tội phạm mới này.

Khởi đầu, Clifford Stoll, nhân vật chính, đã phải một mình đối phó với các hackers từ Đức, và đã đánh bại nhóm này. Quá trình làm việc của ông được công nhận như là một trong những thí dụ đầu tiên của khoa truy lùng tội phạm kỹ thuật số. [It is recognized as one of the first examples of digital forensics.]

Thy Trang thuật theo ‘Hunt for the Hacker Spy’ của Lawrence Elliott1


Màn bí mật bắt đầu trùm xuống trung tâm thí nghiệm Lawrence Berkeley National Laboratory, thường được gọi tắt là trung tâm LBL, tại thành phố Berkeley, miền Bắc California, khi viên quản trị hệ thống điện toán phát hiện có kẻ lạ xâm nhập.

Kẻ lạ đó là ai? Âm mưu toan tính gì? Vì sao sở điều tra liên bang FBI lại khoanh tay bó gối? Mà tình báo trung ương CIA cũng án binh bất động?

***

Clifford Stoll (người Mỹ gọi tắt là Cliff) được đề cử làm quản trị viên hệ thống điện toán (system administrator) tại trung tâm thí nghiệm LBL tại Berkeley, gần vịnh San Francisco, vào một ngày thứ Năm trong tháng 8, 1986.

Sang hôm sau, thứ Sáu, Dave Cleveland bước vào phòng của Cliff và thẩy lên bàn một chồng sổ sách: “Này ông bạn thần đồng. Có chút chuyện cho ông bạn ‘giải sầu’ đây. Ráng làm sao cho mọi người ‘giựt’ lé con mắt coi.”

Vấn đề gì trong đống giấy tờ kế toán này mà nghe coi bộ dữ dằn quá vậy? À, thì ra có tới… 75 xu sai biệt trong kết toán chi tiêu của hệ thống điện toán! Bộ hết chuyện giỡn chơi hay sao mà kêu Cliff làm công chuyện của một thư ký kế toán?

Clifford Stoll, chính ra là một nhà thiên văn, với văn bằng tiến sĩ, chuyên khoa về hành tinh học. Trong suốt hai năm vừa qua, Cliff rất bận rộn trong việc thiết kế dàn kính thiên văn viễn vọng. Mới tuần rồi, ngân khoản tài trợ chương trình làm việc của anh cũng vừa cạn, Cliff đang chuẩn bị… thất nghiệp.

Tuy nhiên, ngoài chuyên môn chính thức về thiên văn, anh cũng rất “sáng chói” trong điện toán. Chẳng dại gì mà lại không sử dụng một nhân tài có sẵn trong tay, thế là ban giám đốc trung tâm LBL liền đề cử Cliff làm quản trị viên hệ thống điện toán của trung tâm.

Và đây – Cliff, khoa học gia Tiến sĩ Thiên văn học, ngồi cặm cụi dưới tầng hầm trong khu trung tâm điện toán của LBL, đang suy nghĩ tính toán nhằm tìm ra nguyên ủy của sự thất thoát ngân sách lớn tới… 75 xu!

Tại trung tâm thí nghiệm LBL có hơn 1,000 khoa học gia và bác học sử dụng hơn một chục máy điện toán hạng nặng (mainframe) hoạt động suốt ngày đêm để tìm ra giải đáp cho những vấn đề thuộc lãnh vực vật lý, thiên văn.

Việc ghi nhận, trao đổi những tin tức, dữ kiện cũng đều được chu toàn bởi những dàn máy điện toán. Mỗi người sử dụng hệ thống đều được cấp cho một trương mục điện toán (account). Giờ khắc sử dụng đều được ghi nhận chính xác đến phần trăm của một giây đồng hồ. Kết toán hóa đơn của việc sử dụng hệ thống sẽ được gửi đến từng mỗi ban ngành liên hệ. Hệ thống được vận hành trên một căn bản tuyệt đối chính xác, như vậy tại sao lại có sự chênh lệch, dù chỉ có tí xíu: 75 xu?

Nếu là một người bình thường, hẳn đã lẩm bẩm: nhằm nhò gì mấy chục xu lẻ tẻ. Nhưng Cliff Stoll, một người trẻ 36 tuổi, nhanh nhẹn, với một cái đầu tóc quắn, bù xù theo kiểu của Einstein – không phải là một nhân viên điện toán bình thường. Anh ta là một khoa học gia rất bướng bỉnh. Cliff truy lùng 75 xu mất tích như thể đang tìm kiếm một tinh cầu bị thất lạc.

Clifford Stoll: tác giả của quyểnThe Cuckoo’s Egg, 1990 – lừng danh về việc truy lùng hackers

Ngay tối hôm ấy, Cliff viết một loạt programs để trắc nghiệm lại toàn bộ hệ thống. Kết quả thu nhận: Toàn hảo!

Tiếp đó, Cliff ra lệnh cho program tìm xem ai là kẻ sử dụng 75 xu. Bíp… Bíp… Bíp, trên màn ảnh hiện ra trương mục điện toán mang tên Hunter – Gã thợ săn.

Lại cho lục tìm tiếp. Bíp… Bíp… Bíp, hệ thống cho biết Gã thợ săn này không làm việc trong bất cứ ban ngành nào ở trong khu thí nghiệm LBL!

75 xu tiền phí tổn sử dụng hệ thống là để trả cho khoảng thời gian Gã thợ săn sử dụng mã khóa để “mở cửa” tiến vào hệ thống. Hôm đó là đêm thứ Sáu. Cliff có hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật để nghỉ ngơi và suy nghĩ.

Sáng thứ Hai đến sở làm, lại có thêm chuyện giật mình. Điện báo từ phía bên miền cực đông nước Mỹ gửi qua than phiền về việc có kẻ lạ từ khu thí nghiệm LBL toan tính đột nhập vào “căn cứ” dữ kiện (database) của họ trong ngày cuối tuần.

Mật điện được gửi đi từ trung tâm điện toán Maryland mang ẩn danh Dockmaster, trực thuộc Trung Tâm An Ninh Điện Toán Quốc Gia Hoa Kỳ.

Lập tức hồ sơ lưu trữ trong hệ thống của LBL được giở ra để kiểm nhận. Chỉ độc nhất có một trương mục điện toán mang tên Sventek hoạt động trong hệ thống LBL lúc 8:30 sáng ngày thứ Bảy – giờ mà Dockmaster bị quấy phá.

Chưa tìm được Gã thợ săn, bây giờ lại thêm Sventek! Một năm trước đây Sventek có làm việc tại LBL. Còn hiện giờ, chẳng ai biết đích xác Sventek ở đâu sau khi rời bỏ nhiệm sở tại LBL.

“Hay là Sventek vào được LBL theo đường dây ngoại nhập rồi từ LBL phóng đến Dockmaster?” Cliff đặt dấu hỏi.

Dave Cleveland, đồng nghiệp của Cliff, lắc đầu: “Joe Sventek không có làm chuyện phi pháp như vậy đâu. Mà nếu anh ta làm, thì có nước lên trời mới kiếm thấy.”

Cliff trở về nhà, nặng chĩu với những suy nghĩ nặng nề. Martha Matthews, cô bạn gái của Cliff đang học luật tại đại học UC Berkeley góp ý:

“Có vậy mà cũng mệt óc! Sao bồ không vào hệ thống rồi xóa bỏ trương mục mang tên Gã thợ săn và Sventek? Đợi mai mốt nếu mấy tên này đến khiếu nại, thời sẽ hỏi cho ra ngọn ngành.”

Cliff ừ hử đồng ý. Nhưng anh biết rằng nếu làm như vậy, vấn đề vẫn chưa được giải quyết tận gốc; và kẻ gian sẽ vẫn còn đứng bên ngoài, ung dung tự tại.

Với Cliff, anh chưa bao giờ cổ võ cho những biện pháp cứng rắn. Bản thân Cliff vốn thuộc loại hippie cựu trào của thời thập niên 1960s, với áo sơ mi ngắn tay, quần jean, dây thắt lưng to bản.

Lớn lên tại New York, bắt đầu viết program từ năm 12 tuổi, điện toán vẫn là một điều kỳ diệu với Cliff. Nhưng thiên văn học mới thực là tình yêu và Martha Matthews mới chính là người yêu của Cliff.

Cả khi sang làm việc tại Nam Kinh, Trung Quốc, Cliff vẫn giữ được sự bình thản trong tâm tư. Chưa bao giờ Cliff làm chủ một chiếc xe hơi. Cả anh lẫn Martha vẫn thích cuộc sống êm đềm bình thản. Như lúc cả hai đạp xe đi làm, đi học (Martha đang chuẩn bị trình luận án tiến sĩ về Luật). Thật đáng ghét cho kẻ lạ mặt nọ, tự nhiên gây rắc rối, làm vẩn đục một môi sinh đang hiền hòa trong sáng.

Cliff chưa bao giờ quan tâm nhiều đến những nguyên tắc và ước lệ về trật tự và pháp chế. Tuy nhiên, anh hiểu rằng đột nhập trái phép vào một hệ thống điện toán là một việc làm sai trái cũng giống như việc xâm nhập gia cư bất hợp pháp.

Đối với người bình thường, hệ thống điện toán vẫn dễ thường được xem như là những chiếc máy độc lập. Điều này rất đúng đối với những máy điện toán cá nhân biệt lập, không liên hệ với các hệ thống bên ngoài, như thể túp lều đơn độc giữa rừng cây.

Ai trong chúng ta cũng có thể nhận thấy sự kết nối giữa gia cư đến thị tứ được thực hiện qua những xe điện, máy bay, đường xá… Cũng tương tự, sinh hoạt điện toán là một phần đời sống của cộng đồng, xã hội và cũng được kết nối theo từng địa phương, nới rộng đến toàn lãnh thổ của một quốc gia hoặc được trải rộng trên toàn thế giới qua trung gian của vệ tinh viễn thông và của hệ thống điện toán.

Cũng giống như một hệ thống xa lộ điện tử chuyên chở và phân phối đến cộng đồng quốc tế những nhu yếu cần thiết, những mạng lưới điện toán đã góp phần quan trọng trong việc chuyên chở, chuyển dịch, trao đổi những khối lượng tin tức thật to lớn. Trong số đó có những phần được tạo tác bởi công sức của nhiều nhà bác học, khoa học gia, kỹ nghệ gia… Để kẻ gian lọt vào được bên trong hệ thống điện toán còn tệ hại hơn việc để văn phòng làm việc bị lục lọi, đánh cắp.

Có những lúc hội ý với một số bạn đồng nghiệp, Cliff vẫn được nghe những lời bàn: “Xóa bỏ trương mục điện toán mang tên của kẻ lạ là yên chuyện, hết mọi phiền toái.” Cliff không xem đó như là một giải pháp trọn vẹn. Sau này anh ghi lại: “Họ lượng giá việc đó như bị mất trộm 75 xu. Cá nhân tôi, tôi xem việc đó là một vụ khủng bố điện tử. Đúng, chúng ta có thể vô hiệu hóa việc xâm nhập của những kẻ đó bằng cách xóa bỏ những trương mục mang tên liên hệ. Nhưng nếu chỉ làm như vậy, chúng ta sẽ không bao giờ nhận diện được kẻ gian. Và như thế, chúng cứ vẫn tiếp tục tự tung tự tác.”

Cliff xem lối hành xử nửa vời là thái độ sống tắc trách của một người thiếu ý thức, quay lưng bỏ đi trước một việc cần xử trí. Clifford Stoll đã đi đến quyết định: Chính anh phải trực tiếp góp phần giải quyết chứ không phải chỉ khoanh tay ngồi yên chờ mong người khác làm cho mình. Trình bày vấn đề này lên cấp trên, Cliff có được 3 tuần lễ để “Ghim cứng thằng khốn.”

Thu Thập Bằng Chứng

Hacking là một từ ngữ mới xuất hiện dành để chỉ những vụ đột nhập vào hệ thống điện toán, những vụ xâm phạm vào trương mục điện toán của người khác. Thường vẫn được nói đến như một điển hình của tội phạm điện toán là “cấy” những vi khuẩn điện toán vào hệ thống. Làm rối loạn hệ thống kiểm soát không lưu của những phi trường đông đúc, làm tê liệt toàn bộ hệ thống điện thoại của những đô thị lớn là những việc, nếu xảy ra, sẽ gây ra những kinh động như những vụ khủng bố có tầm vóc lớn. Đáng ngại hơn nữa, cả tư nhân lẫn chính phủ đều chưa thực hiện đầy đủ những biện pháp hữu hiệu để phòng vệ. Vi đó là những việc rất tốn kém. Và nhịp độ, cũng như khối lượng tin tức, dữ kiện được trao đổi sẽ lại bị hạn chế về mặt tốc độ và thời gian, vốn là những ưu điểm của truyền thông điện toán.

Riêng tại trung tâm thí nghiệm LBL, vấn đề an ninh hệ thống khá lỏng lẻo. Cliff ghi nhận một điều là các khoa học gia rất thích thú khi có người khác – bất kể là ai – quan tâm đến công trình sưu khảo của họ. Do vậy, nếu có kẻ lạ tò mò tìm hiểu, thì cũng… “tốt thôi!”

Khổ một nỗi, các khoa học gia thường quên mất một điều là kẻ lạ có khi còn muốn đánh cắp, tiêu hủy hoặc “tiêm” vào những công trình đó những vi khuẩn điện toán độc hại. Cliff cũng không biết trung tâm LBL đã bị xâm nhập đến mức độ nào. Chỉ cần nghĩ đến những tác hại không thôi, cũng đủ làm Cliff lo toát mồ hôi trán.

Sang đến hôm thứ Tư, Cliff được triệu lên gặp Leroy Kerth để phúc trình. Vẫn chưa có gì nắm chắc trong tay. Kerth ngao ngán: “Đến bây giờ mà anh vẫn chưa xác định được kẻ lạ là ai, thì còn nói chuyện gì nữa! Anh hãy đi về tìm cho bằng ra đầy đủ chứng cớ rồi đem lên trình tôi.”

Qua đến thứ Năm, kẻ lạ lại xuất hiện trong vòng 1 phút rồi biến dạng. Tuy nhiên, Cliff đã thấy được chút dấu vết. Kẻ lạ dưới tên Sventek đột nhập hệ thống LBL theo đường dây điện thoại qua hộp modem, dùng để biến đổi dữ kiện được trao đổi song phương giữa computer với digital data (chỉ có hai giá trị 0 hoặc 1) và đường dây điện thoại với tín hiệu analog signal được chuyển đi theo dạng sóng.

Vị trí và vai trò của modem trong việc kết nối computer và Internet qua đường dây điện thoại

Ngày thứ Sáu, Cliff đã ngưng lại tất cả những công việc dự định để tập trung năng lực chú tâm theo dõi hành tung ẩn hiện của tên này. Suốt buổi ban ngày, anh huy động nhân lực đem xuống tầng hầm 50 monitors, 50 máy in, mắc trực tiếp nối vào 50 đường dây điện thoại từ bên ngoài truyền vào. Tất cả những mệnh lệnh ban ra từ bên ngoài đều xuất hiện trên màn ảnh của monitor và được in ngay xuống giấy.

Đạp xe về nhà, ăn uống tắm rửa qua loa, đến 11 giờ đêm anh quay lại trung tâm làm việc. Tất cả mọi máy móc đều được chuẩn bị trong tình trạng báo động. Cả một sàn hầm chằng chịt dây điện qua lại, máy móc xếp ngổn ngang. Cliff tìm chỗ chợp mắt để dưỡng sức.

Tạch… Tạch… Tạch… Bíp… Bíp… Bíp…

Dàn máy cứ thế liên tục ghi nhận và in xuống giấy những mệnh lệnh từ bên ngoài gửi vào. Gần sáng, Cliff đã phải choàng dậy để gắn thêm giấy vào máy in. Sáng ra, kiểm soát lại toàn bộ, đã có một máy in sử dụng gần 30 mét giấy. Trên đó, ghi nhận tất cả mọi mệnh lệnh phát xuất từ kẻ lạ và những đáp ứng, trả lời của máy điện toán trong trung tâm LBL. Trong suốt 3 giờ đồng hồ lúc gần sáng, kẻ lạ đã lục lọi cùng khắp các khu vực điện toán của trung tâm LBL.

Những Kẻ Quái Dị

Đến mùa hè 1986, Markus Hess được 24 tuổi. Hess vừa rời khỏi đại học, đi làm chuyên viên điện toán tại một thành phố nhỏ gần Hanover, Tây Đức. Đối với Hess, sở làm cũng như trường học là những chỗ buồn nản và chán ngấy. Chỉ khi đêm xuống, về nhà ngồi vào máy điện toán, Hess mới như sống lại tựa ma xó. Quanh chỗ Hess ngồi, tàn thuốc lá vứt bừa, ly tách cà phê, sách vở kỹ thuật, tài liệu tham khảo bề bộn. Cả gian phòng chỉ có mỗi chiếc máy điện toán đáng được kể là có giá trị. Và cũng chỉ có chiếc máy này mới là mối quan tâm chính yếu của Hess.

Ngồi một mình điều động chiếc máy, Hess có cảm tưởng là đang khiêu khích cả thế giới khi đột kích được vào những cứ điểm điện toán đặc biệt của Tây Đức, của Pháp và vượt qua Đại Tây Dương bắt đầu mở mũi dùi khai triển cuộc đổ bộ lên Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Hess có một tay bạn đồng hành Karl Koch, 21 tuổi, cũng là một dân ghiền điện toán. Cả Hess và Koch đều là hội viên của nhóm Câu Lạc Bộ Điện Toán Nổi Loạn, trụ sở trung ương của câu lạc bộ đặt tại Hamburg, Tây Đức. Đó là nơi tụ tập, gặp gỡ bán chính thức để trao đổi kinh nghiệm và “phát kiến” của những tay mắc bệnh thích xuyên phá những hệ thống điện toán.

Trong số các hội viên, Hess nổi bật như một ngôi sao sáng. Được biết mặt nhớ tên vì Hess rất xuất sắc trong việc soi thủng hệ thống điện toán của Hoa Kỳ. Trái lại, Koch không có gì đặc biệt trong việc kiến tạo nhu liệu (software). Nhưng Koch có một năng khiếu thiên bẩm rất đặc dị trong việc ức đoán những bộ mã khóa để có thể “bẻ khóa” mở cửa xâm nhập vào hệ thống.

Hess xuất thân từ một gia đình khá giả nền nếp kiểu Đức. Koch thì thất nghiệp, nợ nần tứ tung. Bản thân Koch là một vẻ vô chính phủ (anarchist). Mẹ Koch mất năm Koch mới 10 tuổi. Ông bố, một ký giả nổi tiếng, mắc tật nghiện rượu và mất năm Koch được 18 tuổi. Gia tài để lại cho cậu con được 50,000 Mỹ kim. Đến năm Koch 21 tuổi thì sạch túi. Tiền bạc bỏ dồn vào dàn máy điện toán, rồi trang trải hóa đơn điện thoại mất 1,000 Mỹ kim/1 tháng – phí tổn trong việc âm mưu toan tính xâm nhập hay phá hoại các hệ thống điện toán khác, còn lại thì dành cho ma túy.

Đầu óc của Koch tràn ngập những câu chuyện khoa học giả tưởng. Trong số những sách Koch hay đọc đó có đầy ắp những dẫn giải huyền hoặc và những con số thần bí. Đặc biệt, 23 là con số ám ảnh Koch dữ dội nhất. Giương 2 ngón trỏ và ngón giữa chỉ lên trời tạo chữ V làm dấu hiệu chiến thắng (victory), quặt 3 ngón tay còn lại chĩa xuống đất là tượng trưng cho con số 23 của Koch: Sự đối nghịch giữa thiên thần và ác quỷ.

Koch tự ví mình như một chiến sĩ xả thân trong một cuộc chiến một mất một còn với điện toán để ‘dành lại sự thật cho loài người‘ – những sự thật mà Koch nghĩ rằng đang bị khóa cứng trong các hệ thống điện toán.

Dạo cuối năm 1985, Koch gặp thêm một tay quái kiệt về điện toán. Tất cả những tay kỳ cựu trong nhóm Câu Lạc Bộ Điện Toán đều phải ngả mũ nể mặt hội viên mới gia nhập: Hans Huebner, lúc ấy mới 17 tuổi.

Chẳng bao lâu sau, bộ ba Hess – Koch – Hans “tuyển mộ” được thêm 2 tay mới: Dirk Brezinski, 26 tuổi, và Peter Carl, 37 tuổi. Carl không biết tí gì về điện toán, nhập bọn trong tư thế của một tay môi giới. Còn Brezinski cũng là một thứ có máu điên, gặp lúc có chuyện không vừa ý, Brezinski đập bể bất cứ thứ gì hắn vớ được trong tầm tay.

Tuy vậy, “tên điên” này bén nhạy kinh khủng trong ngành điện toán. Brezinski – chuyên viên điện toán – chuyên trị những căn bệnh ngặt nghèo của nhu liệu, mỗi giờ làm việc được trả lương hơn 100 Mỹ kim. Kiếm được nhiều tiền như vậy nhưng Brezinski luôn luôn đem ra “xả láng” với xe đua và ma túy.

Với những nhu cầu và thị hiếu như vậy, cả nhóm 5 tay bắt đầu tìm kiếm mấy “mối” làm ăn hạng gộc. Sang đầu năm 1986, gia tài của bố để lại đã cạn sạch, mỗi tuần lại phải chi ra 300 Mỹ kim cho ma túy, Koch bắt đầu lớn tiếng hỏi cả bọn xem làm cách nào để có thể đánh đổi khả năng xâm nhập vào các hệ thống điện toán của Koch để lấy tiền tiếp tục tiêu xài.

Điệp Vụ Bình Đẳng

Trong tháng 9, 1986, Carl bắt được liên lạc với “phái bộ thương mại” Sô Viết tại Đông Bá Linh. Tại đấy, Carl hội kiến với người đàn ông mang tên Serge (bí danh của một nhân viên tình báo KGB của Liên Xô). Cả hai bên đều đồng ý sẽ gặp lại nhau sau lần tìm hiểu sơ khởi.

Lần thứ hai, Carl trao cho Serge một cặp đựng đầy những dữ kiện đánh cắp từ những căn cứ quân sự của khối Tây Âu cùng những nghiên cứu về kỹ nghệ nặng – tất cả đều chứa trong những đĩa mềm (floppy disk). “Món hàng” ra mắt lần đầu này, chỉ được kể như những mẫu quảng cáo. Carl đặt điều kiện: muốn được chuyển giao hết các món hàng trong nghề (ăn trộm) này thì phải trả cho mấy ông thầy “tuổi trẻ tài cao” 500,000 Mỹ kim. Serge lắc đầu, con cáo già trong ngành tình báo Sô Viết tính chuyện ăn chắc. Serge giao hẹn: chỉ trả tiền cho những món “đặc biệt” và “hàng” phải được giao tận tay. Còn bây giờ, Serge gõ gõ lên cặp “mấy thứ này cần phải được đem về để lượng định.”

Trước khi đứng dậy ra về, Serge ‘bỏ nhỏ’: “Liên Bang Sô Viết khá quan tâm đến tin tức về các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ và ‘đặc biệt’ là các chương trình phát triển dự án chế tạo microprocessor (= giữ nhiệm vụ tính toán và thực hiện những mệnh lệnh được gửi tới, vốn là phần có thể được xem là bộ óc của máy tính).”

Lần thứ ba, cuộc gặp gỡ được tổ chức ở một văn phòng khác của một công ty thương mại trá hình tại Đông Bá Linh đã diễn ra thật ngắn ngủi. Serge đưa cho Carl một phong bì: “Trong đây là 10,000 Mỹ kim tiền đặt cọc. Sẽ nói tới những con số lớn hơn khi các anh đem đến tôi ‘thứ thiệt ngon.'”

Về lại Hanover, ‘áp phe’ này, được cả bọn đặt tên là Điệp Vụ Bình Đẳng, thực sự bắt đầu khởi động.

Từ khi ấy trở đi, Carl chính thức nhận lãnh nhiệm vụ của một tùy viên liên lạc. Vượt qua đường biên nhập nội Đông Đức, không bao giờ Carl bị biên phòng Đông Đức xét hỏi giấy tờ và hành trang. Đem qua Đông Bá Linh vài hộp đĩa mềm lưu giữ dữ kiện, văn bản để giao tận tay Serge và đem tiền về. Tuy vậy, món tiền đem về cũng chỉ đủ để trang trải các phí khoản điện thoại viễn liên2, kết quả của những đêm dài cả bọn thay nhau sử dụng máy điện toán phiêu lưu khắp thế giới.

Đáng “phấn khởi” nhất vẫn là những món tiền kếch xù mà Carl… “nghe” được từ những lời hứa hẹn rất “chân thành” của Serge – một mẫu mực điển hình của con người cộng sản. Đánh đu với yêu tinh mà cứ tưởng như đang kết bạn với thánh hiền. Cứ thế, các bạn già, bạn trẻ trong nhóm của Carl thay phiên nhau mà húc.

Tin chắc sẽ mở được túi tiền của KGB, với chiếc máy điện toán Koch và Hess miệt mài du hành qua hai lục địa Âu-Mỹ. Đầu tiên khởi đi từ thành phố đang ở, qua tổng đài điện thoại, hai tay này nối kết máy điện toán tại nhà riêng với hệ thống điện toán của đại học Bremen, Tây Đức. Kế đó, từ đại học này nhảy sang trung tâm Datex P – nơi điều hành mạng lưới điện toán viễn thông quốc tế của Tây Đức.

Đến chặng này, Hess và Koch, vẫn ngồi yên tại nhà, điều động máy điện toán để chuyển qua mạng lưới Tymnet – nơi liên hợp những hệ thống điện toán trên khắp thế giới. Dừng chân tại đây, “tham quan” và điều nghiên cùng khắp các hệ thống trực thuộc, Koch và Hess đã phát giác ra được kẽ hở trong hệ thống điện toán của trung tâm thí nghiệm LBL.

Biểu đồ của mạng lưới TYMNET
Nguồn: https://www.computerhistory.org/revolution/mainframe-computers/7/181/724

Trong chuyến “viễn thám, trinh sát” lần đầu tiên, khi đột nhập hệ thống của LBL Hess sử dụng ẩn danh Hunter (gã thợ săn). Đến khi hoàn tất việc xâm nhập, thì Hess đã hoàn thành việc ngụy trang, ẩn mình trong trương mục điện toán của Sventek, một khoa học gia đã từng cộng tác với LBL. Ổn định được điểm đứng tại LBL, những tay đạo chích tài ba này bắt đầu tung ra những cuộc đột kích vào những căn cứ địa điện toán của Hoa Kỳ.

Từ những căn cứ điện toán của bộ binh Hoa Kỳ, những tay thám sát này (Hess & Koch) đã âm thầm di chuyển sang những hậu cứ của không quân, rồi nhắm hướng trực chỉ tới các phân xưởng đóng tàu, chế tạo phi đạn…

Tất cả mọi cửa ngõ ra vào các nơi này đều bị viếng thăm và mở thử. Hess và Koch cũng giống như những tên trộm lần mò trong bóng đêm đến “thăm” từng nhà và vặn vẹo các núm cửa để tìm cách mở khóa lẻn vào. Một khi thử mở khóa vài lần mà không được (= không giải được password), cả hai sẽ tự động bị trục xuất ra khỏi hệ thống. Đại đa số những bộ khóa mật mã này rất kiên cố và khó bị giải đoán. Tuy nhiên, còn rất nhiều cứ điểm chưa đụng đến và như vậy vẫn còn hy vọng.

Tiếp tục gõ máy, tính toán và ước đoán các khóa mật mã, rồi lại vặn vẹo các “núm cửa” của hệ thống điện toán… Màn ảnh thay đổi!

Bíp… Bíp… Bíp… Hess và Koch đã thoát sang được khu vực Milnet – cơ sở trực thuộc bộ quốc phòng Hoa Kỳ.

Trên màn ảnh máy của Hess hiện ra câu hỏi: Mã khóa? [Password?]

Lục lọi trong ký ức, Hess đánh nhanh chữ: Benson.

Màn ảnh trả lời: Không đúng. Thử lại một lần nữa.

Cạch, cạch, cạch… Hess gõ chữ: Hedges.

Cả hai căng thẳng ngồi chờ hệ thống Milnet trả lời…

Những chữ đang hiện trên màn ảnh của Hess bỗng dưng bị xóa sạch.

Rồi thay vào đó, duy nhất xuất hiện dòng chữ: “Welcome to the Anniston Army Depot in Anniston, AL” (Quân xưởng Anniston tại Alabama chào mừng quý vị)3.

Dõi Bước Chân Gian

Những nhà thiên văn học vẫn thường nói: Nếu có điều gì xảy đến mà bạn không ghi lại được trên giấy, thì điều đó đã không xảy ra. Cliff Stoll tin vào điều này là đúng. Cho nên kể từ ngay sau hôm có vụ lục lọi kho dữ kiện (database) của trung tâm LBL, Cliff đã thiết lập một hồ sơ đặc biệt ghi nhận những chi tiết để theo dõi. Trong tập hồ sơ, có đoạn Cliff ghi chú: “Giống như sự việc xảy ra trong phòng thí nghiệm, những điều được ghi lại có lúc mù mờ, có lúc sáng tỏ.”

Cũng trong tập hồ sơ, Cliff đã ghi lại một sơ hở to lớn của trung tâm LBL. Đó là mệnh lệnh để có thể điều khiển toàn bộ hệ thống trong LBL rất đơn giản: “Cho người này những ưu quyền tuyệt đối.”  Với những mệnh lệnh “rõ như ban ngày” như thế, sẽ không mất nhiều công sức trong việc ức đoán.

Ngồi trước máy theo dõi, Cliff thấy được đầy đủ những hoạt động của kẻ xâm nhập. Khi vào được bên trong hệ thống, kẻ gian viết một program giúp hắn đọc được tất cả các thư từ, thông báo được cất giữ dưới các hộp thư. Tiếp đó, program của hắn lục tìm trong số thư từ đó để xem có nhắc nhở gì đến vấn đề “an ninh” hoặc “gian tế.” Kẻ gian e ngại tung tích của y có thể đã bị phát giác.

Hoàn thành mọi thủ tục cần thiết để “chào nhà” xong, kẻ lạ nhanh chóng tiến hành việc lục soát các hồ sơ lưu trữ. Toàn là nhắm tới những thứ liên quan đến bí mật quốc phòng như Strategic Defense Initiative (SDI): sáng kiến phòng thủ chiến lược, chương trình này vẫn được giới truyền thông Hoa Kỳ mệnh danh là Chiến Tranh Tinh Cầu: Star Wars; hoặc như KH-11: vệ tinh tình báo; hay NORAD: Bộ tư lệnh phòng thủ không gian Bắc Mỹ; Red-Stone: hỏa tiễn liên lục địa…

Thực sự thì gã này muốn tìm cái gì? Cliff thắc mắc: Liệu hắn đã có làm chuyện gì động trời mà Cliff chưa kịp ghi nhận? Căn cứ vào những điều được máy in ghi lại trên giấy, Cliff biết rằng tên này có dư khả năng kiến tạo ra những “vi khuẩn” điện toán để “cấy” vào hệ thống LBL. Biết đâu chừng hắn chẳng đã làm điều đó rồi? Bây giờ thì có thể vi khuẩn đang trong trạng thái tiềm sinh, độ tuần hay tháng sau hoặc cả năm sau đó vi khuẩn trỗi dậy làm nhiễm độc nguyên cả LBL, ai mà đoán trước được? Rồi độc tố còn có thể lan truyền sang những mạng lưới điện toán khác nữa.

Trong sổ nhật sự theo dõi sự việc hàng ngày, Cliff để lại một ghi chú làm sững sờ mọi người: Hiện giờ, chúng ta không thể biết được là những programs của chúng ta có còn đáng tin cậy nữa hay không?

Thực tế là vậy, trừ phi có thể nhận diện được kẻ gian, biết thật rõ hắn ta muốn gì và đã làm những gì có phương hại cho hệ thống, nếu không làm được những điều trên, thật vô phương chữa trị hệ thống bị nhiễm độc.

Bản phúc trình được trực tiếp chuyển đến Leroy Kerth. Nghiêm lệnh ngắn gọn được ban ra: Tóm lấy nó!

Lập tức Cliff trở về tầng hầm điện toán, tái phối trí hệ thống kiểm nhận điện tử. Biết rõ kẻ gian xâm nhập trung tâm LBL theo ngả của mạng lưới Tymnet và lọt được vào bên trong qua 1 trong 4 đường dây điện thoại nối liền với dàn điện toán. Vì vậy, Cliff tập trung sự theo dõi vào 4 cửa ngõ này.

Nhất định là phải kèm sát tên này để truy ra tận ổ. Bản thân Cliff, từ khi ấy trở đi, lúc nào anh cũng đeo bên cạnh một beeper (dụng cụ điện báo) để kịp thời ứng phó. Anh đã viết một program gài vào trong hệ thống để ngay khi kẻ gian bước vào, tức thì beeper đeo bên người của anh sẽ được thông báo và báo động cho anh biết.

Buổi chiều sau đó, kẻ mang ẩn danh Sventek tái xuất hiện. Thận trọng thăm dò từng bước một, Sventek muốn biết chắc kẽ hở trong hệ thống của trung tâm LBL vẫn còn hiện diện. Ngay lúc đó, Cliff cấp tốc gọi điện thoại đến trung ương của mạng Tymnet yêu cầu họ giúp dò tìm vị trí xuất phát của kẻ đang sử dụng đường dây của Tymnet để xâm nhập vào trung tâm LBL.

Tại Tymnet trung ương, các chuyên viên đã xác định được tuyến xuất phát của kẻ lạ. Vị trí ghi nhận được, nằm nơi chi nhánh của Tymnet tại thành phố Oakland, chỉ cách LBL thuộc thành phố Berkeley khoảng 5 km. Tại sao sát kế bên mà kẻ gian lại phải gọi đến LBL qua trung gian của Tymnet trung ương?

Cliff ngẫm nghĩ một lúc: Ah! Tay này cũng gian dối lắm, hắn tính chuyện chùi mép thật kỹ. Chưa biết chắc chắn gã này thực sự trốn núp ở đâu. Nhưng muốn tìm ra hắn, thì trước nhất Cliff phải tháo gỡ được nút chặn “chốt cứng” ngay tại Tymnet.

Cá nhân Cliff và ngay cả đến trung ương của Tymnet đều không thể tự động lục tìm trong hồ sơ lưu trữ điện thoại để biết chắc chắn ai là kẻ gọi đến. Phải có trát tòa, cảnh sát mới được quyền làm chuyện đó vì luật pháp của Hoa Kỳ đã quy định như vậy. Mà muốn có trát tòa, thì phải chờ biện lý đúc kết hồ sơ thủ tục, ít nhất thì cũng là trong vài… tuần.

Trong lúc đó, không lẽ cứ ngồi yên chờ “pháo kích”? Giới chức thẩm quyền của LBL lập luận rằng: kẻ lạ đã xâm nhập vào LBL qua hệ thống viễn liên của liên bang. Mà đã dính dáng đến liên bang là phải nói chuyện với Sở Điều Tra Liên Bang FBI. Sau buổi họp, Cliff gọi FBI yêu cầu nhúng tay can thiệp.

Sau khi ghi nhận đầy đủ sự kiện, FBI trả lời: “Dạ thưa ông quản trị viên, để tôi trình bày chút chuyện cho ông được rõ. Ông quản làm ăn không ra hồn và để bị thất thoát tới… 75 xu tiền sử dụng máy điện toán. Rồi bây giờ ông quản kêu FBI huy động nhân viên đi các nơi điều tra để kiếm 75 xu cho ông quản? Bộ ông quản tính chuyện giỡn mặt với nhà nước hay sao đây chớ?”

Trong lúc đó, toàn thể trung tâm LBL vẫn giả dạng sinh hoạt như bình thường. Tất cả nhân viên đều nhận được chỉ thị miệng: Trong các thơ từ, thông tư lưu hành nội bộ trên hệ thống điện toán, tuyệt đối không được đề cập đến việc cảnh giác hoặc đã phát giác ra kẻ lạ. Cliff Stoll trước đó đã phúc trình lên trung tâm kẻ gian luôn luôn lục lọi các hộp thư lưu trữ khi xâm nhập.

Để “người anh em” mới tới không cảm thấy có sự yên lặng bất thường, Cliff đã phải tìm cách trấn an người anh em này bằng cách ngụy tạo ra hàng loạt những thông báo, thư luân lưu nội bộ có nội dung vô thưởng vô phạt.

Đúng vào hôm thứ Tư ngày 10/9/1986, ẩn danh Hunter lại xuất hiện trên hệ thống. Nhận được tín hiệu báo động, Cliff chỉ kịp chạy xuống tầng hầm thì kẻ gian đã rời khỏi LBL. Nhưng dàn máy kiểm nhận tung tích của kẻ xâm nhập đã ghi lại đầy đủ dấu vết: Sau khi rời “tiền trạm” LBL, gã thợ săn Hunter đã chuyển hướng di chuyển sang Milnet – mạng lưới của quân đội và kỹ nghệ quốc phòng. Trong thời gian đóng chốt tại Milnet, chính tại đây Hunter đã thành công trong việc vô hiệu hóa hệ thống phòng thủ điện toán của quân xưởng Anniston tại Alabama.

Xác định chính xác được điểm đứng của gã thợ săn Hunter, Cliff tức tốc gọi điện thoại cấp báo. Nhân viên hữu quyền của các hệ thống liên hệ đã kịp thời chặn đứng mọi toan tính của gã thợ săn bằng cách trục xuất hắn ra khỏi khu vực trách nhiệm. Chưa có biện pháp thích nghi nào khác được áp dụng vì còn phải chờ án lệnh của tòa.

Có đôi lúc gặp trường hợp các nhân viên của hệ thống bạn không đủ khả năng phòng thủ tự vệ, không đuổi được Hunter, thì Cliff tìm cách phá rối đường dây của Hunter nối qua LBL bằng cách liên tục lắc… chùm chìa khóa và đụng vào đường dây. Nhìn qua trông giống như Cliff làm chuyện tinh nghịch. Tuy vậy đã tạo ra kết quả rất kiến hiệu: màn ảnh trên máy của Hunter sẽ nhảy loạn xạ, tín hiệu chuyển đổi sẽ bị đứt đoạn giống như khi hệ thống bị nhiễu loạn bởi tĩnh điện. Điều này có nghĩa là dù có mặt ngay tại “hiện trường,” Hunter cũng chắng thể săn bắn được gì.

Chính nhờ sự cảnh giác kịp thời của Cliff mà mọi sự xâm nhập của Hunter vào các hệ thống khác qua “đường mòn” LBL đều bị thất bại. Cliff cũng cẩn thận không làm bất cứ điều gì để Hunter biết là hắn đã bị trung tâm LBL phát giác, vì vậy Hunter cứ tiếp tục ra vào LBL như chốn không người.

Tay Không Bắt Cướp

Phân tích và tống hợp những dữ kiện thu thập được có liên quan tới ám danh Hunter và Sventek, thì thấy rõ ràng đây không phải là chuyện tò mò thông thường. Kẻ lạ chỉ chú tâm tìm tòi tin tức, sự thể liên hệ đến việc phóng phi thuyền, vũ khí sinh hóa, tình báo CIA và những căn cứ quân sự. Liệu tên này là gián điệp? Cliff không dám chắc.

Tuy vậy, anh có cảm tưởng tay này ở lớp tuổi 20, căn cứ trên ám danh hắn ưa dùng: Hedges, Benson, Hunter, Jaeger. Trong Đức ngữ, Jaeger có nghĩa là anh thợ săn như chữ Hunter. Hẳn tên này có học Đức ngữ? Cliff dự đoán. Hay hắn là người Mỹ gốc Đức? Còn Benson & Hedges là tên của nhãn hiệu thuốc lá khá phổ thông. Vẫn chưa trả lời được câu hỏi: Kẻ lạ là ai?

Cuối tháng 9, 1986, Cliff hết sức thất vọng vì hạn định 3 tuần để “ghim cứng thằng khốn” đã gần hết. Trát của tòa án rồi cũng đến, lại cũng không đi đến đâu vì trát tòa của California chỉ có thẩm quyền pháp lý trong phạm vi của tiểu bang. Trong khi đó, phần khá chắc chắn là kẻ lạ chỉ sử dụng LBL tại California như một tiền trạm để làm bàn đạp phóng sang khu vực khác, tiến sang tiểu bang khác và có khi vượt vào quốc gia khác.

Tính ra trung tâm thí nghiệm LBL đã hơn 4 lần gọi cho FBI, Không quân, Bộ binh và cả Cơ quan Trung ương Tình báo CIA để yêu cầu can thiệp. Lần nào cũng được nghe trả lời: Ở đây chúng tôi không giải quyết vấn đề như vậy(!). Làm như thể mọi người đều muốn đẩy cho Cliff một mình làm chuyện tay không bắt cướp.

Có lúc Cliff hết sức chán nản, nhất là khi nghĩ đến việc của anh làm có dính dáng tới công an lính kín (FBI) và trung ương tình báo (CIA), thì anh đã nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Cô bạn gái Martha nhắc khéo Cliff: “Đừng ngang xương gấp lại quyển sách đang khi sắp tới hồi gay cấn.”

Gặp hôm ăn trưa chung với Luis Alvarez, một khoa học gia được giải thưởng Nobel Vật lý năm 1968, Cliff cũng tỏ ý mệt mỏi và được Alvarez khích lệ:

“Khi chú tâm nghiên cứu một điều gì, bạn sẽ không bao giờ có thể biết trước tổn phí sẽ tới đâu, bao nhiêu thời gian sẽ phải cần đến hoặc bạn cũng sẽ không biết chắc rồi ra sẽ khám phá được cái gì.”

Cliff phản đối: “Ah! Đây không phải là chuyện nghiên cứu. Đây là chuyện của công an và kẻ cướp.”

“Chớ nghĩ như vậy.” Alvarez sắc giọng: “Đừng làm việc theo cách thế của một tên công an. Hãy làm việc theo tinh thần của một nhà khoa học.”

Trở về lại với công việc theo tinh thần của một nhà khoa học, Cliff vẽ lên một biểu đồ để tính thời điểm tập trung của những cuộc đột kích.

Nhìn lên biểu đồ thì thấy, đa số các giờ cao điểm tấn công thường rơi vào lúc 12 giờ trưa, giờ của California, ở miền Tây Hoa Kỳ, tức là vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày ở bên miền Đông Hoa Kỳ.

Thật là phi lý vì giờ cao điểm của mấy tay tội phạm điện toán vẫn thường là ở vào giờ ban đêm. Tìm ra điều này chỉ càng làm Cliff thêm đau đầu.

Chưa chịu thua, Cliff nảy ra ý nghĩ khác: Đo thời gian từ lúc tín hiệu trong LBL bắt đầu được chuyển đi cho đến lúc máy của gã thợ săn báo đã nhận được đủ.

Áp dụng nguyên tắc vật lý căn bản: “Khoảng cách = Thời gian * Vận tốc” để tính thì ắt phải tìm ra được khoảng cách!

Đem máy móc ra để chuẩn bị đầy đủ, Cliff thử nghiệm bài toán bằng cách nhờ bạn từ Los Angeles, Nam CA, dùng computer liên lạc lên trung tâm LBL, Berkeley, Bắc CA. Ghi nhận các con số xong, lại nhờ bên New York, miền Đông Hoa Kỳ, cách Berkeley đến 3 múi giờ, liên lạc sang.

Đem các con số ghi nhận được ra tính khoảng cách và đem kết quả đối chiếu với khoảng cách thực tế, thì thấy trúng phóc!

Bây giờ, tính tới chuyện “săn” gã thợ săn Hunter, đem máy móc ra chờ sẵn chờ con mồi đến. Lần này thì hết chạy!

Nhưng Cliff không thể nào có thể ngờ rằng kết quả của con toán lại càng làm anh thêm điền đầu: Theo kết quả tính ra được, thì kẻ gian ở cách xa Cliff tới 11,200 km đường chim bay!

Nếu lấy trung tâm LBL tại Berkeley, CA làm tâm điểm chuẩn, và đem vạch một vòng tròn có bán kính là 11,200 km, thì gã thợ săn có thể đang đứng trong rừng già bên Châu Mỹ La Tinh, hoặc ở đâu đó bên Tây Âu mà cũng có thể ở tuốt luốt ngoài mấy hải đảo trên Thái Bình Dương.

Bây giờ phải nhắm tới hướng nào để đi tìm?

Căng Thẳng

Vào ngày 01 tháng 8, 1986, Tây Đức đã ban hành luật theo đó tội phạm điện toán có thể bị tống giam và ngồi tù 3 năm. Đây là lúc mấy tay đạo chích bắt đầu lên ruột.
Trong lúc đó, đã thành công trong việc phá được cổng, lọt vào bên trong quân xưởng Anniston tại Alabama, nhưng chưa kịp lục lọi được gì thì đã bị tống xuất (nhờ Cliff đã kịp thời báo động).

Những tuần lễ sau đó, nhóm này nhận ra rằng việc xâm nhập các khu nghiên cứu và cứ điểm quân sự của Hoa Kỳ càng ngày càng khó khăn. Mặc dù không có bất cứ một dấu hiệu nào, nhưng các tay này cũng đánh hơi thấy là cả bọn đang bị theo dõi.

Lúc về sau, mỗi lần đi “ăn hàng,” Koch đều đem một máy laptop xách tay và hộp modem ra kết nối với điện thoại công cộng để tránh bị dò ra địa chỉ nhà riêng.

Mối quan hệ với tình báo Sô Viết cũng căng thẳng, họ liên tục hối thúc đòi những thứ nặng ký: Những bộ mã khóa điện toán của quân đội Hoa Kỳ, những software CAD/CAM (Computer aid design/manufacturing), kỹ thuật về tia laser, và nhất là liên tục đòi hỏi những con chip điện tử cần thiết cho kỹ nghệ điện toán.

Ngoài mặt, Gorbachev vẫn hô hào cải tổ cơ cấu (perestroika) và cởi mở (glanost), nhưng bên trong nội bộ, thì ưu tiên số 1 của Liên Bang Xô Viết vẫn là việc thu thập những kiến thức khoa học kỹ thuật của Tây phương.

Trú sở tình báo KGB trên khắp thế giới đều nỗ lực săn tìm. Buổi ban đầu, Carl còn phải đi “chào hàng.” Về sau, tình báo Sô Viết gửi tới luôn cả đơn đặt hàng.

Tuy vậy, tùy viên liên lạc Carl sau mỗi lần gặp cáo già KGB Serge, chỉ đem về được cho cả bọn 5 người món tiền từ 2,500 đến 5,000 Mỹ kim, chẳng đáng kể gì với công việc khó khăn và nguy hiểm. Lúc nào Serge cũng hứa: “Sẽ chi ra món tiền gấp 100 lần, nếu quý vị tìm ra được thứ hàng thiệt là ‘chiến.'”

Thật đáng tội nghiệp cho những kẻ tay mơ làm bạn với những người cộng sản, luôn luôn chỉ được nghe hứa hẹn với những củ cà rốt và cứ thế mà chúi mũi húc tới như những con lừa ngu độn.

Trong những cố gắng húc tới, thêm vài cứ điểm bị đột nhập: căn cứ Fort Stewart, tại Georgia, của Lực lượng Ứng chiến Cấp thời của Hoa Kỳ; căn cứ không quân Ramstein tại Tây Đức; và trại Buckner, hậu trạm của lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trong khu vực Thái Bình Dương, tại Okinawa, Nhật Bản. Thêm nữa, nhóm này cũng tiến đến được Optimis – hệ thống điện toán của Ngũ Giác Đài, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.

Bị căng thẳng quá độ, Brezinski lại càng thêm điên cuồng cáu kỉnh. Có lần bàn cãi với Hans, nhóc nhất trong bọn, Brezinski nổi cọc đòi giết chết chú nhóc chơi trèo. Brezinski còn vỗ ngực tự khoe là cảnh sát đừng hòng đụng tới hắn. Nếu như có đụng chuyện, thì một mình Brezinski chấp luôn 3 mạng cảnh sát. Toàn là những tuyên bố điên rồ cho thấy Brezinski đang sợ hãi mất bình tĩnh.

Còn Hans Huebner, nhập bọn khi mới 17 tuổi, đến giờ lớn ra thêm được 1 tuổi, và bắt đầu hiểu được việc đang làm không còn phải là chuyện nghịch tinh của tuổi trẻ. Hậu quả đưa đến có thể là vào tù hoặc mất mạng như chơi. Cu cậu bắt đầu co cụm vì “rét.”

Riêng “chiến sĩ” Koch, người hùng tự khoác lên mình một sứ mạng cao cả “chiến đấu chống điện toán,” đem dàn trận “địa chiến” đánh nhau với “đế quốc điện toán” thấy không xong, cho nên đang tính đến việc tạo lập “du kích chiến” để đánh bại điện toán. Y như các “lãnh tụ” chạy cờ, suốt đời loay hoay bên sòng bài, quán rượu thích hung hăng bàn chuyện “đứng lên, ngồi xuống” với… dân tộc, chiến sĩ Koch này ngập mặt bên ma túy mơ chuyện thành đạt.

Rút lại, chỉ còn mỗi mình Hess, cột trụ của Điệp Vụ Bình Đẳng là vẫn lầm lì trơ trọi trước dàn máy.

Bí Mật Bại Lộ

Cuối tháng 9, 1986, Cliff được xếp Leroy Kerth triển hạn cho thêm thời gian truy tầm. Sang tháng 11, thêm một manh mối bị phanh phui, Cliff đã phăng ra một mối chuyển tiếp khác của kẻ lạ: MITRE, nằm tại Mc Lean, Virginia. Đây là cơ quan nhận hợp đồng thực hiện những tối mật quân sự của Hoa Kỳ.

Lập tức Cliff liên lạc ngay với cơ quan MITRE để tìm thêm trợ thủ hợp sức chận đứng hành động gián điệp. Chỉ vài ngày sau, Mike Gibbons, nhân viên đặc nhiệm của FBI, gọi đến Cliff.

Mike Gibbons có một sự hiểu biết khá thấu đáo về điện toán và tức thời nhận chân ra được sự quan trọng của vấn đề liên quan đến 75 xu thất thoát.

Chăm chú lắng nghe Cliff trình bày nội vụ xảy ra trong suốt 3 tháng qua, ông ta nói: “Đây là một vụ phạm pháp nghiêm trọng. Tôi sẽ hợp tác với anh để giải quyết tận gốc việc này.”

Tại MITRE, giới chức hữu quyền cũng đồng ý cung cấp cho Cliff những tin tức cần thiết. Cliff tính ra, chỉ riêng tại MITRE, kẻ gian đã phóng ra 150 lần đột kích tới các hải xưởng, căn cứ quân sự trên khắp lãnh thổ Hoa Kỳ.

Trưa thứ Bẩy, ngày 6 tháng 12, gã thợ săn trở lại. Theo dõi trên hệ thống, biết được điểm xuất phát gần nhất của kẻ gian nằm tại MITRE, sang đến được LBL qua đường dây của Tymnet,

Cliff nhấc điện thoại gọi ngay cho tổng đài Tymnet. Nắm vững được tuyến đường “chuyển quân” của gã thợ săn này, thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.

“Anh có chắc tên này là kẻ mình đang theo dõi?” nhân viên trực tổng đài Tymnet hỏi Cliff.

Sau khi chăm chú theo dõi những “thao tác” của gã thợ săn này và nhận ra những “chuyển dịch” của hắn cũng rất quen thuộc giống như của Sventek, Cliff quả quyết trả lời: “Chắc chứ.”

Từ bên kia đầu dây điện thoại, nhân viên của Tymnet cho biết:

“Tay này đến từ bên ngoài vùng trách nhiệm trực tiếp của Tymnet. Xuyên qua trung gian chuyển tiếp của vệ tinh viễn thông và phăng theo đường dây của điện thoại và điện tín quốc tế rồi tay này mới nhảy xuống xâm nhập vào vùng hoạt động của Tymnet.”

Cliff ngẩn người: “Ý ông bạn muốn nói là tên này ở Âu Châu?”

“Đúng như vậy.”

Thẩm quyền của nhân viên trực tổng đài của nhóm trách nhiệm hoạt động của điện thoại trong nội địa Hoa Kỳ chỉ cho phép anh ta tìm ra được đến đấy. Cliff xin được “bàn giao” sang qua nhóm chuyên viên phụ trách đường dây quốc ngoại.

Đặc trách về viễn thông quốc tế, Steve White rất thấu suốt việc giao lưu chuyển đổi giữa các trạm tiếp vận trên thế giới.

Ông ta đã nhanh chóng phăng ra được đoạn nối tiếp từ Âu Châu lên vệ tinh: “Người ‘bạn đời’ mà anh muốn tìm đang ở Tây Đức. Ông bạn đó theo mạng lưới Datex-P của Tây Đức bay vọt lên không trung rồi xuống đây thăm chúng ta.”

Steve White cho biết, sáng thứ Hai đầu tuần, ông sẽ yêu cầu cơ quan hữu trách viễn thông tại Tây Đức “xác định điểm đứng” của gã thợ săn Hunter (hay Sventek thì cũng thế) để xem hắn “đóng chốt” tại đâu trong mạng lưới của Datex-P.

“Tây Đức! Trời ơi là trời! Tôi cũng không biết nên cười, hay nên khóc.” Cliff kể lại sau này. Quả là lúc đó anh có mắt mà cũng như mù trong suốt mấy tuần lễ. Cliff chỉ chú tâm theo dõi tìm kẻ gian trong phạm vi nằm trong lãnh thổ Hoa Kỳ!

Thí nghiệm cho biết kẻ gian ở cách 11,200 km, Cliff cũng chẳng tin. Mấy chữ rành rành gốc Đức như Jaeger (= Hunter) mà kẻ gian ưa sử dụng cũng chẳng khiến Cliff động tâm. Vẽ lên biểu đồ tính ra được giờ cao điểm của kẻ gian thì cứ nghĩ là vô lý. Cliff chưa bao giờ nghĩ đến 12 giờ trưa tại Berkeley, CA là 9 giờ tối tại Tây Đức.

Cliff thú nhận: “Tôi đã quá chú tâm lo thu thập dữ kiện mà không thực sự tìm hiểu và lý giải cho đúng.”

Giờ Hành Động

Những ngày sau đó, Cơ quan An ninh Điện toán Trung ưong của Hoa Kỳ gọi đến Cliff: “Làm thế nào để anh cả quyết là vụ xâm nhập này được điều khiển bởi người? Biết đâu chừng mấy vụ lộn xộn này gây ra bởi sự điều động tinh nghịch của một program khác?”

Cliff ngẫm nghĩ một lúc: “Đã có lỗI lầm trong lúc chữ được đánh vào máy. Program thì không thể có chuyện phạm lỗi đánh máy.”

Lại thêm vài tuần trôi qua. Kerth, xếp lớn của Cliff, ngửa mặt than trời. Ông ta phát bực vì mấy việc truy lùng gián điệp, tội phạm đúng ra phải là phần việc của CIA, của FBI, vậy mà sự thể đang diễn ra ngược lại.

“Họ” đang phó mặc chuyện này cho trung tâm thí nghiệm LBL. Ngân sách của LBL đâu có khoản nào dành cho việc theo dõi, truy tầm gián điệp đâu! Công việc chính thức của Cliff thì bị trì trệ, ngưng đọng. Kerth nổi giận lấy quyết định xếp vụ này qua một bên.

Chiều hôm đó, khi nhân viên đặc vụ Mike Gibbons gọi lại, Cliff buồn bã cho biết là anh không còn giúp được gì hơn cho FBI trong trận chiến tranh điện toán này vì đã bị sếp lớn Kerth… tước vũ khí!

Gibbons xin được nói chuyện với Kerth. Nửa giờ sau, Kerth bước xuống phòng của Cliff: “Okay, cho anh thêm vài tuần nữa. Nhưng còn chờ gì mà chưa chịu xuổng tay? Lẹ lẹ đi chớ.”

Tại Tây Đức, nhân viên của mạng lưới Datex-P đã tìm được trạm chính kết nối với mạng. Trạm này nằm tại đại học Bremen. Thêm vài ngày sau, truy thêm tới thành phố Hanover, cách đó 130 km. Còn cần phải mất thêm thời gian để xác định được chính xác vị trí của hacker trong thành phố.

Chính Cliff cũng cảm thấy rã rượi như một tù nhân trong căn hầm đầy dụng cụ điện tử. Đến bao giờ mới lại được cùng Martha thong thả dạo chơi đón chờ chiều xuống? Còn đâu những tối Martha đạp xe xuống thăm Cliff với bình súp nóng hổi và những lời ân cần khuyến khích?

Có lần, Cliff đang trong phòng tắm. Bíp… Bip… Bíp… có tiếng báo động. Martha chỉ kịp hét toáng: “Chớ… ” Thì đã quá muộn, Cliff chạy ra người còn sũng nước, mở máy laptop xách tay của anh. Sventek lại xuất hiện. Cliff chỉ kịp gọi đến Steve White bên mạng lưới Tymnet, thì Sventek đã mất dạng.

Cuối cùng, chính Martha đã nảy ra ý tưởng độc đáo: “Bạn phải ‘mồi’ cho gã này thứ gì thì mới ‘chài’ được hắn chứ?”

“‘Thứ gì’ là thứ gì?”

“Thì bất cứ thứ gì bắt mắt, very sexy có thể làm hắn thèm nhỏ dãi. Chẳng hạn mấy thứ bí mật quốc phòng, chiến tranh tinh cầu. Bơm cho càng nặng “doze” càng tốt. Để muốn lấy thì hắn phải bỏ ra từ 2 đến 3 tiếng mới sao chép được cho đầy đủ. Tới đó thì cũng đủ thời gian để tóm hắn.”

Nghe nói tới đây, Cliff nhẩy dựng: “Quá siêu, quá siêu.” Rồi cả hai cùng nhanh nhanh thay quần áo chạy ngay lên chỗ làm việc.

Tức khắc, Strategic Defense Initiative Network, viết tắt là SDI-net (Mạng lưới Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược) được cho ra đời. “Mạng lưới chiến lược” này là công trình tưởng tượng của Martha và Cliff, được nhào nặn ra dựa theo những phác họa của trung tâm LBL về việc đóng góp của điện toán trong chương trình nghiên cứu về chiến tranh tinh cầu.

Cho thêm vẻ quan trọng, Cliff bịa ra ngân khoản dự chi cho dự án là 50 triệu Mỹ kim. Tước vị của các nhân vật tham dự đều là Thuyền trưởng, cấp Tướng, hoặc Tá. Tổng cộng, tập phác thảo dự án dài 150,000 chữ. Chỉ đọc phớt qua tập dự án này, kẻ gian cũng phải mất tối thiểu là 2 tiếng đồng hồ, đó là chưa kể đến việc copy thành bản khác.

Cliff lại còn cẩn thận hơn nữa trong việc lập bẫy. Anh cô lập “dự án chiến lược” này trong một trương mục điện toán biệt lập mà chỉ riêng Cliff và kẻ gian là có thể lấy ra được. Còn thư từ bằng bưu điện thì qua hộp thư 50-31 là địa chỉ của dự án.

[TT chú thích thêm: Đây là thứ bẫy mà trong ngành computer gọi là Honeypot]

Xuất hiện lúc 5:14 chiều ngày thứ Sáu 16 tháng 1, 1987, ngay lập tức dự án SDI-net được Sventek chiếu cố nồng nhiệt. Con mồi say máu đến độ quên luôn tính cảnh giác cố hữu.

Gọi sang Steve White, Cliff cao giọng: “Kêu qua bên Đức lập tức. Cá đã cắn câu!”

45 phút sau, Sventek bỏ đi. Thời gian đủ dài để nhân viên của Datex-P Tây Đức và chuyên viên bưu điện địa phương truy ra được đường dây điện thoại.

Steve White thông báo: “Bên đó họ cũng đang ‘căng.’ Tưởng đã tóm được rồi.”

“Đừng lo,” Cliff nói: “Bọn đó chắc chắn sẽ vòng trở lại.”

Cliff dám nói chắc vì theo dõi trên màn ảnh, anh biết kẻ gian chưa đọc hết toàn bộ dự án. Đêm đó, Cliff ngủ lại trên sàn nhà của trung tâm LBL.

8:08 sáng thứ Bảy, ngày 17 tháng 1, 1987. Bíp… Bíp…Bíp…, tín hiệu báo động vang lên. Cliff gọi cho Steve White, nửa tiếng sau con mồi lại lặn mất.

10:17 sáng cùng ngày: “Cá lớn” lại “nhập”, “xuất” lần nữa.

Lúc này, Martha đã có mặt bên cạnh Cliff. Khi điện thoại trên bàn reo vang, cả hai nhìn nhau và mỉm cười vì biết là điều gì sẽ xảy tới.

Steve White hét to bên tai Cliff: “Trúng ổ rồi! Mấy tay bên Đức đã nắm được số điện thoại.”

“Chú chàng là ai vậy?’

“Bên Đức họ không nói, chỉ biết là họ bàn giao nội vụ qua bên cảnh sát.”

Rã Cuộc Chơi

Mùa xuân 1987, Hans Huebner bị bắt quả tang mang trong người thẻ sử dụng máy điện toán bị ăn cắp. Tuy nhiên, vẫn chưa có điều gì xẩy đến cho Hans.

Lần cuối cùng Markus Hess quay trở lại “thăm viếng” trung tâm LBL là vào ngày 21 tháng 6, 1987. Hai ngày sau, hai toán điều tra đặc biệt ập đến phòng làm việc và nơi trú ngụ của Hess, tịch thu máy điện toán và khoảng hơn 100 đĩa mềm (floppy disks) cùng tài liệu liên quan đến mạng lưới Milnet.

Cũng trong tháng 6, 1987, Brezinski bị bắt về tội đào ngũ. Mặc dù vẫn hay lớn lối đòi “chặt đẹp” cảnh sát, nhưng lúc bị tóm, dân chơi này im thin thít. Kết quả là 8 tháng tù treo.

Còn lại mỗi “người hùng” Koch là còn ngoài vòng phong tỏa. Trong thư gửi cho câu lạc bộ điện toán được in ra sau này, Koch tự ví mình như một thiên tài, người đã cứu rỗi nhân loại khỏi cuộc Thế Chiến Thứ III. Dù vậy thiên tài nghiện hút này không chịu nổi cuộc sống của một kẻ đào tẩu với nhiều căng thẳng và kinh hãi. Nên đến ngày 5/7/1987, người hùng cô đơn Koch đã ra đầu thú với cơ quan an ninh Hamburg.

Hans Huebner dù bị bắt với thẻ dùng máy điện toán của người khác bị đánh cắp, cũng chưa bị kể là phạm tội. Tuy nhiên, khi Hans được mời tham gia vào việc thành lập một công ty thiết kế nhu liệu và muốn xếp lại sau lưng vụ KGB, Hans cũng đã phúc trình câu chuyện với giới chức hữu quyền của Tây Đức vào 2 tuần sau đó.

Cả Hans và Koch đều được thả ra sau khi bị thẩm cung kỹ lưỡng. Cảnh sát Tây Đức vẫn theo dõi toàn bọn từ xa và ghi nhận những lần 2 người, Peter Carl và Dirk Brezinski, vượt qua Đông Bá Linh liên tục.

Tháng 12, 1988 là lần cuối cùng Peter Carl đi Đông Bá Linh.

Ngày 1 tháng 3, 1989, Peter Carl bị bắt ngay lúc định đào tẩu sang Tây Ban Nha.

Ngày hôm sau, Hess và Brezinski bị gọi lên thẩm vấn. Hess được thả ra, chờ ngày ra tòa. Còn Peter Carl và Dirk Brezinski bị tống giam.

Trước đó 2 tháng, Koch tình nguyện đăng ký vào khu tâm lý trị liệu tại ngoại ô phía bắc Hanover. Cả Koch lẫn Hans đều không bị bắt, không bị truy tố: phần thưởng cho việc đã ra đầu thú và cộng tác với giới chức thẩm quyền.

Cảnh sát đã giúp Koch tìm việc làm và điều trị bệnh nghiện hút. Đến giữa tháng 5, 1989, Koch lại bị cảnh sát liên bang Đức thẩm cung lần nữa. Sau đó ít lâu, vào một buổi sáng mùa xuân nắng ấm, Kock lái xe vào cánh rừng 50 dặm phía đông thành phố Hanover. Tại đây, Koch tưới lên mình một can xăng, rồi… bật diêm quẹt.

Cũng có dư luận cho là KGB đã mưu sát Koch để cảnh cáo những tay đang manh nha có ý nghĩ cộng tác với cảnh sát để chống lại KGB.

Đối với những người biết rõ Karl Koch ghi nhận: ngày Karl chết là ngày có con số trùng với con số thần bí vẫn theo đuổi Koch: con số 23. Ngày Karl Koch bị hỏa thiêu cháy rụi rơi đúng vào ngày 23 trong tháng.

Tính ra trong suốt 2 năm ròng rã, cả bọn chỉ được KGB trả cho độ 50,000 Mỹ kim. Số tiền chỉ bằng một phần nhỏ lương của cả 5 người nếu chịu đầu tư thời giờ và công sức vào những công việc lương thiện.

Và đúng theo truyền thống ném đá giấu tay, KGB đã phủi tay “đánh nhanh, trốn lẹ” để lại phía sau “5 người từ trên trời rơi xuống” tha hồ lãnh đạn.

Riêng với FBI, thì sự việc lại chuyển sang giai đoạn khác.

Trong việc gài bẫy để bắt trọn bộ nhóm hackers bên Đức, “dự án” SDI-net, công trình tưởng tượng “tuyệt diệu” của Martha và Cliff, đã giữ một vai trò quan trọng.

Nhưng sau đó, vào sáng thứ Hai ngày 27 tháng 4, 1987, ngay cả trước khi “5 người từ trên trời rơi xuống” bị lãnh đạn bên Tây Đức, thì “dự án” SDI-net này lại chứng tỏ thêm sự thành công ngoài sức tưởng tượng: Đột nhiên có một lá thư gửi bằng đường bưu điện đến hộp thư 50-351 tại Berkeley. Hộp thư này là địa chỉ bưu điện chính thức của dự án SDI-net!

Thư không gửi đi từ Hanover, Tây Đức, mà từ Pittsburgh, Pensylvania, Hoa Kỳ bởi một cái tên người gửi lạ hoắc: J. Balogh. Trong thư yêu cầu được tham khảo 8 tiết mục trong dự án SDI-net với lời ghi chú: “Không phổ biến nếu không được phép.”

Làm thế nào lại có người từ Pittsburgh biết được nội dung toàn bộ dự án giả tưởng SDI-net này, một khi chỉ có Martha-Cliff và mấy tay hackers phá hoại bên Đức là có thể đọc được? Lại có thêm tay phù thủy nào thích đùa dai chăng?

Khi Cliff gọi phone cho văn phòng FBI bên Virginia thông báo việc này, Mike Gibbons của FBI nói: “Càng ít đụng tay tới lá thơ đó càng tốt. Anh bỏ nó vào phong bì giấy kính rồi gửi gấp qua cho tụi tôi.”

Mùa Hoa Nở

Khi mọi việc tạm kết thúc, Cliff bị đám bạn thiên tả tại Berkeley chỉ trích chê bai anh về việc mà bọn đó gọi là “điềm chỉ viên” cho FBI, CIA. Cliff cũng nóng máu phạng lại: “Yes, đúng là mấy thứ cớm cội công an của nhà nước làm ăn không ra hồn thật. Nhưng ngoài việc ồn ào ở cái cửa miệng, mấy anh đã có ai làm được việc gì đáng để gọi là quan tâm đúng mức đến quyền lợi của quốc gia chưa?”

Cliff nói với mấy tên này: “Sẽ có lúc bạn phải đứng lên góp sức. Tôi không phải chỉ đơn thuần là một người Hoa Kỳ, mà còn là thành viên của cộng đồng thế giới – một cộng đồng được liên kết bởi mạng lưới điện toán. Khi cộng đồng bị khủng bố, khi quốc gia bị lâm nguy, bạn không còn là một tên hippie tóc dài, bạn cũng không còn được là một tên thiên tả, mà bạn phải là một người công dân có trách nhiệm với người dân và với đất nước.”

Cuộc đời của Cliff đã thay đổi. Từ đó, anh được xem như là một trong những chuyên gia có thẩm quyền tại Hoa Kỳ trong lãnh vực an ninh điện toán. Vài tháng một lần, Cliff lại được mời về Washington DC để thuyết trình hoặc để tham khảo.

Trong những ngày từ mùa Đông mệt mỏi 1986-1987, Cliff đã nhìn đến tương lai trước mặt, anh hỏi Martha: “Khi nào chúng mình sẽ làm đám cưới?” Martha nhẹ đáp: “Hãy đợi đến tháng Năm, khi hoa hồng rực nở.”

Mùa hè 1988, cả hai dời sang Boston. Nơi đây Cliff trở lại làm việc như một nhà thiên văn tại trung tâm Havard-Smithsonian, chuyên ngành vật lý thiên văn và Martha đã tốt nghiệp tiến sĩ luật. Trong hàng trăm ứng viên nộp đơn, chỉ duy nhất Martha được tuyển làm Lục sự Tòa Tối cao Pháp viện (Supreme Court clerk).

Họ sẽ sống tại miền Đông Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian, nhưng rồi họ sẽ trở lại bên căn nhà và vườn dâu êm ả tại thành phố Oakland, California.

***

Vào ngày 15 tháng 2, 1990, phiên tòa xử hackers tại Tây Đức mới kết thúc. Markus Hess, Peter Carl và Dirk Brezinski bị kết tội hoạt động như gián điệp cho KGB và gây nguy hại cho nền an ninh của Cộng Hòa Liên Bang Tây Đức.

Án phạt: Peter Carl 2 năm tù; Dirk Brezinski 1 năm 2 tháng tù; Markus Hess 1 năm 8 tháng tù. Tuy nhiên cả 3 đều được hưởng án treo trong 3 năm và được thả tự do. Nếu các đương sự tái phạm trong thời gian án treo, án phạt sẽ được thi hành.

Quyển sách của Clifford Stoll, có tên The Cuckoo’s Egg, ghi lại chi tiết vai trò của anh trong cuộc đấu trí với nhóm hacker bên Hanover, Tây Đức, là một trong những quyển best sellers tại Hoa Kỳ trong năm 19904.

Thy Trang – Yokohama, Nhật Bản, Tháng 7, 1990
(Theo ‘Hunt for the Hacker Spy’ của Lawrence Elliott, Reader’s Digest 4/1990)

Chú thích

  1. Bài “Cuộc Truy Lùng Tên Gián Điệp Điện Toán” đầu tiên đăng trên nguyệt san Hiệp Hội Người Việt tại Nhật vào tháng 8, 1990. Đến 1991, trở về Hoa Kỳ, tôi lại gửi bản thảo viết tay đến Việt Nam Nhật Báo (VNNB) tại San Jose, California, gọi là chút đỉnh “đóng góp văn nghệ” trong lúc còn “between jobs.” Quả thật ngạc nhiên khi sau đó nhận được check 50 Mỹ kim nhuận bút từ VNNB gửi đến dù là người viết không đề cập đến tìền nhuận bút! Đến nay, đang lúc gom góp bài vở đã viết để giữ trên blog Góp Nhặt Cát Đá thì gặp lại “cố nhân!” Xin chia sẻ cùng quý bạn đọc chút kỷ niệm “viết lách.” Cũng nhờ thế có dịp “touch up” lại bài: Thêm hình của modem, Cliff Stoll, cũng như cung cấp biểu đồ của mạng lưới TYMNET, hay Honeypot… để quý vị không quen với computer dễ thấy hơn. – Cập nhật ngày 04 tháng 3, 2021
  2. Có dịp “ôn” lại kỹ thuật điện toán của hơn 30 năm trước, mới thấy có cả lố thứ đã thành “khủng long” chỉ còn tìm thấy được trong viện bảo tàng đồ cổ; điển hình là đĩa mềm (floppy disk). Để một home computer nối kết được với Internet thì phải qua đường dây điện thoại. Mà muốn “nói chuyện” qua đường dây điện thoại với các systems ở xa thì phải trả tiền long distance call.

    Về long distance call (gọi viễn liên), từ Mỹ gọi về VN thì trả $1/1 phút (hoặc hơn). Còn ở California, miền Tây Hoa Kỳ, mà gọi cho …”mối tình long distance” (ấy là ví dụ vậy) ở New York, miền Đông Hoa Kỳ, thì hình như 10 cents/1 phút. Nên biết là tại Hoa Kỳ thời 1986, minimum wage là $3.35/giờ. Bởi thế, khi gọi long distance sang mà chỉ nghe mấy chuyện “hờn anh, giận em” hoặc “em chả, em chả” thì làm sao mà… iêu em dzài lâu được!😒

    Thời đó muốn làm hackers, thì cũng trầy da tróc vẩy lo trả tiền long distance. Còn hiện giờ, năm 2021, Internet connection không phải trả long distance. Còn Facebook, Facetime thì hình ảnh hai bên rõ ơi là rõ. Rõ đến độ thấy được cả… mụn trứng cá trên mặt nhau. Thích nhá! 😊

  3. Seriously, với quý bạn có background về computer, khi đọc tới đoạn hackers “mò” được chữ “Hedges” để làm password mở được khóa tiến sâu vô được Quân xưởng Anniston tại Alabama, chắc chắn quý bạn sẽ phì cười. Vì làm gì có chuyện “mời ông xơi” ngon cơm như thế. You’re right! Đó là cả một công trình khó nhọc của hackers không thể nào ghi lại trong vài đoạn sơ sài được. Có lẽ nhận thấy đa số độc giả không biết nhiều về chi tiết quá kỹ thuật, nên Reader’s Digest đã đơn giản hóa tối đa việc “bẻ khóa” password. Thành ra, khi đọc đến những phần làm bạn cảm thấy “ngứa ngáy” giống như là “an itch you just can’t scratch,” thì hãy nên tìm đọc ngay quyển The Cuckoo’s Egg của Cliff Stoll để thấy các tay “đại cao thủ” của Berkeley UNIX và “guru” của AT&T UNIX (Bell Labs) phải “hợp đồng tác chiến” với các hảo thủ về networking như thế nào để “truy nã” các tay hackers tài không đợi tuổi!
  4. Quyển The Cuckoo’s Egg của Cliff Stoll, xuất bản năm 1989. Tuy vậy, sau đó gần 30 năm, vào năm 2018, khi tôi đưa con, sắp lên năm thứ #1, đến một trường đại học tham dự ngày chào đón “chuẩn sinh viên,” thì tình cờ “gặp lại” Cliff Stoll. Lúc đó có một professor hướng dẫn đứng giới thiệu sơ về ngành computer sciene. Vị giáo sư này có đề cập đến sách nói về hackers. Đứng bên cạnh, tôi chợt buột miệng hỏi có phải đó là quyển The Cuckoo’s Egg và tác giả là Cliff Stoll không. Ông professor này ngạc nhiên nói: “Tiếp xúc với nhiều phụ huynh của các sinh viên mà tôi chưa thấy ai biết về quyển sách này!” Ghi lại điều này không phải để “show off” ra điều “ta đây,” nhưng là để chia sẻ với quý vị bạn đọc về việc quyển sách The Cuckoo’s Egg của Cliff Stoll, viết về chuyện có thực, đã tạo một “dấu ấn” đậm nét trong lãnh vực computer security đến cả 20-30 năm sau.

1 Comment

  1. TrantuanngocK28

    Bài dịch rất thoát nghĩa, hay lắm! Thông thường tìm password một system, người ta dùng một program chẻ nhỏ. From A to Z combine from 1 to 9 then Enter như một procedure nhỏ, kể đó là phối hợp chữ thứ hai đến tầng hai, sang tầng 3, cứ thế. Vì automation search program, cho nên sau này, cách này bị bẻ gãy vì hệ thống ngân hàng chỉ cho có thử quên password có 3 lần là bị đá ra; hoặc là họ phải nhận diện 3 hình ảnh giống nhau, mới cho searching lại.
    Như trong bài dịch, đầu tư thì giờ vào những công việc hữu ích, sẽ kiếm nhiều lợi nhuận hơn là đi bẻ khóa, đột nhập hay insert a virus trojan.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *